Emagazine

E-magazine Chư Đang Ya đón đầu mùa lễ hội

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Du khách tham quan núi lửa Chư Đang Ya và chụp ảnh tại vườn hoa tam giác mạch trước thềm lễ hội. Ảnh: Hoàng Ngọc

Du khách tham quan núi lửa Chư Đang Ya và chụp ảnh tại vườn hoa tam giác mạch trước thềm lễ hội. Ảnh: Hoàng Ngọc

Ông Ánh chia sẻ: Là một người nông dân, ông luôn cảm thấy bình yên thư thái khi ngồi trong khu vườn đầy hoa trái. Vì vậy, ông muốn tái hiện lại khung cảnh ấy để du khách trải nghiệm và có những tấm hình check-in thật đẹp. Toàn bộ cỏ tranh để làm cổng vườn và nhà đều được ông cắt trên núi Chư Đang Ya.

Một nông dân khác là ông Thái Văn Nguyện (làng Kó) cũng kịp trồng vườn hoa tam giác mạch rộng 4 sào ngay trên đường lên núi lửa Chư Đang Ya để đón đầu mùa lễ hội năm nay. Ngay từ giữa tháng 10, vườn hoa đã thu hút rất đông người dân và du khách tham quan bởi vẻ đẹp cộng hưởng của hoa tam giác mạch với địa hình núi non trùng điệp. Nhìn từ trên cao, vườn hoa được kỳ công tạo hình với điểm nhấn trên cùng là hình lá cờ, phía dưới là biểu tượng Olympic với 5 vòng tròn đan cài vào nhau, dưới cùng là tạo hình chữ “VIET NAM” đầy tự hào. Mùa lễ hội năm trước, ông Nguyện cũng là người đã có sáng kiến trồng vườn hoa cánh bướm tạo hình đôi nam nữ nắm tay say đắm trong vũ điệu Samba sôi động-điệu nhảy đặc trưng của lễ hội-thu hút du khách tới chụp ảnh.

Vườn hoa tam giác mạch nhìn từ trên cao. Ảnh: NVCC

Vườn hoa tam giác mạch nhìn từ trên cao. Ảnh: NVCC

Năm nay, người nông dân này còn tính toán chu kỳ sinh trưởng, đảm bảo hoa nở vào các đợt khác nhau để phục vụ du khách từ trước, trong và sau lễ hội.

Là người đầu tiên mạo hiểm đầu tư quán cà phê ở điểm du lịch này, anh Thắng cho hay, mong muốn của anh là đặt nền móng để có thể tạo ra một “hệ sinh thái du lịch” ở đây. Anh hy vọng mùa lễ hội năm nay, tiệm cà phê sẽ có đông du khách đến tham quan, chụp ảnh. Chỉ cần mỗi du khách đăng một vài hình ảnh núi lửa Chư Đang Ya lên mạng xã hội cũng sẽ giúp lan tỏa rộng rãi vẻ đẹp của thắng cảnh với bạn bè, du khách trong và ngoài nước. Người dân ở các làng quanh chân núi thấy được hiệu quả của loại hình dịch vụ sẽ cùng nhau làm du lịch, tạo nên sự đặc sắc, hấp dẫn riêng cho điểm đến này.

Có thể bạn quan tâm

Du lịch xanh “lên ngôi”

E-magazineDu lịch xanh “lên ngôi”

(GLO)- Gia Lai có các tuyến giao thông đường bộ thuận lợi, những điểm cắm trại lý tưởng trong rừng, thác nước, nhất là các địa điểm du lịch đều gắn với thiên nhiên. 
Pleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ cuối: Phát triển gắn với bảo tồn văn hóa

E-magazinePleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ cuối: Phát triển gắn với bảo tồn văn hóa

(GLO)- Phát huy những kết quả đạt được, Đảng bộ, chính quyền TP. Pleiku đã tập trung huy động mọi nguồn lực để phát triển hạ tầng, hình thành các đô thị hạt nhân. Đồng thời, chú trọng bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa của các làng đồng bào dân tộc thiểu số gắn với các loại hình du lịch cộng đồng.
Pleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ 1: “Đất lành chim đậu”

E-magazinePleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ 1: “Đất lành chim đậu”

(GLO)-Sau ngày giải phóng, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thị xã Pleiku đã chung sức, đồng lòng vượt qua khó khăn, phát huy bản lĩnh, trí tuệ để kiến thiết, xây dựng quê hương. Từ một thị xã hoang tàn sau chiến tranh, Pleiku đã phát triển mạnh mẽ và trở thành đô thị loại I trực thuộc tỉnh.
“Bông hồng thép” giàu lòng nhân ái

E-magazine“Bông hồng thép” giàu lòng nhân ái

(GLO)- Không chỉ giỏi chuyên môn, Đại úy Đinh Thị Thu Hiền-Bí thư Đoàn cơ sở Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (Công an tỉnh Gia Lai) còn tạo dấu ấn bởi các hoạt động hướng về vùng khó khăn. Những việc làm của chị đã góp phần tô thắm hình ảnh người chiến sĩ Công an nhân dân.

Những “thủ lĩnh” thanh niên đa năng

E-magazineNhững “thủ lĩnh” thanh niên đa năng

(GLO)-Không chỉ làm tốt vai trò dẫn dắt công tác Đoàn, nhiều “thủ lĩnh” thanh niên còn tiên phong trong khởi nghiệp, lập nghiệp tại quê hương. Họ trở thành tấm gương sáng về sự gương mẫu, tinh thần dám nghĩ, dám làm để đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) học tập.
Bảo tồn trống da

E-magazineBảo tồn trống da

(GLO)- Đối với người Tây Nguyên, tiếng trống đã trở thành thanh âm cội nguồn, không tách rời khỏi đời sống văn hóa tinh thần của cư dân nơi núi rừng Trường Sơn. Vì vậy, việc bảo tồn các loại trống da trong cộng đồng Bahnar, Jrai được thực hiện với những cách thức rất đặc biệt.

Chiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ cuối: Những gạch nối hòa bình

E-magazineChiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ cuối: Những gạch nối hòa bình

(GLO)- Những người lính từ mặt trận trở về, những người chỉ lặng lẽ phía sau phục vụ chiến đấu và cả những người sinh ra dưới bầu trời không tiếng súng… đều tiếp tục tự nguyện trở thành gạch nối hòa bình giữa 2 quốc gia, 2 dân tộc, hóa giải sâu sắc những đau thương để lại từ một cuộc chiến.

Chiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ 3: Người về từ chiến trường K

E-magazineChiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ 3: Người về từ chiến trường K

(GLO)- Trong suốt 10 năm người lính tình nguyện Việt Nam làm nghĩa vụ quốc tế, có người may mắn trở về, người đến giờ vẫn còn nằm lại trên đất bạn. Nhưng, như lời một người lính trở về thì “một cuộc sống trung thực và can đảm không cho phép chúng ta sống hời hợt, đại khái”.

Chiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ 2: Nghĩa tình lính trận

E-magazineChiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ 2: Nghĩa tình lính trận

(GLO)- Điều gì đã gắn kết những người lính tình nguyện Việt Nam để làm nên khúc khải hoàn trên chiến trường K? Đó có phải là tình đồng đội thiêng liêng, cao cả; là sự giúp đỡ vô tư, trong sáng và cũng đầy ân tình đối với người dân nước bạn, thậm chí với cả người ở phía bên kia chiến tuyến?