Người trẻ học được gì từ những bộ phim gia đình Việt?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Những bộ phim về gia đình của Việt Nam có sức hút và để lại một dấu ấn nhất định trong lòng người trẻ.
 
Poster phim điện ảnh Bố già. ẢNH CHỤP MÀN HÌNH
Poster phim điện ảnh Bố già. ẢNH CHỤP MÀN HÌNH
Đề tài gia đình luôn là đề tài thường được khai thác trong những bộ phim Việt. Những bộ phim truyền hình về gia đình như: 'Gạo nếp gạo tẻ', 'Về nhà đi con', 'Cây táo nở hoa' và mới đây là phim điện ảnh 'Bố già' chiếm trọn trái tim của người trẻ.
Sóng gió có ra sao vẫn còn gia đình là nơi trở về
Là một khán giả trung thành của các bộ phim Việt về gia đình, Đậu Thị Thanh, sinh viên Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, cho biết cô rất thích bộ phim 'Hướng dương ngược nắng'.
'Hướng dương ngược nắng' là bộ phim rất được chú ý thời gian gần đây với các tình tiết gay cấn cùng những khoảnh khắc về tình cảm gia đình. “Bộ phim mang lại cho tôi nhiều giá trị về tình gia đình. Dù ngoài kia sóng gió có ra sao thì vẫn còn gia đình là nơi mình trở về”, Thanh nhận xét về bộ phim nhân dịp Ngày quốc tế Gia đình 15.5.
Thanh cho biết mình nhận thấy nhân vật Bạch Cúc trong phim có nhiều điểm rất giống mẹ mình, chẳng hạn lúc đi làm thì nghiêm túc, tàn nhẫn nhưng về nhà thì lại là một người mẹ ấm áp, sẵn sàng bảo vệ con cái.
Quan tâm người thân gia đình nhiều hơn
Ấn tượng với bộ phim 'Cây táo nở hoa' đang được phát sóng gần đây, Nguyễn Thị Minh Thảo, sinh viên ngành biên kịch điện ảnh - truyền hình, Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn TP.HCM, cho biết dù đây là một bộ phim chuyển thể từ kịch bản Hàn Quốc nhưng lại mang hình ảnh rất gần gũi, đậm chất Việt Nam.
Phim xoay quanh cuộc sống nhà ông Ngọc, là anh cả của gia đình năm anh em. Từ nhỏ sống thiếu thốn tình thương, ông Ngọc tự bươn chải nuôi các em thay cha mẹ. Ông Ngọc mang tình thương dành cho các em quá lớn nên đôi lúc mâu thuẫn với vợ ông là bà Hạnh, khiến gia đình luôn bất hòa.
Tuy nhiên, Thảo nhận ra rằng các nhân vật trong phim không hề xấu vì mỗi người đều có nỗi niềm riêng. “Tôi nhận thấy nhân vật Hạnh giống hệt tính cách của của mẹ tôi. Một người phụ nữ hy sinh và luôn cam chịu vì gia đình. Xem bộ phim bỗng dưng tôi muốn quan tâm nhiều hơn tới những người thân trong gia đình mình”, Thảo bày tỏ.
Hai từ “gia đình” thiêng liêng
Ấn tượng nhất với bộ phim 'Về nhà đi con', Bùi Thị Ánh Quyên, sinh viên ngành văn học, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, cho biết cô rất thích cách xây dựng nhân vật và cốt truyện của phim.
Bộ phim xoay quanh ba chị em gái là Thu Huệ, Anh Thư và Ánh Dương, đều mồ côi mẹ từ nhỏ, mỗi người một tính cách và lối sống trái ngược nhau. Cả ba chị em đều gặp phải biến cố của riêng mình nhưng họ may mắn có điểm chung một điểm tựa là ông Sơn - một người bố tận tụy, hết mực yêu thương con.
“Ông Sơn luôn chỉ đường, mở rộng cánh tay mình mỗi khi các con cần, cả những khi con mình lạc lối. Đó là lúc tôi biết rằng gia đình là nơi để về. Dù bất cứ chuyện gì xảy ra, gia đình vẫn luôn đón “những người con sai” trở về. Qua bộ phim, tôi hiểu hơn về ý nghĩa hai từ “gia đình” thiêng liêng và dịu dàng đến lạ thường”, Ánh Quyên chia sẻ.
Ánh Quyên cho biết thêm bộ phim mang lại cho cô suy nghĩ và hành động tích cực, hiểu rõ hơn về gia đình và yêu thương gia đình mình hơn.
Kể về gia đình của mình, nữ sinh viên ngành văn học cho rằng cô cảm thấy may mắn vì được sinh ra trong một gia đình có đầy đủ cả cha lẫn mẹ.
“Cha mẹ phải nuôi bốn chị em tôi ăn học, trong đó ba đứa vào đại học. Ngẫm lại số tiền mà cha mẹ tôi đã phải trả, những khó khăn mà ba mẹ tôi phải chịu đựng, tôi thấy thương và biết ơn cha mẹ tôi vô cùng”, Ánh Quyên chia sẻ.
Dành thời gian cho cha mẹ nhiều hơn
Nói về phim 'Bố già', Nguyễn Thị Kim Ngân (22 tuổi), ngụ ở Q.10, TP.HCM, cho biết cô đã khóc hết nước mắt khi xem bộ phim.
“Tôi đã khóc gần như xuyên suốt bộ phim. Tôi nhìn thấy hình ảnh của mẹ mình trong đấy. Mẹ tôi cũng giống nhân vật bố già (do Trấn Thành thủ vai), hy sinh vì gia đình mà ít khi nào nghĩ cho bản thân mình”.
Thông qua bộ phim, Kim Ngân cho biết cô thấy yêu thương và hiểu hơn về cha mẹ. “Bộ phim cũng giúp các bạn trẻ biết quý trọng từng thời gian được ở bên cha mẹ và người thân gia đình”, Kim Ngân chia sẻ.
Theo Thái Duy-Thanh Thảo (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Hành trình từ kình ngư Ánh Viên trở thành hot TikToker

Hành trình từ kình ngư Ánh Viên trở thành hot TikToker

Tại 'TikTok Awards Việt Nam 2024', kình ngư Nguyễn Thị Ánh Viên có tên trong danh sách đề cử hạng mục Nhà sáng tạo nội dung thể thao của năm. Cựu vận động viên có những chia sẻ thú vị về hành trình trở thành TikToker để lan tỏa niềm đam mê bơi lội đến mọi người.

Tài năng “nhí” làng Bok Ayơl

Tài năng “nhí” làng Bok Ayơl

(GLO)- Hình ảnh cậu bé Husy (11 tuổi, làng Bok Ayơl, xã Hra, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) đứng trên sân khấu say sưa diễn tấu tiết mục “Độc tấu t’rưng-Buôn làng ấm no” tại Liên hoan tuyên truyền lưu động toàn tỉnh lần thứ III diễn ra hồi tháng 10 vừa qua đã để lại ấn tượng thật khó phai.

Đoàn xã Chư Răng khánh thành và bàn giao công trình thanh niên "Thắp sáng đường quê", chung tay xây dựng nông thôn mới tại địa phương. Ảnh: Vũ Chi

Tuổi trẻ Ia Pa chung tay xây dựng nông thôn mới

(GLO)- Hưởng ứng phong trào “Tuổi trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới”, đoàn viên, thanh niên huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đã huy động các nguồn lực, triển khai nhiều công trình, phần việc, chung tay xây dựng nông thôn mới và thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội địa phương.

Những đứa trẻ… không tuổi thơ

Những đứa trẻ… không tuổi thơ

Không được đến trường, những đứa trẻ từ 5-10 tuổi ăn mặc lem luốc lượn lờ khắp nơi xin tiền người đi đường, bất kể trời mưa nắng. Không có tuổi thơ, giờ chúng là “phương tiện” để người lớn kiếm tiền trên lòng thương cảm của người khác.

Nữ sinh chinh phục học bổng trị giá 6 tỉ đồng

Nữ sinh chinh phục học bổng trị giá 6 tỉ đồng

Phạm Ngọc Trúc Linh (18 tuổi, quê Hà Tĩnh) đã thành công chinh phục học bổng toàn phần trị giá 360.000 AUD (tương đương 6 tỉ đồng) từ Trường ĐH Monash (Úc). Được biết, Linh là một trong số ít ứng viên nhận được suất học bổng của trường đại học này dành cho thí sinh quốc tế.

Lắng nghe trẻ em nói

Lắng nghe trẻ em nói

Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ 2 - năm 2024 là một sự kiện quan trọng, có ý nghĩa to lớn đối với thiếu nhi VN; khẳng định sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

Chàng trai nói về cách học để đạt thủ khoa kép

Chàng trai nói về cách học để đạt thủ khoa kép

Nguyễn Hữu Hưng, sinh viên Khoa Văn học Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, là thủ khoa tốt nghiệp đại học toàn trường với điểm trung bình tích lũy toàn khóa 9.2/10. Trước đó, nam sinh này cũng là thủ khoa toàn quốc khối C00 trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước gửi thư chúc Tết Trung Thu tới thiếu niên, nhi đồng

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước gửi thư chúc Tết Trung Thu tới thiếu niên, nhi đồng

(GLO)- Nhân dịp Tết Trung Thu 2024, ngày 13-9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã gửi thư cho các cháu thiếu niên, nhi đồng Việt Nam ở trong và ngoài nước, các cháu người nước ngoài ở Việt Nam. Báo Gia Lai điện tử trân trọng giới thiệu toàn văn Thư của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước.