Chính phủ ban hành Nghị định quy định về hoạt động khoa học và công nghệ trong cơ sở giáo dục đại học

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Chính phủ vừa ban hành Nghị định quy định về tổ chức và quản lý hoạt động khoa học và công nghệ trong cơ sở giáo dục đại học; nhóm nghiên cứu và nhóm nghiên cứu mạnh trong cơ sở giáo dục đại học; phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ trong cơ sở giáo dục đại học...

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 109/2022/NĐ-CP quy định về hoạt động khoa học và công nghệ trong cơ sở giáo dục đại học.

Cụ thể, Nghị định này quy định về tổ chức và quản lý hoạt động khoa học và công nghệ trong cơ sở giáo dục đại học; nhóm nghiên cứu và nhóm nghiên cứu mạnh trong cơ sở giáo dục đại học; hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trong cơ sở giáo dục đại học; phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ trong cơ sở giáo dục đại học; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với hoạt động khoa học và công nghệ trong cơ sở giáo dục đại học.

Hoạt động khoa học và công nghệ trong cơ sở giáo dục đại học  (Ảnh minh họa)
Hoạt động khoa học và công nghệ trong cơ sở giáo dục đại học (Ảnh minh họa)


Về quản lý hoạt động khoa học và công nghệ trong cơ sở giáo dục đại học, Nghị định quy định cơ sở giáo dục đại học ban hành và tổ chức thực hiện quy chế quản lý hoạt động khoa học và công nghệ theo nguyên tắc sau:

Hoạt động khoa học và công nghệ cùng hoạt động đào tạo là nhiệm vụ chính của cơ sở giáo dục đại học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao, góp phần thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ và kinh tế-xã hội của đất nước; Xác định rõ vai trò, quyền và trách nhiệm của các đơn vị, giảng viên và người học trong cơ sở giáo dục đại học đối với hoạt động khoa học và công nghệ;
 Kết quả và hiệu quả hoạt động khoa học và công nghệ của các đơn vị thuộc và trực thuộc, giảng viên, người học trong cơ sở giáo dục đại học là căn cứ để xem xét đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, xếp loại thi đua và giải quyết các chế độ, chính sách có liên quan.

Đồng thời, Cơ sở giáo dục đại học có bộ phận quản lý hoạt động khoa học và công nghệ trong cơ cấu tổ chức theo quy định. Cơ sở giáo dục đại học quy định chức năng, nhiệm vụ của bộ phận quản lý hoạt động khoa học và công nghệ.

Bộ phận quản lý hoạt động khoa học và công nghệ trong cơ sở giáo dục đại học có các giảng viên kiêm nhiệm, cán bộ chuyên trách và các chuyên gia kiêm nhiệm công tác chuyên môn từ các đơn vị trực thuộc để tư vấn thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ của đơn vị.


Nghị định trên cũng quy định, cơ sở giáo dục đại học được thành lập doanh nghiệp theo pháp luật về doanh nghiệp, phù hợp với định hướng phát triển của cơ sở giáo dục đại học. Doanh nghiệp trong cơ sở giáo dục đại học đủ điều kiện theo quy định được đăng ký chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ.

Cơ sở giáo dục đại học công lập được góp vốn bằng tài sản trí tuệ là kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ có nguồn gốc ngân sách nhà nước đã được cơ quan có thẩm quyền giao quản lý sử dụng để liên doanh, liên kết nếu đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật về khoa học và công nghệ, pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công, pháp luật về sở hữu trí tuệ, pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật có liên quan khác.

Cơ sở giáo dục đại học công lập được giao quyền sử dụng theo hình thức ghi tăng tài sản, cơ sở giáo dục đại học tư thục được giao quyền sở hữu tài sản và phải hoàn trả giá trị tài sản là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ được hình thành từ nhiệm vụ khoa học và công nghệ có nguồn gốc ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ và pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công. Việc thương mại hóa và đăng ký chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ thực hiện theo quy định của pháp luật.

Nội dung Nghị định nêu rõ các quy định trên không áp dụng đối với trường hợp kết quả khoa học và công nghệ thuộc phạm vi bí mật nhà nước.

 

G.B

Có thể bạn quan tâm

Hội thảo “Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn trong lĩnh vực nông-lâm nghiệp và công nghiệp chế biến ở Gia Lai”

Hội thảo “Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn trong lĩnh vực nông-lâm nghiệp và công nghiệp chế biến ở Gia Lai”

(GLO)- Ngày 25-4, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Gia Lai phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT tổ chức hội thảo giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn trong lĩnh vực nông-lâm nghiệp và công nghiệp chế biến.
Năng lực phát triển không gian của Trung Quốc là thách thức hàng đầu của Mỹ

Năng lực phát triển không gian của Trung Quốc là thách thức hàng đầu của Mỹ

(GLO)- Gặp gỡ phóng viên ngày 24/4, tướng Stephen Whiting, người đứng đầu Bộ Tư lệnh Vũ trụ Mỹ Stephen Whiting cho biết Trung Quốc đã "tăng gấp ba số lượng vệ tinh giám sát và trinh sát tình báo trên quỹ đạo" chỉ trong vòng 6 năm, tạo ra tác động trên khắp các lĩnh vực quân sự, theo AFP.
Thủ tướng đề xuất 3 định hướng đột phá để ASEAN trở thành hình mẫu trong chuyển đổi số trên toàn cầu

Thủ tướng đề xuất 3 định hướng đột phá để ASEAN trở thành hình mẫu trong chuyển đổi số trên toàn cầu

(GLO)- Tại Tọa đàm với doanh nghiệp các nước ASEAN-nơi có thể có hiệp định kinh tế số khu vực đầu tiên trên thế giới, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu 3 lĩnh vực ưu tiên và đề xuất 3 định hướng đột phá để ASEAN trở thành hình mẫu trong chuyển đổi số trên toàn cầu.
Nghiệm thu đề tài xây dựng quy trình trồng sâm non bằng phương pháp khí canh

Nghiệm thu đề tài xây dựng quy trình trồng sâm non bằng phương pháp khí canh

(GLO)- Chiều 22-4, Hội đồng Khoa học và Công nghệ chuyên ngành tỉnh Gia Lai nghiệm thu đề tài “Xây dựng quy trình trồng sâm non (sâm Hàn Quốc và Hồng đẳng sâm) bằng phương pháp khí canh tại Gia Lai”. Đề tài do Trường Đại học Tôn Đức Thắng chủ trì, Tiến sĩ Ngô Việt Đức làm chủ nhiệm.