Phát hiện nam thanh niên chết trong tư thế treo cổ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Nam thanh niên khoảng 25 tuổi được phát hiện chết trong tư thế treo cổ tại một căn nhà trọ ở quận Bình Thạnh, TP.HCM.
Trưa 8/2, Công an quận Bình Thạnh (TP.HCM) khám nghiệm hiện trường, điều tra vụ nam thanh niên chết trong tư thế treo cổ tại căn nhà trọ trong hẻm Lê Văn Duyệt.

Công an khám nghiệm hiện trường. Ảnh: Hoàng Thịnh.
Công an khám nghiệm hiện trường. Ảnh: Hoàng Thịnh.
Sáng cùng ngày, người dân sống trong hẻm 50 Lê Văn Duyệt (phường 1, quận Bình Thạnh) phát hiện nam thanh niên chết trong tư thế treo cổ tại một nhà trọ.
Chủ nhà trọ trên cho biết nam thanh niên khoảng 25 tuổi, thuê trọ ở đây được khoảng 5 tháng. Người này nghi ngờ nam thanh niên cắt tay trước khi treo cổ, nên có nhiều vết máu kéo dài từ nhà vệ sinh đến vị trí thi thể.
Công an thu giữ một số đồ vật phục vụ điều tra. Ảnh: Lê Trai.
Công an thu giữ một số đồ vật phục vụ điều tra. Ảnh: Lê Trai.
"Một tuần nay tôi không thấy bạn gái của nam thanh niên qua chơi. Còn gia đình điện thoại cho tôi nói người này mắc nợ nhiều. Chắc vì buồn chán nên anh ta tự vẫn", chủ nhà trọ chia sẻ.
Lê Trai (Zing/Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Hành trình từ kình ngư Ánh Viên trở thành hot TikToker

Hành trình từ kình ngư Ánh Viên trở thành hot TikToker

Tại 'TikTok Awards Việt Nam 2024', kình ngư Nguyễn Thị Ánh Viên có tên trong danh sách đề cử hạng mục Nhà sáng tạo nội dung thể thao của năm. Cựu vận động viên có những chia sẻ thú vị về hành trình trở thành TikToker để lan tỏa niềm đam mê bơi lội đến mọi người.

Tài năng “nhí” làng Bok Ayơl

Tài năng “nhí” làng Bok Ayơl

(GLO)- Hình ảnh cậu bé Husy (11 tuổi, làng Bok Ayơl, xã Hra, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) đứng trên sân khấu say sưa diễn tấu tiết mục “Độc tấu t’rưng-Buôn làng ấm no” tại Liên hoan tuyên truyền lưu động toàn tỉnh lần thứ III diễn ra hồi tháng 10 vừa qua đã để lại ấn tượng thật khó phai.

Những đứa trẻ… không tuổi thơ

Những đứa trẻ… không tuổi thơ

Không được đến trường, những đứa trẻ từ 5-10 tuổi ăn mặc lem luốc lượn lờ khắp nơi xin tiền người đi đường, bất kể trời mưa nắng. Không có tuổi thơ, giờ chúng là “phương tiện” để người lớn kiếm tiền trên lòng thương cảm của người khác.