Trò chơi thuở bé

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Chỉ sau ít ngày nghỉ hè, các con đã bắt đầu thấy chán mấy trò trồng cây, chơi cát, câu cá, tô tranh, trốn tìm… Vì vậy, mỗi khi tôi bảo các con tự chơi đi thì chúng lại muốn quay vào nhà để xem ti vi. Biết khó lòng níu các con bằng những trò chơi cũ trong cả mấy tháng hè nên tôi định lên mạng để tìm thêm trò chơi mới. Bố đang đọc báo, biết ý quay lại bảo tôi: “Này, xem trên báo người ta ở nhà vẽ các trò chơi vận động cho con đây. Lại xem mà vẽ cho mấy đứa chơi đi”. Với lấy tờ báo, thấy người vẽ trò chơi là anh bạn quen. Tôi xem thì nhận ra đó toàn trò chơi hồi nhỏ của mình.
Những trò chơi vận động hồi nhỏ mà ngày nào lên lớp hay nghỉ hè cũng được chúng tôi bày ra như: chơi cò hất, chơi nụ nở xòe, chơi keo, nhảy dây, chơi ù… thì các con chưa được chơi bao giờ. Vậy mà giờ tôi quên mất cả cách vẽ hình nhảy lò cò, phải lên mạng tìm lại hình để vẽ. Ấy thế mà ngày trước, chỉ vừa í ới chia phe xong là đứa nào cũng biết để vẽ, phấn không có thì kiếm một cục gạch non hay một cành cây cũng được. Khoảnh sân để chơi là cái sân trường ngay sát nhà tôi. Nó biến thành sân chơi chung của cả xóm nhỏ mỗi khi chiều về hay hè tới. Rộng rãi thoải mái, muốn cày thế nào cũng chẳng bị bố mẹ la nên đứa nào cũng ráng sức khắc cho sâu để sau này chơi đỡ bị phai dấu.
Chia phe, kẻ sân xong xuôi vẫn chưa được chơi ngay mà lại phải đi tìm miếng hất, chúng tôi thường gọi là miếng mẻ để thảy ô. Gạch, đá hay viên sỏi to đều được, miễn nó bằng bằng. Nhưng sang nhất là tìm được mảnh chén vỡ, mấy đứa khéo tay cầu kỳ thường phải ghè lại, rồi mài cho các cạnh của miếng mẻ nhẵn thín để cầm cho đằm tay, lại không bị xóc, thảy ô rất chuẩn. Đứa nào có miếng mẻ đã được mài giũa cẩn thận ấy thì thường cất kỹ lắm, để trong hộp riêng, đợi nghe rủ đi chơi là chạy vào nhà móc ra bỏ vào túi. Đứa nào vụng, bắt được miếng gạch, miếng xi măng chơi tạm nhưng nó xấu và rất dễ vỡ. Đám con gái vì vậy lúc nào cũng cất giữ miếng mẻ của mình cẩn thận lắm, chả khác gì mấy đứa con trai cất cù, cất khăng.
Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet
Có miếng mẻ rồi thì bắt đầu vào cuộc từ ô số 1, gọi là canh 1. Cứ thế, tầm 5 canh thì lên đến ô trên cùng là canh trời. Tới canh nào thì gieo mẻ vào canh nấy, nhảy lò cò lên rồi hất. Khi lên canh trời lại dùng chân hất, rồi nhảy lò cò về cuối. Nói thì đơn giản, nhất là canh 1, canh 2, canh 3 chứ đến tầm canh 4 trở đi là chiếc mẻ trên tay thảy không chính xác vào ô mà vào các cạnh là bị “chết” để cho phe kia đi.
Những trò chơi ngày thơ vốn chẳng cần gì cầu kỳ ngoài chút khéo léo của bản thân, vài cành cây, viên đá, viên sỏi, lá cây. Vì thế, đám trẻ con có thể bày ra chơi từ ngày này sang tháng khác. Mỗi trò chơi là một sự cố gắng rèn luyện thể lực của đám trẻ. Tính đồng đội hay cá nhân cũng được chia rõ ra khiến lũ trẻ chúng tôi tự khám phá bản thân sau mỗi trò chơi. Đứa nào có sự tính toán thường được cả bọn bầu làm thủ lĩnh. Lúc chia phe, hai đứa ngang tài ngang sức xù xì giành quyền xong thì bắt đầu chọn người. Cái thứ tự chọn người về phe cũng vậy, chỉ qua vài cuộc chơi là tụi trẻ tự ý thức được đứa nào chơi giỏi, chơi dở, cứ nghe theo thứ tự gọi từ đầu đến hết thì biết đứa cuối được chọn thường là đứa yếu, dở nhất.
Đám trẻ con bật cười khi thấy mẹ ngồi vẽ lại rồi chơi mẫu cho chúng mà mãi không chịu “chết”. Rồi chúng hớn hở tìm cho mình miếng mẻ để bắt đầu tập chơi. Và cũng như mẹ ngày xưa, chỉ một chốc sau là những đôi chân trần bắt nhịp vào trò chơi một cách rộn ràng, vui vẻ.
LÊ THỊ KIM SƠN

Có thể bạn quan tâm

Hành trình từ kình ngư Ánh Viên trở thành hot TikToker

Hành trình từ kình ngư Ánh Viên trở thành hot TikToker

Tại 'TikTok Awards Việt Nam 2024', kình ngư Nguyễn Thị Ánh Viên có tên trong danh sách đề cử hạng mục Nhà sáng tạo nội dung thể thao của năm. Cựu vận động viên có những chia sẻ thú vị về hành trình trở thành TikToker để lan tỏa niềm đam mê bơi lội đến mọi người.

Tài năng “nhí” làng Bok Ayơl

Tài năng “nhí” làng Bok Ayơl

(GLO)- Hình ảnh cậu bé Husy (11 tuổi, làng Bok Ayơl, xã Hra, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) đứng trên sân khấu say sưa diễn tấu tiết mục “Độc tấu t’rưng-Buôn làng ấm no” tại Liên hoan tuyên truyền lưu động toàn tỉnh lần thứ III diễn ra hồi tháng 10 vừa qua đã để lại ấn tượng thật khó phai.

Đoàn xã Chư Răng khánh thành và bàn giao công trình thanh niên "Thắp sáng đường quê", chung tay xây dựng nông thôn mới tại địa phương. Ảnh: Vũ Chi

Tuổi trẻ Ia Pa chung tay xây dựng nông thôn mới

(GLO)- Hưởng ứng phong trào “Tuổi trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới”, đoàn viên, thanh niên huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đã huy động các nguồn lực, triển khai nhiều công trình, phần việc, chung tay xây dựng nông thôn mới và thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội địa phương.

Những đứa trẻ… không tuổi thơ

Những đứa trẻ… không tuổi thơ

Không được đến trường, những đứa trẻ từ 5-10 tuổi ăn mặc lem luốc lượn lờ khắp nơi xin tiền người đi đường, bất kể trời mưa nắng. Không có tuổi thơ, giờ chúng là “phương tiện” để người lớn kiếm tiền trên lòng thương cảm của người khác.

Nữ sinh chinh phục học bổng trị giá 6 tỉ đồng

Nữ sinh chinh phục học bổng trị giá 6 tỉ đồng

Phạm Ngọc Trúc Linh (18 tuổi, quê Hà Tĩnh) đã thành công chinh phục học bổng toàn phần trị giá 360.000 AUD (tương đương 6 tỉ đồng) từ Trường ĐH Monash (Úc). Được biết, Linh là một trong số ít ứng viên nhận được suất học bổng của trường đại học này dành cho thí sinh quốc tế.

Lắng nghe trẻ em nói

Lắng nghe trẻ em nói

Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ 2 - năm 2024 là một sự kiện quan trọng, có ý nghĩa to lớn đối với thiếu nhi VN; khẳng định sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

Chàng trai nói về cách học để đạt thủ khoa kép

Chàng trai nói về cách học để đạt thủ khoa kép

Nguyễn Hữu Hưng, sinh viên Khoa Văn học Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, là thủ khoa tốt nghiệp đại học toàn trường với điểm trung bình tích lũy toàn khóa 9.2/10. Trước đó, nam sinh này cũng là thủ khoa toàn quốc khối C00 trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước gửi thư chúc Tết Trung Thu tới thiếu niên, nhi đồng

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước gửi thư chúc Tết Trung Thu tới thiếu niên, nhi đồng

(GLO)- Nhân dịp Tết Trung Thu 2024, ngày 13-9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã gửi thư cho các cháu thiếu niên, nhi đồng Việt Nam ở trong và ngoài nước, các cháu người nước ngoài ở Việt Nam. Báo Gia Lai điện tử trân trọng giới thiệu toàn văn Thư của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước.