Emagazine

E-magazine Tình nguyện viên nông nghiệp quốc tế: Cơ hội trải nghiệm quý giá


Từ khi đặt chân đến Moon’s Coffee Farm, cứ 7 giờ sáng là chị Marta Cazorla (29 tuổi, đến từ Tây Ban Nha) thức dậy, cùng các TNV nấu bữa sáng, ăn sáng, thưởng thức ly cà phê đầu ngày và bắt tay làm việc lúc 8 giờ. Trong 1 tuần lưu lại nông trại này, Marta học cách hái cà phê, sơ chế, phơi giàn, đảo cà phê, đóng bao... Nhìn cách chị trải nghiệm quá trình lao động chân tay tất bật, vất vả như một nông dân chính hiệu trong cái nắng nóng đến khô người, chúng tôi ngầm thán phục. Càng bất ngờ hơn khi biết Marta không xuất thân từ nhà nông. Chị hiện là Tiến sĩ ngành Năng lượng tái tạo và Khoa học.



Trong khi các TNV nước ngoài đang cần mẫn đảo cà phê trên khoảng sân rộng, Kim Phùng Thủy tranh thủ trò chuyện. Đây đúng là kỳ vọng của Thủy khi đưa vào vận hành dự án “TNV trao đổi giá trị” từ tháng 9-2021 tại nông trại cà phê có diện tích khoảng 1 ha.

Lý giải thêm về dự án, cô gái tốt nghiệp Khoa Ngoại ngữ (Đại học Duy Tân-TP. Đà Nẵng) từng có 3 năm làm việc trong một công ty chuyên sản xuất cà phê đặc sản ở Đà Lạt-cho biết: Qua trang web Workaway, chị và các TNV “tìm thấy nhau” khi nông trại đăng thông tin tuyển TNV, các TNV cũng mong muốn tìm kiếm cơ hội trải nghiệm. Qua 3 bước tuyển dụng chặt chẽ, các TNV sẽ đến nông trại. Nông trại cung cấp chi phí sinh hoạt, ăn ở hàng ngày, kể cả cà phê, wifi cho TNV; đổi lại, đội ngũ nhân công đặc biệt này làm việc từ 6 đến 8 tiếng/ngày để chăm sóc vườn tược, vật nuôi, trồng cây, thu hoạch cà phê, chăm sóc nhà cửa… Qua hơn 2 năm vận hành, Thủy đã đón khoảng 200 TNV trong nước và quốc tế. Đây là mô hình đang rất phổ biến trên thế giới, nhất là ở những nước như Israel hay Úc; tại Việt Nam thì Đà Lạt là thành phố tiên phong.



Điểm chung của các TNV tại Moon’s Coffee Farm là đều trẻ tuổi, mong muốn trải nghiệm ở những môi trường khác nhau để phát triển bản thân. Maddy Wilson, cô gái 25 tuổi đến từ Anh là một trong số đó. Trước khi thử làm một nông dân chân lấm tay bùn, cô làm việc cho 1 quỹ từ thiện chuyên đề xuất tài trợ cho những bệnh nhân ung thư ở xứ sở sương mù. Ngưng tay vài phút khi đang đảo cà phê nhân trên giàn phơi, cô gái thắt đôi bím tóc nâu xinh xắn hào hứng kể: Cô biết đến Việt Nam và chiến tranh Việt Nam qua những tiết học lịch sử ở trường. Những tò mò về đất nước nhỏ bé này càng lớn dần lên khi bạn bè chia sẻ trải nghiệm thú vị về du lịch Việt Nam, khiến Maddy mong muốn được một lần đến.



Như một cách bù đắp cho những nỗ lực của bản thân sau thời gian tập trung cao độ công việc, chị Marta Cazorla đã du lịch qua nhiều tỉnh, thành tại Việt Nam như Sa Pa (Lào Cai), Ninh Bình, Hà Nội trước khi đến Gia Lai. Không màng nặng nhọc lao động chân tay so với việc nghiên cứu trước đây, chị Marta gạt mồ hôi chia sẻ.



Thiên nhiên trong lành, xanh mát hay từng chùm cà phê chín đỏ cũng trở thành “hấp lực” mạnh mẽ với những bạn trẻ chưa từng đụng đến việc nhà nông. Vì vậy, Niels Deneubourg, 25 tuổi, một chàng trai đến từ Bỉ làm TNV nông nghiệp gần 3 tuần mà vẫn… chưa thấy chán. Chưa có nông dân nào lao động đầy cảm hứng như anh: gần 11 giờ trưa vẫn liên tục di chuyển trên sân phơi, tay cầm cào đảo cà phê trong khi tai vẫn đeo phone nghe nhạc. Trước khi chọn loại hình du lịch trải nghiệm này, Niels là nhân viên phục vụ tại một nhà hàng-cà phê tại Bỉ. Anh cho hay, giá trị lớn nhất anh nhận được sau thời gian làm việc ở nông trại là cách làm ra ly cà phê ngon từ quá trình thu hái, lên men theo phương pháp honey (mật ong)… cho đến thành phẩm. Từ đây, Niels sáng tạo được một số thức uống lạ miệng, hấp dẫn, như loại thức uống có cồn kết hợp từ cà phê Gia Lai với rượu whisky và 1 lớp kem béo. “Điều quan trọng hơn nữa là cuộc sống ở đây rất gần gũi với tự nhiên. Tôi thật sự thích thiên nhiên Việt Nam”-Niels bày tỏ.




Từ chỗ là đơn vị tiên phong tuyển TNV làm nông nghiệp tại Gia Lai, Moon’s Coffee Farm lan tỏa mô hình đến những người cùng ý hướng làm nông nghiệp bền vững, trong đó có Fair Farm (xã Ia Pếch, huyện Ia Grai). Anh Qiu Hào-Chủ Fair Farm-cho biết, nông trại bắt đầu nhận TNV từ hơn 1 tháng qua. Có cha là người Hoa, mẹ người Việt, bản thân mang quốc tịch Đức do sinh ra và lớn lên ở đó, anh Hào càng có điều kiện thuận lợi khi tiếp đón TNV quốc tế nhờ sử dụng lưu loát nhiều ngôn ngữ. Anh Hào cho hay, nông trại của anh rộng hơn 7 ha, chuyên trồng sầu riêng, bơ, cà phê... Mang tình yêu đặc biệt với nông nghiệp, anh còn ươm trồng nhiều loại cây giống khác. Hiện tại, ở Fair Farm đang có 4 TVN nước ngoài, hàng ngày phân công nhau đảm trách nấu ăn, chăm sóc vườn rau nội bộ, vườn ươm. Anh Hào là người “cầm tay chỉ việc” trong cách thức tỉa cành, chiết cành, kỹ thuật chăm cây hoặc cách xử lý khi cây trồng bị rệp, ốc sên phá hại.



Chị Thủy cũng chia sẻ điều tương tự khi kể lại: “Có bạn TNV nước ngoài hỏi mình: Thủy tuyển mình chi vậy? Mình chậm quá mà? Đúng vậy, nếu mình mất 1 tiếng đồng hồ để đảo sân phơi thì mấy bạn mất 2 tiếng; mình hái mỗi ngày được 100 kg cà phê thì mấy bạn chỉ hái được 30 kg. Nhưng mình nói với các bạn rằng không sao hết, bạn tới để học cách làm, còn mình học cách quản lý”. Với mục tiêu mở ra dự án nhằm giao lưu văn hóa, việc các TNV liên tục đi, đến giúp nông trại có nguồn năng lượng tươi mới, bản thân chị cũng được tiếp nhận lượng kiến thức phong phú và văn hóa đa dạng.

Ngoài học cách thực hành nông nghiệp sạch tại Fair Farm, bạn trẻ Eva Kammel, 26 tuổi, người Đức cho rằng đây là cơ hội trải nghiệm văn hóa lý thú, trong đó có ẩm thực. Cô gái có làn da rám nắng sau những ngày làm việc như một nông dân thực thụ hào hứng kể:



Đứng cạnh Eva, anh Nicolas Barilari-đến từ Ý cũng chia sẻ sự hài lòng về những trải nghiệm đáng nhớ tại Hà Giang và Gia Lai. Kỹ sư phần mềm 27 tuổi này cho biết, anh rất vui khi trong hành trình này được kết giao với nhiều bạn bè quốc tế và học cách chung sống với người khác.

Với Tiến sĩ Marta Cazorla, những chuyến rong ruổi đến nhiều tỉnh thành của Việt Nam thật ý nghĩa, không chỉ đơn thuần là “làm giàu” tâm hồn mà còn để thực hiện 1 bộ phim tài liệu về đề tài phụ nữ khởi nghiệp. Đồ nghề của chị là chiếc máy ảnh Nikon D5500. Marta cho hay, Kim Phùng Thủy là phụ nữ thứ 3 chị phỏng vấn, tiếp đến là những gương mặt tiêu biểu khác ở nhiều lĩnh vực, nhiều quốc gia mà chị có cơ hội gặp gỡ. Mong muốn của chị là tìm hiểu, so sánh cách phụ nữ bắt tay khởi nghiệp, những vấn đề họ gặp phải và cách giải quyết trên cơ sở khác nhau về nền tảng, xuất phát điểm, môi trường văn hóa… Sau khi hoàn thành, phim sẽ được Marta công bố như một dự án cá nhân. Những ngày ở nông trại, Marta tranh thủ quan sát nhân vật của mình và nhận xét: “Đây là một cô gái đầy năng lượng tích cực, hạnh phúc, lúc nào cũng cười. Thủy mạnh mẽ, có kỹ năng quản lý mọi thứ bằng kỷ luật nhưng vẫn nhẹ nhàng”.



Không chỉ lan tỏa thực hành nông nghiệp xanh, rất nhiều giá trị đã được trao đi và nhận lại đầy ý nghĩa như thế. Sức hấp dẫn đó cùng sự tiên phong của những người trẻ, Gia Lai có thêm điều kiện khẳng định mạnh mẽ vị thế của loại hình du lịch nông nghiệp, du lịch trải nghiệm trong thời gian tới.


Có thể bạn quan tâm

Pleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ cuối: Phát triển gắn với bảo tồn văn hóa

E-magazinePleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ cuối: Phát triển gắn với bảo tồn văn hóa

(GLO)- Phát huy những kết quả đạt được, Đảng bộ, chính quyền TP. Pleiku đã tập trung huy động mọi nguồn lực để phát triển hạ tầng, hình thành các đô thị hạt nhân. Đồng thời, chú trọng bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa của các làng đồng bào dân tộc thiểu số gắn với các loại hình du lịch cộng đồng.
Pleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ 1: “Đất lành chim đậu”

E-magazinePleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ 1: “Đất lành chim đậu”

(GLO)-Sau ngày giải phóng, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thị xã Pleiku đã chung sức, đồng lòng vượt qua khó khăn, phát huy bản lĩnh, trí tuệ để kiến thiết, xây dựng quê hương. Từ một thị xã hoang tàn sau chiến tranh, Pleiku đã phát triển mạnh mẽ và trở thành đô thị loại I trực thuộc tỉnh.
“Bông hồng thép” giàu lòng nhân ái

E-magazine“Bông hồng thép” giàu lòng nhân ái

(GLO)- Không chỉ giỏi chuyên môn, Đại úy Đinh Thị Thu Hiền-Bí thư Đoàn cơ sở Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (Công an tỉnh Gia Lai) còn tạo dấu ấn bởi các hoạt động hướng về vùng khó khăn. Những việc làm của chị đã góp phần tô thắm hình ảnh người chiến sĩ Công an nhân dân.

Những “thủ lĩnh” thanh niên đa năng

E-magazineNhững “thủ lĩnh” thanh niên đa năng

(GLO)-Không chỉ làm tốt vai trò dẫn dắt công tác Đoàn, nhiều “thủ lĩnh” thanh niên còn tiên phong trong khởi nghiệp, lập nghiệp tại quê hương. Họ trở thành tấm gương sáng về sự gương mẫu, tinh thần dám nghĩ, dám làm để đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) học tập.
Bảo tồn trống da

E-magazineBảo tồn trống da

(GLO)- Đối với người Tây Nguyên, tiếng trống đã trở thành thanh âm cội nguồn, không tách rời khỏi đời sống văn hóa tinh thần của cư dân nơi núi rừng Trường Sơn. Vì vậy, việc bảo tồn các loại trống da trong cộng đồng Bahnar, Jrai được thực hiện với những cách thức rất đặc biệt.

Mùa ươi bay

E-magazineMùa ươi bay

(GLO)- Ươi là loại cây thân gỗ, mọc nhiều trong các cánh rừng ở Chư Păh, Ia Grai, Chư Prông, Kbang… Từ giữa tháng 2 năm nay, cây ươi rừng ở Gia Lai đồng loạt ra quả. Giá thu mua hạt ươi 100-700 ngàn đồng/kg tùy loại. Sẽ không có gì đáng nói nếu cây ươi không bị khai thác theo kiểu tận diệt. 
Chiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ cuối: Những gạch nối hòa bình

E-magazineChiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ cuối: Những gạch nối hòa bình

(GLO)- Những người lính từ mặt trận trở về, những người chỉ lặng lẽ phía sau phục vụ chiến đấu và cả những người sinh ra dưới bầu trời không tiếng súng… đều tiếp tục tự nguyện trở thành gạch nối hòa bình giữa 2 quốc gia, 2 dân tộc, hóa giải sâu sắc những đau thương để lại từ một cuộc chiến.

Chiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ 3: Người về từ chiến trường K

E-magazineChiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ 3: Người về từ chiến trường K

(GLO)- Trong suốt 10 năm người lính tình nguyện Việt Nam làm nghĩa vụ quốc tế, có người may mắn trở về, người đến giờ vẫn còn nằm lại trên đất bạn. Nhưng, như lời một người lính trở về thì “một cuộc sống trung thực và can đảm không cho phép chúng ta sống hời hợt, đại khái”.

Chiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ 2: Nghĩa tình lính trận

E-magazineChiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ 2: Nghĩa tình lính trận

(GLO)- Điều gì đã gắn kết những người lính tình nguyện Việt Nam để làm nên khúc khải hoàn trên chiến trường K? Đó có phải là tình đồng đội thiêng liêng, cao cả; là sự giúp đỡ vô tư, trong sáng và cũng đầy ân tình đối với người dân nước bạn, thậm chí với cả người ở phía bên kia chiến tuyến?