“Phát huy đạo lý uống nước nhớ nguồn, tôn vinh công ơn của các Anh hùng liệt sĩ…!”

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Hoà thượng Thích Từ Hương. Ảnh: Thanh Nhật
Hoà thượng Thích Từ Hương. Ảnh: T.Nhật
Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo tỉnh Gia Lai đang triển khai các công tác chuẩn bị tổ chức Đại lễ cầu siêu anh linh các anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ huyện Đức Cơ vào dịp kỷ niệm 63 năm ngày thương binh liệt sĩ (27-7).
Nhân dịp này, Phóng viên Báo Gia Lai có cuộc trao đổi với Hoà thượng Thích Từ Hương- Uỷ viên Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật Giáo Việt Nam, Trưởng Ban trị sự Tỉnh hội Phật giáo Gia Lai, Trưởng Ban tổ chức Lễ cầu siêu, xin giới thiệu cùng bạn đọc.

Xin Hoà thượng giới thiệu khái quát về Đại lễ cầu siêu các anh hùng liệt sĩ sắp được tổ chức tại tỉnh ta?
Thực hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” và nhân kỷ niệm 63 năm ngày thương binh liệt sĩ (27-7), UBND tỉnh vừa có Công văn số 1895/UBND- VX đồng ý cho Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo tỉnh chủ trì tổ chức Đại lễ cầu siêu anh linh các anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang Liệt sĩ huyện Đức Cơ. Bên cạnh đó, Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật Giáo Việt Nam đã có Công văn số 215/CV.HĐTS thống nhất cho Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo Gia Lai tổ chức Đại lễ cầu siêu, để ghi nhớ công ơn của các liệt sĩ đã hy sinh vì Tổ quốc và hoàn thành nghĩa vụ quốc tế cao cả tại nước bạn Campuchia, đang yên nghỉ tại Nghĩa trang Liệt sĩ huyện Đức Cơ- tỉnh Gia Lai.
Đại lễ chính thức được tổ chức vào ngày 27-7. Đây là một Đại Lễ cầu siêu lần đầu tiên diễn ra với quy mô lớn. Ngoài sự tham dự của chính quyền địa phương, các vị tăng ni và bà con phật tử tỉnh nhà, về dự Đại lễ này còn có một số vị chức sắc của Trung ương Giáo hội Phật Giáo Việt Nam…
Đại lễ cầu siêu cũng là một trong những hoạt động nhân dịp kỷ niệm 63 năm ngày thương binh liệt sĩ và hướng về Đại lễ Vu lan Phật lịch 2554, cũng như Đại lễ Phật giáo chào mừng 1000 năm Thăng Long- Hà Nội (1010- 2010). Đây còn là hoạt động văn hoá thể hiện truyền thống lịch sử Phật giáo Việt Nam luôn gắn bó đồng hành cùng dân tộc Việt Nam. Do vậy các hoạt động trong tổng thể chương trình Đại lễ, ngoài phần nghi lễ chính về cầu siêu hương linh các anh hùng liệt sĩ, đồng bào tử nạn trong chiến tranh, còn có phần lễ thắp nến tri ân các liệt sĩ, nghi lễ cầu nguyện hoà bình, quốc thái và dân sinh an lạc, hoạt động từ thiện, cùng phần thuyết giảng về công ơn của các liệt sĩ đã hy sinh vì nền hoà bình, độc lập tự do cho đất nước hôm nay- một trong những nội dung báo hiếu tứ ân của đạo Phật, mang ý nghĩa giáo dục nhân văn sâu sắc, qua đó động viên toàn thể phật tử phấn đấu làm tròn nghĩa vụ của người công dân với Tổ quốc.
Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo rất cảm kích việc tổ chức Lễ cầu siêu đã được sự quan tâm của Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam và UBND tỉnh, sự tạo điều kiện về mọi mặt của chính quyền địa phương, cũng như tinh thần tích cực của bà con phật tử và các đơn vị doanh nghiệp đã giúp đỡ về kinh phí để Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo tổ chức các hoạt động trong chương trình Đại lễ này. 
Ảnh: Thanh Nhật
Ảnh: Thanh Nhật
Nhân dịp này, thay mặt Ban Trị Sự Tỉnh hội Phật giáo Gia Lai, Hoà thượng có điều gì nhắn nhủ với toàn thể tăng ni và phật tử?
Suốt quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước, biết bao thế hệ cha anh và các liệt sĩ đã hy sinh xương máu để mang lại nền độc lập tự do cho đất nước và dân tộc, xây dựng Tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa hôm nay. Trong đó, đồng bào Phật Giáo Việt Nam luôn nêu cao tinh thần đoàn kết yêu nước, đồng hành cùng dân tộc và đất nước… Nhân Đại lễ cầu siêu các liệt sĩ và dịp kỷ niệm 63 năm ngày thương binh liệt sĩ, tiến tới Đại lễ Vu lan Phật lịch 2554, thay mặt Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo Gia Lai, tôi xin gửi đến các cấp uỷ Đảng, Chính quyền, Uỷ ban MTTQ, cùng các cơ quan, ban ngành lời tri ân chân thành của tăng ni và phật tử.
Đồng thời, Ban Trị sự mong rằng toàn thể tăng ni và phật tử luôn phát huy tinh thần từ bi, trí tuệ của Đạo Phật vào cuộc sống hàng ngày, tích cực sống “Tốt đời- Đẹp đạo”, sinh hoạt tôn giáo theo đúng đường hướng “Đạo pháp, dân tộc và Chủ nghĩa Xã hội” mà Hiến chương của Giáo hội đã đề ra, thực hiện phong trào học tập và rèn luyện đạo đức Phật giáo theo tiêu chí “Cuộc sống chơn thiện- Dấn thân phục vụ- Xây dựng xã hội tốt đẹp trong thời kỳ hội nhập và phát triển” do Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật Giáo Việt Nam vừa phát động, góp phần xây dựng quê hương và Giáo hội ngày càng vững mạnh.
Kính chúc toàn thể quý vị sức khoẻ và thân tâm thường an lạc!
Thanh Nhật (thực hiện)

Có thể bạn quan tâm

Văn hóa bản địa trong phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”

Văn hóa bản địa trong phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”

(GLO)- Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” (TDĐKXDĐSVH) đã bước sang giai đoạn mới (2011-2015) với sự thay đổi, hoàn thiện một số tiêu chí, quy định công nhận danh hiệu văn hóa. Báo Gia Lai đã có cuộc trao đổi với ông PHẠM VĂN AN- Thường trực Ban chỉ đạo (BCĐ) Trung ương phong trào TDĐKXDĐSVH về những nét mới trong giai đoạn tiếp theo của phong trào này.
“Nâng cấp từ trung cấp lên cao đẳng nghề- hướng đến đào tạo đa ngành nghề”

“Nâng cấp từ trung cấp lên cao đẳng nghề- hướng đến đào tạo đa ngành nghề”

Nhân dịp khai giảng năm học mới 2011-2012, phóng viên Báo Gia Lai có cuộc trao đổi với Th.s Trần Văn Kiệm- Hiệu trưởng trường Trung cấp Nghề Gia Lai xung quanh việc nâng cấp trường từ trung cấp lên cao đẳng nghề hướng đến đào tạo đa ngành nghề gắn với nhu cầu xã hội góp phần giải quyết việc làm.
Phụ nữ Gia Lai: Năng động, sáng tạo, bình đẳng và phát triển bền vững

Phụ nữ Gia Lai: Năng động, sáng tạo, bình đẳng và phát triển bền vững

Nhân kỷ niệm 81 năm Ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (20-10-1930 – 20-10-2011) và thiết thực chào mừng Đại hội đại biểu Phụ nữ tỉnh Gia Lai lần thứ XII, nhiệm kỳ 2011-2016, phóng viên Báo Gia Lai đã có cuộc trao đổi với bà Trần Ngọc Chi-Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh.
Công tác tự kiểm tra phát hiện hành vi tham nhũng còn hạn chế

Công tác tự kiểm tra phát hiện hành vi tham nhũng còn hạn chế

Những năm qua, công tác phòng- chống tham nhũng được các cấp, các ngành trong tỉnh quan tâm thực hiện. Tuy vậy, quá trình triển khai thực hiện còn gặp khó khăn thách thức. Phóng viên Báo Gia Lai có cuộc phỏng vấn ông Vương Hồng Quế- Phó Trưởng ban kiêm Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo phòng- chống tham nhũng tỉnh Gia Lai xung quanh vấn đề này.
PGS. TS Nguyễn Khắc Sử: Góc nhìn mới về văn hóa và con người Tây Nguyên

PGS. TS Nguyễn Khắc Sử: Góc nhìn mới về văn hóa và con người Tây Nguyên

Năm 2006, trong khi thi công xây dựng công trình thủy điện Plei Krông (trên sông Krông Pô Kô- Kon Tum), người ta đã khám phá ra một quần thể di tích của người tiền sử nằm sâu dưới lòng đất. Từ đó đến nay, các nhà khảo cổ thuộc Viện Khảo cổ học Việt Nam do PGS. TS Nguyễn Khắc Sử- Phó Chủ tịch Hội đồng khoa học, Trưởng phòng Nghiên cứu Thời đại đồ đá chủ trì, đã tiến hành khai quật, nhằm giải mã những bí ẩn của di tích này.
Nơi gặp gỡ của những thể nghiệm

Nơi gặp gỡ của những thể nghiệm

Từ 17-8, tại Gia Lai sẽ diễn ra một trong những hoạt động nghệ thuật được xem là lớn nhất năm 2011: Triển lãm Mỹ thuật khu vực Nam miền Trung- Tây Nguyên lần thứ 16. Nhà thơ Thu Loan- Phó Chủ tịch Hội Văn học- Nghệ thuật tỉnh, Trưởng ban tổ chức triển lãm, cho biết những nét mới của triển lãm lần này:
Hãy chung tay chia sẻ nỗi đau da cam!

Hãy chung tay chia sẻ nỗi đau da cam!

Nửa thế kỷ đã trôi qua nhưng hậu quả của cuộc chiến tranh hóa học mà quân đội Mỹ để lại trên chiến trường Việt Nam nói chung, tỉnh Gia Lai nói riêng cho đến hôm nay vẫn còn rất nặng nề. Ngày 10-8-2011 đánh dấu tròn 50 năm thảm họa da cam ở Việt Nam. Đây là một kỷ niệm buồn đối với nhân dân Việt Nam. Nhân kỷ niệm 50 năm thảm hoạ da cam ở Việt Nam, Báo Gia Lai có cuộc phỏng vấn ông Phạm Thế Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai
Xử lý nghiêm các cơ sở sản xuất, kinh doanh bánh Trung thu kém chất lượng

Xử lý nghiêm các cơ sở sản xuất, kinh doanh bánh Trung thu kém chất lượng

Dù còn hơn 1 tháng nữa mới đến Tết Trung thu, tuy nhiên tại TP. Pleiku (Gia Lai) hiện nay đã có nhiều điểm bắt đầu trưng bày, bán các sản phẩm bánh truyền thống trong dịp lễ này. Về việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, Báo Gia Lai có cuộc trao đổi với ông Đoàn Mạnh Thắng-Chi cục trưởng Chi cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm.
Nhà văn Nguyễn Khắc Trường: Để văn học không xa lạ với đời sống

Nhà văn Nguyễn Khắc Trường: Để văn học không xa lạ với đời sống

Nhà văn Nguyễn Khắc Trường sinh năm 1946 tại Thái Nguyên. Ông là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1982. Là một nhà văn viết tiểu thuyết và truyện ngắn, trong đó tác phẩm được xem là tiêu biểu nhất của ông là “Mảnh đất lắm người nhiều ma”-giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam 1991.
Hiệu quả bước đầu thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ

Hiệu quả bước đầu thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ

Cùng với các ngành, các cấp nỗ lực thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội, ngành Tài chính tỉnh đã có những cố gắng nhất định trong thời gian qua. Báo Gia Lai đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Dũng-Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Tài chính xung quanh nội dung này.
Càng thương đau, càng bản lĩnh

Càng thương đau, càng bản lĩnh

Vừa trở về từ Tokyo, với mối quan hệ thân tình, Tiến sĩ Nguyễn Chí Nghĩa đã dành cho Báo Gia Lai cuộc trò chuyện ngắn xoay quanh thảm họa động đất và sóng thần vừa xảy ra vào thượng tuần tháng 3 làm chết hàng chục ngàn người và tàn phá nhiều làng mạc, thành phố của Nhật Bản.