Sống chậm thời giãn cách

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Thời gian qua, thị trấn Phú Túc (huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ. Một chị bạn của tôi viết trên Facebook cá nhân: “Lấy chồng 20 năm, lần đầu tiên thấy anh ấy ở nhà cả ngày lẫn đêm” kèm theo biểu tượng mặt cười khiến mọi người vào bình luận rôm rả. Chỉ thị 16 yêu cầu người dân “ai ở đâu ở yên đó”, chỉ ra ngoài trong trường hợp thực sự cần thiết như mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, cấp cứu.
Những ngày này, mọi người hạn chế gặp gỡ nhau. Tuy nhiên, nhờ có mạng xã hội, tôi cũng đọc được những sẻ chia tích cực của bạn bè. Có anh bạn khoe niềm vui chào buổi sáng uống cà phê một mình trong sân nhà ngắm hoa nở, nghe chim hót. Trước đây, anh thường la cà quán xá nhưng bây giờ thì “ngoan ngoãn” ở nhà phụ giúp vợ nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa. Gia đình một thầy giáo do đất chật chẳng bao giờ trồng cây gì nay cũng đầu tư mua khay trồng đủ các loại rau. Hay cô em bán cà phê hàng ngày bận rộn với công việc, nay quán phải đóng cửa, rảnh rỗi cô tỉ mẩn trồng hành vào những ô nhựa hay đáy chai nước suối, gieo rau muống vào chiếc rổ nhỏ xinh xinh. Tất cả không dùng đất mà thay bằng một miếng bông thấm nước, hành và rau xanh đều tốt, vừa mang lại niềm vui, vừa có thức ăn cho gia đình trong hoàn cảnh hạn chế đi chợ. Các mẹ thì trổ tài chế biến món ăn vặt. Toàn các món mới học từ trên mạng internet mà cũng thành công ngoài mong đợi khiến con trẻ rất thích thú.
Ở nhà tránh dịch, các phòng tập thể thao đóng cửa, không thể ra đường đạp xe hay chạy bộ, mọi người đành tập thể dục trong nhà. Nhà nào có điều kiện thì đầu tư máy chạy bộ hay xe đạp tại chỗ. Đàn ông tập hít đất, đẩy tạ. Phụ nữ thì lắc vòng, tập aerobic hay yoga. Cháu nhỏ có thể nhảy dây, đạp xe lòng vòng quanh sân. Chỉ vậy thôi mà làm cho buổi chiều muộn thêm rộn ràng.
Con gái lớn của tôi bắt đầu học online sau ngày khai giảng. Gia đình dành cho con một phòng riêng với điện thoại, tai nghe để học bài. Còn cháu học lớp 4, cô giáo giao bài qua email, Zalo, tôi tải xuống in bài cho con làm, khi nào học chính thức sẽ nộp. Chỗ nào con không hiểu, tôi tận tình chỉ bảo, tình cảm mẹ con cũng thân thiết hơn. Những lúc rảnh rỗi, tôi động viên các con đọc sách, tóm tắt lại nội dung trong sách hay viết đôi dòng cảm nhận về nhân vật cũng là một cách trải nghiệm cùng môn Tập làm văn.
Sống chậm thời giãn cách không làm mọi người cảm thấy nhàm chán. Ngược lại, mỗi người có cơ hội rèn thêm nhiều kỹ năng, tình cảm gia đình được gắn kết. Tâm lý mỗi người cũng sẵn sàng chấp nhận thực tại để đối mặt với thách thức của dịch bệnh và sống tốt hơn.
MAI HƯƠNG

Có thể bạn quan tâm

Khánh thành Nhà bia di tích Công an Gia Lai tại Tây Ninh

Khánh thành Nhà bia di tích Công an Gia Lai tại Tây Ninh

(GLO)- Chiều 17-4, tại Khu di tích Trung ương Cục miền Nam (ấp Tân Tiến, xã Tân Lập, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh), Công an tỉnh Gia Lai tổ chức lễ khánh thành Nhà bia di tích Công an Gia Lai. Thiếu tướng Rah Lan Lâm-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Giám đốc Công an tỉnh chủ trì buổi lễ.

Nguyễn Văn Thiên: Gương sáng ngành Điện lực

Nguyễn Văn Thiên gương sáng ngành Điện lực

(GLO)- Nhiệt huyết, yêu nghề, trách nhiệm là nhận xét mà các đồng nghiệp và cấp trên dành cho anh Nguyễn Văn Thiên-Công nhân quản lý vận hành đường dây và trạm biến áp Điện lực Chư Sê, tỉnh Gia Lai. Anh xứng đáng là gương sáng của ngành Điện lực.

Ông Đỗ Xuân Lâm luôn đặt sự an toàn lên hàng đầu trong mỗi chuyến đi. Ảnh: L.V.N

U70 đạt giải “Vô lăng vàng”

(GLO)- Hơn 30 năm gắn bó với nghề lái xe, ông Đỗ Xuân Lâm (SN 1960, trú tại tổ 4, phường Trà Bá, TP. Pleiku) luôn tâm niệm phía sau tay lái là hạnh phúc của rất nhiều gia đình.

Phụ nữ làng Groi phát huy nghề dệt thổ cẩm

Phụ nữ làng Groi phát huy nghề dệt thổ cẩm

(GLO)- Gần 2 năm đi vào hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Dệt thổ cẩm làng Groi (xã Ya Hội, huyện Đak Pơ) đã trở thành mái nhà chung cho những phụ nữ yêu thích nghề dệt. Thông qua các buổi sinh hoạt, chị em có cơ hội giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm và chung tay gìn giữ, phát huy nghề dệt truyền thống.

Ông Nay Chin (ở giữa) tuyên truyền cho người dân về tinh thần đoàn kết, yêu thương nhau, sống “tốt đời, đẹp đạo”. Ảnh: M.P

Ông Nay Chin vì bình yên thôn, làng

(GLO)- Với uy tín của mình, ông Nay Chin (thôn Điểm 9, xã Ia Hiao, huyện Phú Thiện thường xuyên phối hợp với chính quyền, lực lượng an ninh cơ sở tích cực tuyên truyền, vận động những người từng lầm lỡ theo “Tin lành Đê ga” quay trở lại sinh hoạt tôn giáo thuần túy được Nhà nước công nhận.

“Cắt tóc thiện nguyện 0 đồng”: Lan tỏa yêu thương

“Cắt tóc thiện nguyện 0 đồng” lan tỏa yêu thương

(GLO)- Hơn nửa tháng qua, với điểm “Cắt tóc thiện nguyện 0 đồng” tại số 323 Nguyễn Viết Xuân (phường Hội Phú, TP. Pleiku), nhóm thợ cắt tóc trẻ đã góp phần lan tỏa yêu thương đến nhiều người, nhất là lao động nghèo và học sinh có hoàn cảnh khó khăn.