Tiêu chuẩn xét thăng hạng lên chức danh nghề nghiệp phóng viên hạng I, II

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Phóng viên được xét thăng hạng lên chức danh nghề nghiệp hạng I khi có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp phóng viên hạng II (hoặc tương đương) ít nhất là đủ 6 năm.

2ii.jpg

Theo Thông tư 12/2024/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông, từ 7/11/2024, phóng viên được xét thăng hạng lên chức danh nghề nghiệp hạng I khi có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp phóng viên hạng II (hoặc tương đương) ít nhất là đủ 6 năm.

Trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp phóng viên hạng II (hoặc tương đương), phóng viên đã chủ trì hoặc tham gia thực hiện ít nhất 2 tác phẩm đạt giải thưởng cấp bộ, ban, ngành, tỉnh hoặc giải thưởng do cơ quan Đảng ở Trung ương, tổ chức chính trị-xã hội ở Trung ương, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hoặc chủ trì ít nhất 2 đề tài, chương trình nghiên cứu khoa học chuyên ngành cấp bộ, cấp tỉnh trở lên mà cơ quan, đơn vị quản lý, sử dụng viên chức được giao chủ trì nghiên cứu, xây dựng đã được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc nghiệm thu.

Trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp phóng viên hạng II (hoặc tương đương), phóng viên được tặng bằng khen hoặc đạt danh hiệu chiến sỹ thi đua cấp bộ, ban, ngành, tỉnh trở lên do có thành tích trong hoạt động nghề nghiệp.

Theo TTXVN/Vietnam+

Có thể bạn quan tâm

Hà Nội: Những địa danh lịch sử ghi dấu ấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh

InfographicHà Nội: Những địa danh lịch sử ghi dấu ấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Với vị trí địa lý và vai trò đặc biệt của mình, Thủ đô Hà Nội có vinh dự, tự hào là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh sống và làm việc lâu nhất. Thủ đô Hà Nội cũng là nơi chứng kiến Bác Hồ kính yêu viết và tuyên bố những tác phẩm bất hủ, đi vào lịch sử của dân tộc Việt Nam và thế giới.