Xếp hạng năng lực cạnh tranh 32 ngân hàng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ngày 8-9-2012 tại Hà  Nội, lễ công bố "Báo cáo thường niên Chỉ số tín nhiệm Việt Nam số thứ  3" được tổ chức. Kết quả xếp hạng năng lực cạnh tranh công bố tại báo cáo, 32 ngân hàng thương mại Việt Nam được xếp thành 4 nhóm A, B, C, D; ứng với các mức độ (A là cao nhất).

Mức A là ngân hàng có  năng lực cạnh tranh cao, là các tổ chức với sức mạnh thị trường lớn, năng lực tài chính ổn  định, hoạt động kinh doanh hiệu quả và tiềm năng phát triển dài hạn.

 

Mức B là ngân hàng có  khả năng cạnh tranh khá, là các ngân hàng có  sức mạnh thị trường tốt, có năng lực tài chính hợp lý và hoạt động kinh doanh ổn định với tiềm năng phát triển tốt.

Mức C là ngân hàng có  năng lực cạnh tranh trung bình, có sức mạnh thị  trường hạn chế nhưng đem lại giá trị cho ngân hàng. Ngân hàng có năng lực tài chính chấp nhận được và hoạt động kinh doanh ổn định, hoặc có năng lực tài chính tốt với hoạt động kinh doanh kém ổn định hơn.

Mức D là ngân hàng có  năng lực cạnh tranh hạn chế. Những ngân hàng này thường bị hạn chế bởi một hoặc nhiều hơn những yếu tố sau: mạng lưới kinh doanh yếu, sức mạnh thị trường yếu; năng lực tài chính chấp nhận được; và hoạt động kinh doanh kém ổn định.

Theo báo cáo này, 9 ngân hàng được xếp hạng A, trong đó có 6 đơn vị  khối ngân hàng cổ phần gồm Techcombank, ACB, Sacombank, Eximbank, DongA Bank, MB. Đây hầu hết là các ngân hàng đang niêm yết trên sàn chứng khoán và có quy mô, vốn điều lệ lớn, 3 ngân hàng vốn nhà nước là Ngoại thương (Vietcombank), Công Thương (Vietinbank), Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV).

Bảng B xếp hạng năng lực cạnh tranh có các ngân hàng BacA Bank, HDBank, MaritimeBank, Ngân hàng Phương Đông, Ngân hàng Phương Nam, Ngân hàng Sài Gòn Công thương, Ngân hàng Quốc tế Việt Nam (VIB), Ngân hàng Xăng dầu Petrolimex, Ngân hàng Việt Á.

Bảng C gồm VPBank, ABBank, DaiA Bank, Kiên Long, Ngân hàng Phát triển Nhà đồng bằng sông Cửu Long (MHB), Nam A Bank, Oceanbank, Habubank, Navibank, Ngân hàng Sài Gòn Hà Nội (SHB).

Bảng D gồm Vietbank, Western Bank, Ngân hàng Phát triển MêKông (MDB).

Lễ công bố báo cáo thường niên Chỉ số tín nhiệm Việt Nam 2012 do Văn phòng Chủ tịch nước, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cùng Công ty Cổ phần Xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp (CRV) tổ chức. Đây là công trình của tập thể của các nhà nghiên cứu kinh tế đầu ngành thuộc các trường ĐH Kinh tế Quốc Dân, Học viện Tài chính, ĐH Ngoại Thương, các nhà ứng dụng toán học hàng đầu thuộc Hội Ứng dụng Toán học Việt Nam và Công ty CRV.

2012 là năm thứ  ba liên tiếp công bố Chỉ số tín nhiệm Việt Nam, với 1 nội dung mới: đánh giá tổng quan và xếp hạng năng lực cạnh tranh hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Lần đầu tiên, Báo cáo chỉ số tín nhiệm trình bày thực trạng tổ chức hoạt động, quản lý rủi ro và phân tích nguyên nhân các bất cập trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế của hệ thống ngân hàng; đánh giá độ lành mạnh của hệ thống ngân hàng Việt Nam, đặc biệt, đánh giá riêng cho từng nhóm định chế ngân hàng.

Báo cáo 2012 đồng thời xếp hạng tín nhiệm 596 doanh nghiệp đang niêm yết tại thị trường chứng khoán, công bố kết quả nghiên cứu về dự báo lạm phát và phân tích nguyên nhân gây ra lạm phát ở Việt Nam thời gian qua.

Theo Chinhphu.vn
 

Có thể bạn quan tâm

Chư Păh nỗ lực giải ngân vốn đầu tư công

Chư Păh nỗ lực giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Chư Păh đang tăng cường kiểm tra, đôn đốc thi công các công trình, dự án nhằm đảm bảo khối lượng thực hiện gắn với tiến độ giải ngân các nguồn vốn đầu tư. Mục tiêu mà đơn vị hướng đến là giải ngân đạt trên 95% kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024.