Top 5 Miss Grand International 2023 sẽ ở lại quảng bá Việt Nam

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Theo Chủ tịch cuộc thi Miss Grand International, ông Nawat Itsaragrisil cho biết, top 5 sau đăng quang sẽ ở lại Việt Nam 10 ngày để góp phần quảng bá văn hóa, du lịch và đất nước hình chữ S.
Sân khấu rực rỡ của đêm thi “National Costume.” Ảnh: BTC

Sân khấu rực rỡ của đêm thi “National Costume.” Ảnh: BTC

Sau hơn nửa tháng tham gia hoạt động bên lề, những phần thi phụ, trải nghiệm văn hóa, ẩm thực vùng miền Việt Nam, trải dài từ Hà Nội, Hạ Long, Đà Nẵng và Huế, hơn 70 thí sinh Miss Grand International vừa có đêm thi quan trọng “National Costume” (20/10), tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Dàn quốc phục hoành tráng

Một trong những phần thi quan trọng của Miss Grand International 2023 vừa diễn ra vào tối qua, ngày 20/10. Dàn quốc phục có mặt tại sân khấu Sân vận động Phú Thọ khiến cả khán đài choáng ngợp. Đáng chú ý, các bộ trang phục dân tộc của đại diện nhan sắc các nước Campuchia, Venezuela, Thái Lan, Myanmar… nặng tới gần 30 kg.

Đạo diễn Hoàng Nhật Nam chia sẻ về hành trình chuẩn bị cho đêm thi đặc biệt này: “Tôi chỉ chuẩn bị về sân khấu còn phục trang được các thí sinh mang đến Việt Nam. Tất cả trang phục văn hóa dân tộc của thí sinh được vận chuyển trực tiếp từ Hà Nội vào Thành phố Hồ Chí Minh bằng đường bộ thay vì đường hàng không để đảm bảo không bị xô lệch, các thí sinh không phải mang theo trong hành trình ở Quảng Ninh, Đà Nẵng và Huế.”

Vị đạo diễn chia sẻ thêm các thí sinh sẽ trình diễn theo format quốc tế, theo thứ tự bảng chữ cái. Thí sinh tự chuẩn bị trang phục hoàn chỉnh, trình diễn trên một phông nền sân khấu chung, giống nhau từ màu sắc, ánh sáng cho đến hiệu ứng thị giác nhằm đảm bảo tính công bằng cũng như sự tròn trịa nhất cho phần thi.

Phần thi của thí sinh Việt Nam Lê Hoàng Phương. Ảnh: BTC/Vietnam+

Phần thi của thí sinh Việt Nam Lê Hoàng Phương. Ảnh: BTC/Vietnam+

Xuất hiện cuối cùng trên sân khấu chính là “Vũ khúc thiên long” của đại diện Việt Nam Lê Hoàng Phương. Ban tổ chức và nhà thiết kế cho biết đã phải rất trăn trở để làm sao thiết kế rực rỡ hơn, mang tính sân khấu, trình diễn nhiều hơn nhằm tạo ấn tượng trình diễn bắt mắt. Do đó nhà thiết kế đã phải vẽ, tạo thêm nhiều điểm nhấn.

Bộ quốc phục của đại diện nhan sắc nước chủ nhà đã được “nâng cấp” kỳ công với chiều cao lên đến 3,5m và nặng 20kg. Biểu trưng cho sức mạnh, quyền uy, niềm tin và ước vọng về sự hưng khởi, thịnh vượng của đất nước, bộ trang phục dân tộc đầy tự hào của Việt Nam đã khiến khan giả hò reo, cỗ vũ vang vọng khắp sân khấu.

Trước đó, để đảm bảo thí sinh trình diễn đúng tiến độ trên sân khấu, ban tổ chức phía Việt Nam đã chuẩn bị một đội ngũ trang điểm, làm tóc lên đến 70 người với 70 bàn trang điểm cho mỗi thí sinh ngay tại Nhà thi đấu Phú Thọ, nơi diễn ra ba đêm thi National Costume (20/10), và sắp tới là đêm Bán kết (23/10), Chung kết (25/10).

Cơ hội quảng bá cho “chủ nhà”

Đại diện ban tổ chức cho hay đã sắp xếp các nhà thiết kế trẻ của Việt Nam có mặt tại hậu đài hỗ trợ từng thí sinh chỉnh sửa trang phục dân tộc, xử lý ngay nếu có sự cố phát sinh.

Trong số đó, đại diện Haiti bị thất lạc vali trang phục dân tộc, ngay lập tức một nhà thiết kế của Việt Nam đã hỗ trợ thí sinh này làm một bộ trang phục mới. Đây là điều rất hiếm thấy ở các cuộc thi nhan sắc quốc tế khi thí sinh đều phải tự trang điểm, chuẩn bị trang phục.

Hậu trường trước đêm diễn. Ảnh: BTC/Vietnam+

Hậu trường trước đêm diễn. Ảnh: BTC/Vietnam+

Ngoài ra, không gian ăn uống cho thí sinh và êkíp còn được bố trí ngay tại sân khấu, nhằm tránh tình trạng thí sinh phải di chuyển liên tục, mất nhiều thời gian, ảnh hưởng đến quá trình tập luyện và sức khỏe trước mỗi phần thi.

Đặc biệt, sân khấu đêm thi “National Costume” có chiều ngang 37m, chiều dài 40m, được thi công trong 10 ngày, với hiệu ứng kỹ xảo chuyên nghiệp và tỉ mỉ.

Sử dụng công nghệ livestream 4K lần đầu tiên được áp dụng tại Việt Nam, từng chi tiết của sân khấu, đường nét rực rỡ của các bộ quốc phục mang đến một đêm trình diễn mãn nhãn. Đáng nói, hình ảnh Cầu Vàng - biểu tượng kiến trúc nổi tiếng của Việt Nam tại thành phố Đà Nẵng hiển thị xuyên suốt chương trình trên màn hình LED.

Đạo diễn Hoàng Nhật Nam cho biết đây là năm đầu tiên Miss Grand International phát sóng 4K, hình ảnh sắc nét, đẹp trên các nền tảng mạng xã hội.

“Để làm được điều này, chúng tôi đã bàn thảo, chuẩn bị trang thiết bị, máy quay hiện đại, và êkíp quay lành nghề của Việt Nam kết hợp với êkíp đến từ Thái Lan. Hy vọng đó là sự kết hợp mang đến hiệu quả tuyệt vời,” đạo diễn Hoàng Nhật Nam chia sẻ.

Một trang phục dân tộc trình diễn trên sân khấu. Ảnh: BTC/Vietnam+

Một trang phục dân tộc trình diễn trên sân khấu. Ảnh: BTC/Vietnam+

Đạo diễn cho biết chủ đích đơn vị đăng cai Miss Grand International 2023 tại Việt Nam là quảng bá văn hóa, du lịch nước nhà. Do đó, trước khi bước vào lịch trình chính tại Thành phố Hồ Chí Minh, hơn 70 thí sinh có cơ hội trải nghiệm tinh h Chủ tịch cuộc thi Miss Grand International oa ẩm thực, văn hóa vùng miền cũng như các điểm đến đặc sắc trải dài từ Thủ đô Hà Nội đến miền Trung.

Năm nay, ban tổ chức cuộc thi sẽ tìm ra Hoa hậu và bốn Á hậu. Theo Chủ tịch Miss Grand International, ông Nawat, top 5 sau đăng quang sẽ ở lại Việt Nam 10 ngày để quảng bá văn hóa, du lịch và đất nước hình chữ S.

Có thể bạn quan tâm