Emagazine

E-magazine Những “lá phổi xanh” trong lòng Phố núi - Kỳ cuối: Nâng tầm kiến trúc đô thị

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Hội Thương là một trong những phường trung tâm của TP. Pleiku, có mật độ dân số tương đối đông nên nhu cầu về hoa viên, công viên để vui chơi, giải trí là rất lớn. Được thành phố quan tâm bố trí vốn đầu tư nâng cấp, cải tạo nên hoa viên Kpă Klơng đã trở nên khang trang, sạch đẹp hơn trước. Đồng thời, hoa viên được bố trí các dụng cụ tập thể dục cũng như trồng cây xanh. Vì thế, nơi này trở thành điểm đến quen thuộc của người dân trong phường.

Tương tự, để đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí và các tiêu chí cây xanh công viên của đô thị loại I, ông Đặng Đình Mai-Phó Chủ tịch UBND phường Đống Đa-kiến nghị: “Hiện thành phố đã quy hoạch khu đất phía Tây cầu số 3 để hình thành khu đô thị mới gắn với xây dựng không gian công cộng. Địa phương mong muốn các cấp có thẩm quyền đẩy mạnh thu hút đầu tư để sớm hình thành khu đô thị, gắn với xây dựng điểm vui chơi, giải trí công cộng.

Theo Đề án phát triển cây xanh đô thị Pleiku giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến 2030, đối với đô thị loại I, loại II có quy mô dân số từ 250.000 đến dưới 1,5 triệu người thì diện tích đất cây xanh công viên phải đạt 6-7,5 m2/người. Thế nhưng, con số này lại cách khá xa so với thực tế của TP. Pleiku hiện nay. Vì vậy, để có thể đạt được tiêu chuẩn nói trên, bên cạnh việc duy tu, tôn tạo, chăm sóc tốt các công viên, hoa viên hiện có, công tác quy hoạch phải được đặt lên hàng đầu.

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh, những năm qua, Thành ủy Pleiku đã ban hành nhiều nghị quyết liên quan đến phát triển kết cấu hạ tầng, văn hóa-xã hội và đã phát huy tác dụng, giúp thành phố ngày càng khang trang, hiện đại. Tuy nhiên, TP. Pleiku vẫn thiếu nghị quyết chuyên đề về phát triển cây xanh và công viên, hoa viên. Nếu được ban hành, nghị quyết này sẽ là cơ sở để các cấp, các ngành tận dụng những khoảng không gian trống trong các khu dân cư để xây dựng công viên, hoa viên; tránh trường hợp biến những khoảng đất trống đó thành đất ở, phân lô bán nền...

Trong Quy hoạch tỉnh Gia Lai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 cũng xác định Pleiku có vai trò, vị thế quan trọng, là trung tâm động lực, thành phố thông minh thúc đẩy phát triển khu vực Bắc Tây Nguyên cũng như của Tam giác phát triển Campuchia-Lào-Việt Nam. Đô thị Pleiku là tâm điểm trong tiểu vùng trung tâm của tỉnh cùng với các huyện: Chư Păh, Chư Sê, Chư Pưh, Đak Đoa, các xã Ia Sao, Ia Dêr, Ia Pếch (huyện Ia Grai), các xã Bàu Cạn, Ia Băng (huyện Chư Prông). Giám đốc Sở Xây dựng cho biết: Đối với TP. Pleiku, định hướng trong giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, bên cạnh hệ thống các công viên, hoa viên đã có, 3 cấp độ quy hoạch (quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết) sẽ tiếp tục bổ sung, định hình hệ thống các công viên, hoa viên đến từng đơn vị ở, nhóm ở và xem đây là yêu cầu về cải thiện, nâng cao chất lượng, tiện ích sống của đô thị, là động lực phát triển đô thị. Đặc biệt, đối với các khu vực đầu tư, phát triển không gian đô thị mới, bắt buộc các chủ đầu tư phải thực hiện, hoàn thiện công viên, hoa viên trước khi dự án được đưa vào khai thác, vận hành.

Các công viên, hoa viên tại khu vực lõi trung tâm đô thị hiện nay cần tập trung đầu tư có chiều sâu để tăng tính hấp dẫn đối với người dân. Bên cạnh đó, chính quyền thành phố nên có chính sách ưu tiên sử dụng quỹ đất công để tạo ra nhiều công viên, hoa viên và không gian công cộng. Phần diện tích này có thể được sử dụng từ việc di dời những cơ sở sản xuất gây ô nhiễm, diện tích đất công nằm xen kẽ trong các khu dân cư. Các công viên, hoa viên mới cần được quy hoạch gắn liền với các không gian công cộng, vui chơi, giải trí tại đô thị, khu ở, nhóm ở để phát huy tối đa hiệu quả về mỹ quan, khai thác và sử dụng.

Kiến trúc sư Nguyễn Hùng Linh cũng cho rằng, trong khi quỹ đất ngày càng hạn hẹp thì việc tận dụng các khoảng đất trống ở các đảo giao thông, trong các khu dân cư, khu đô thị để xã hội hóa, kêu gọi người dân tự trồng và chăm sóc cây xanh, tự đầu tư thiết bị tập thể dục cũng là một cách làm hay nhằm tăng số lượng hoa viên nói riêng, diện tích không gian xanh trong lòng phố nói chung, phục vụ mục tiêu “Cao nguyên xanh vì sức khỏe”.

Có thể bạn quan tâm

Du lịch xanh “lên ngôi”

E-magazineDu lịch xanh “lên ngôi”

(GLO)- Gia Lai có các tuyến giao thông đường bộ thuận lợi, những điểm cắm trại lý tưởng trong rừng, thác nước, nhất là các địa điểm du lịch đều gắn với thiên nhiên. 
Pleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ cuối: Phát triển gắn với bảo tồn văn hóa

E-magazinePleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ cuối: Phát triển gắn với bảo tồn văn hóa

(GLO)- Phát huy những kết quả đạt được, Đảng bộ, chính quyền TP. Pleiku đã tập trung huy động mọi nguồn lực để phát triển hạ tầng, hình thành các đô thị hạt nhân. Đồng thời, chú trọng bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa của các làng đồng bào dân tộc thiểu số gắn với các loại hình du lịch cộng đồng.
Pleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ 1: “Đất lành chim đậu”

E-magazinePleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ 1: “Đất lành chim đậu”

(GLO)-Sau ngày giải phóng, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thị xã Pleiku đã chung sức, đồng lòng vượt qua khó khăn, phát huy bản lĩnh, trí tuệ để kiến thiết, xây dựng quê hương. Từ một thị xã hoang tàn sau chiến tranh, Pleiku đã phát triển mạnh mẽ và trở thành đô thị loại I trực thuộc tỉnh.
“Bông hồng thép” giàu lòng nhân ái

E-magazine“Bông hồng thép” giàu lòng nhân ái

(GLO)- Không chỉ giỏi chuyên môn, Đại úy Đinh Thị Thu Hiền-Bí thư Đoàn cơ sở Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (Công an tỉnh Gia Lai) còn tạo dấu ấn bởi các hoạt động hướng về vùng khó khăn. Những việc làm của chị đã góp phần tô thắm hình ảnh người chiến sĩ Công an nhân dân.

Những “thủ lĩnh” thanh niên đa năng

E-magazineNhững “thủ lĩnh” thanh niên đa năng

(GLO)-Không chỉ làm tốt vai trò dẫn dắt công tác Đoàn, nhiều “thủ lĩnh” thanh niên còn tiên phong trong khởi nghiệp, lập nghiệp tại quê hương. Họ trở thành tấm gương sáng về sự gương mẫu, tinh thần dám nghĩ, dám làm để đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) học tập.
Bảo tồn trống da

E-magazineBảo tồn trống da

(GLO)- Đối với người Tây Nguyên, tiếng trống đã trở thành thanh âm cội nguồn, không tách rời khỏi đời sống văn hóa tinh thần của cư dân nơi núi rừng Trường Sơn. Vì vậy, việc bảo tồn các loại trống da trong cộng đồng Bahnar, Jrai được thực hiện với những cách thức rất đặc biệt.

Chiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ cuối: Những gạch nối hòa bình

E-magazineChiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ cuối: Những gạch nối hòa bình

(GLO)- Những người lính từ mặt trận trở về, những người chỉ lặng lẽ phía sau phục vụ chiến đấu và cả những người sinh ra dưới bầu trời không tiếng súng… đều tiếp tục tự nguyện trở thành gạch nối hòa bình giữa 2 quốc gia, 2 dân tộc, hóa giải sâu sắc những đau thương để lại từ một cuộc chiến.

Chiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ 3: Người về từ chiến trường K

E-magazineChiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ 3: Người về từ chiến trường K

(GLO)- Trong suốt 10 năm người lính tình nguyện Việt Nam làm nghĩa vụ quốc tế, có người may mắn trở về, người đến giờ vẫn còn nằm lại trên đất bạn. Nhưng, như lời một người lính trở về thì “một cuộc sống trung thực và can đảm không cho phép chúng ta sống hời hợt, đại khái”.

Chiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ 2: Nghĩa tình lính trận

E-magazineChiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ 2: Nghĩa tình lính trận

(GLO)- Điều gì đã gắn kết những người lính tình nguyện Việt Nam để làm nên khúc khải hoàn trên chiến trường K? Đó có phải là tình đồng đội thiêng liêng, cao cả; là sự giúp đỡ vô tư, trong sáng và cũng đầy ân tình đối với người dân nước bạn, thậm chí với cả người ở phía bên kia chiến tuyến?