Emagazine

E-magazine “Lộc trời” vùng biên



Tầm 3 giờ sáng, chị Trần Thị Kim Phương (tổ 4, thị trấn Chư Ty, huyện Đức Cơ) lại len lỏi giữa các vườn điều, cao su ở xã Ia Kriêng để tìm nấm mối. Chị cho hay: Mùa mưa năm nay, nấm mối mọc nhiều hơn các năm trước. Trung bình mỗi ngày, chị tìm nhổ được 2-3 kg nấm, ngày trúng đậm thì được đến 10 kg. “Nấm mối được chia thành nhiều loại khác nhau. Nấm đinh được thương lái thu mua với giá 300-350 ngàn đồng/kg. Nấm búp thì rẻ hơn chừng 50 ngàn đồng/kg so với nấm đinh, còn nấm dù có giá khoảng 200 ngàn đồng/kg. Riêng nấm đã nở to thì thương lái ít thu mua, tôi mang ra chợ bán được khoảng 50-60 ngàn đồng/kg”-chị Phương nói.



Cũng theo chị Phương, nấm mối chỉ xuất hiện 1 lần trong năm, kéo dài hơn 1 tháng, sau những cơn mưa đầu mùa. Loại nấm này sinh trưởng, phát triển rất nhanh, chỉ cần trồi lên khỏi mặt đất tầm vài tiếng đồng hồ đã bắt đầu già. Thời điểm hái nấm tốt nhất là vào 3-5 giờ sáng, khi những tai nấm chưa nở bung, bởi giá trị dinh dưỡng cao hơn so với loại đã nở. Đây cũng là lý do khiến thương lái không thu gom nấm già. Chính vì được nhiều thương lái săn tìm nên năm nay có khá đông người dân địa phương đổ xô đi nhổ nấm mối. Do đó, nguồn thu từ việc hái nấm của chị cũng giảm so với năm trước.



Tương tự, chị Nguyễn Gấm (làng Mook Đen, xã Ia Dom, huyện Đức Cơ) cho hay: “Trước đây, tôi đi tìm nấm mối chỉ nhổ được chừng 1-2 kg về đủ cho gia đình ăn. Tuy nhiên, 2 năm gần đây, nấm mối xuất hiện nhiều nên tôi rao bán trên mạng xã hội, rồi có thương lái tìm đến đặt hàng. Mùa nấm năm nay, bình quân mỗi ngày, tôi kiếm được trên dưới 1 triệu đồng từ việc hái nấm. Ở chỗ tôi, cả làng đi nhổ nấm mối, có người thu nhập 2-3 triệu đồng/ngày. Năm nay, người mua nhiều nên chỉ cần ra khỏi rừng, rẫy là đã bán được nấm”.



Chị Trần Thị Yến (làng Chư Bồ 1, xã Ia Kla, huyện Đức Cơ) chuyên thu mua nấm mối của người dân trên địa bàn huyện để xuất đi nơi khác. Chị cho biết: Từ đầu mùa mưa đến nay, chị đã thu mua trên 5 tạ nấm mối xuất đi Bà Rịa-Vũng Tàu, TP. Hồ Chí Minh với giá 400 ngàn đồng/kg nấm đinh và 300 ngàn đồng/kg nấm búp.



Ở huyện Ia Grai, nhiều hộ dân cũng đang trúng mùa nấm mối năm nay. Chị Võ Thị Thư (thôn 1, xã Ia Tô) bộc bạch: Mùa nấm mối năm nay, chị tạm gác lại công việc để thu mua nấm về bán cho khách ở các tỉnh, thành phía Nam. Nấm mối đầu mùa xuất hiện rất nhiều ở các vườn điều, rẫy cà phê trong xã. Ngoài ra, tại xã Ia O, nấm cũng mọc rất nhiều. Đầu mùa mưa đến nay, chị đã mua gần 1 tạ nấm của các hộ dân. Trên địa bàn huyện có hàng chục người thu mua nấm mối như chị, ước thu cả tấn. “Khi đến các làng của xã Ia O thu mua nấm mối, mọi người tranh nhau dữ lắm. Phải gọi điện thoại cho các hộ quen để đặt hàng trước và đi thật sớm, canh tận cửa rừng chứ không người khác sẽ mua mất. Tôi thấy nhiều gia đình có ngày nhổ được 10 kg nấm, thu hơn 2,5 triệu đồng”chị Thư kể.



Theo ông Rơ Mah Klin-Phó Chủ tịch UBND xã Ia Tô: Có thể do trước đây, một phần do người dân sử dụng thuốc hóa học nhiều trong canh tác khiến mối không thể sinh sống dẫn tới không có nấm. Những năm gần đây, nhiều gia đình đã hạn chế việc sử dụng phân bón hóa học và thuốc trừ sâu nhằm sản xuất bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái. Chính vì vậy, nấm mối ngày càng mọc nhiều tại các khu vườn rẫy.



2 năm trở lại đây, vào đầu mùa mưa, nấm mối thường mọc ở triền đồi, trong vườn điều, cao su dọc khu vực suối Khôn (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông). Khi phát hiện có nấm mối, nhiều người dân trong xã cùng nhau đi nhổ nhưng cũng chỉ đủ ăn trong gia đình, không nhiều so với vùng Đức Cơ và Ia Grai.


Ông Bùi Văn Tiến-Chủ tịch UBND xã Ia Piơr-cho biết: Những năm gần đây, thay vì độc canh, nhiều hộ dân trong xã đã chọn xen canh nhiều loại cây để nâng cao giá trị kinh tế, đồng thời cải thiện môi trường sinh thái. Việc canh tác của người dân cũng dần được thực hiện theo hướng hữu cơ. Nhiều vườn cây để cỏ mọc tự nhiên, tạo môi trường thuận lợi cho côn trùng và các loại vi sinh vật có ích trong đất sinh sống. Đây cũng là điều kiện thuận lợi để các ổ mối sinh sản và phát triển. Có lẽ do vậy nên nấm mối mọc nhiều.



Theo chị Phương, những năm trước, khi đến mùa nấm mối thì mỗi sáng, tại chợ Đức Cơ có hàng chục người xếp thành 2 hàng dài bán nấm. Tuy nhiên, 2 năm gần đây, hình ảnh này không còn nữa. Do lợi nhuận cao từ việc thu mua nấm mối nên ngày càng có nhiều người tham gia. Mỗi sáng, họ vào tận các làng, thậm chí còn đến cửa rừng để chờ thu gom nấm về sơ chế rồi xuất bán đi các tỉnh, thành. Giờ nếu ra chợ mua nấm mối có chăng chỉ còn loại nấm già. Mỗi mùa nấm mối, ngoài kiếm nấm để ăn, người dân ở đây cũng có thêm thu nhập đáng kể từ loại “lộc trời” này. Do nấm mối vùng Đức Cơ có hương vị ngọt, giòn và ngon hơn các vùng khác nên giá bán cũng cao hơn.



Huyện Đức Cơ hiện có gần 30 ngàn ha cao su, hơn 14 ngàn ha điều và trên 5,2 ngàn ha cà phê. Đây là môi trường lý tưởng để loài mối sinh sôi, phát triển, từ đó tạo ra loại nấm đặc sản cho vùng đất này. Theo người dân nơi đây, nấm mối xuất hiện hàng năm là do các ổ mối nằm sâu dưới đất tiết ra một chất meo, khi gặp thời tiết thích hợp, meo nấm sẽ phát triển thành nấm. Nấm mối là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và dễ chế biến thành nhiều món ăn khác nhau.



Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Quốc Tư-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Đức Cơ-cho biết: Nấm mối thường mọc ở các bờ lô cao su, khu vực rừng có nhiều tầng tán hay những vườn rẫy được canh tác theo hướng hữu cơ. Qua các mùa, thảm thực vật mục dày thì nấm mối mọc rất nhiều. Đặc biệt, nhiều nhất là các rừng cao su, người dân có thể thu hoạch cả tạ nấm mỗi ngày. Ngoài ra, cũng có một số ít mọc ở các vườn cà phê, điều nếu các vườn cây này được người dân canh tác theo hướng hữu cơ, không sử dụng thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu hóa học. Với sản lượng nấm mối hàng năm khá lớn, huyện đã gửi mẫu vào Trường Đại học Bình Dương để nghiên cứu tạo ra phôi có thể trồng trong tự nhiên. Tuy nhiên, đến nay, huyện vẫn chưa nhận được kết quả.



“Đối với những vùng thường xuyên có nấm, hàng năm, phần lớn người dân đều đến để thu hái. Do vậy, chúng tôi thông tin đến người dân khi khai thác phải cẩn thận, tránh làm hư hại các bào tử để mùa sau nấm còn mọc lại. Còn với những vườn điều, cà phê thì định hướng người dân nên canh tác theo hướng hữu cơ để tạo điều kiện cho nấm mối mọc nhằm bảo tồn nguồn đặc sản của địa phương”-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Đức Cơ khuyến cáo.


Có thể bạn quan tâm

ĐẠI BIỂU DÂN CỬ - “CẦU NỐI” CHÍNH QUYỀN VỚI NHÂN DÂN-Bài 1: Đưa tiếng nói của cử tri đến nghị trường

E-magazineĐẠI BIỂU DÂN CỬ - “CẦU NỐI” CHÍNH QUYỀN VỚI NHÂN DÂN - Bài 1: Đưa tiếng nói của cử tri đến nghị trường

(GLO)- Những năm qua, các vị đại biểu Quốc hội, HĐND tỉnh Gia Lai đã phát huy tốt vai trò, trách nhiệm của người đại biểu dân cử để kịp thời tiếp nhận, giải quyết cũng như chuyển tải những tâm tư, nguyện vọng của cử tri đến các cấp thẩm quyền.

Hướng tới Đại hội đại biểu Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam tỉnh lần thứ VIII: Tin tưởng và kỳ vọng

E-magazineHướng tới Đại hội đại biểu Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam tỉnh Gia Lai lần thứ VIII: Tin tưởng và kỳ vọng

(GLO)- Đại hội đại biểu Hội LHTN Việt Nam tỉnh Gia Lai lần thứ VIII (nhiệm kỳ 2024-2029) diễn ra vào ngày 5 và 6-11. Trong niềm hân hoan, phấn khởi, nhiều cán bộ, hội viên và đại diện các câu lạc bộ, nhóm tình nguyện trên địa bàn tỉnh đã bày tỏ sự tin tưởng, kỳ vọng vào đại hội.

Pleiku sẵn sàng cho Ngày hội Văn hóa-Du lịch 2024

E-magazinePleiku sẵn sàng cho Ngày hội Văn hóa-Du lịch 2024

(GLO)- Từ ngày 15 đến 17-11, TP. Pleiku tổ chức Ngày hội Văn hóa-Du lịch năm 2024 với nhiều hoạt động hấp dẫn nhằm giới thiệu, quảng bá các giá trị văn hóa đặc sắc, nổi bật về tài nguyên du lịch, ẩm thực của phố núi, đặc biệt là không gian văn hóa cồng chiêng.

Chờ đón mùa hoa trên núi

E-magazineChờ đón mùa hoa trên núi

(GLO)- Mùa hoa dã quỳ sắp về trên ngọn núi lửa triệu năm tuổi Chư Đang Ya. Nhiều du khách gần xa đang đón đợi để được đắm mình trong sắc hoa và không khí lễ hội hấp dẫn, đậm nét bản sắc cao nguyên tại Tuần lễ hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya năm 2024, diễn ra từ ngày 6 đến 12-11.

Gia Lai 24h: Chung kết Đường lên đỉnh Olympia kịch tính, hấp dẫn

Gia Lai 24h: Chung kết Đường lên đỉnh Olympia kịch tính, hấp dẫn

(GLO)- Trải qua 4 phần thi đầy gay cấn, Võ Quang Phú Đức (Trường THPT chuyên Quốc học Huế) đã xuất sắc trở thành nhà vô địch Đường lên đỉnh Olympia lần thứ 24. Chàng trai Gia Lai Nguyễn Quốc Nhật Minh cùng 2 “nhà leo núi” còn lại cũng cho thấy bản lĩnh và trí tuệ của mình tại vòng chung kết cuộc thi diễn ra vào sáng 13-10.

Người dân làng Đaklah-Tờ Rah (xã Lơ Pang, huyện Mang Yang) vui mừng khi được UBND xã giao đất, giao rừng cho cộng đồng làng quản lý.

E-magazineQuản lý, phát triển rừng cộng đồng: Cần có thêm cơ chế chính sách phù hợp

(GLO)- Việc triển khai công tác quản lý, phát triển rừng cộng đồng đã đem lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân, gắn quyền lợi các hộ sống gần rừng với trách nhiệm bảo vệ rừng. Tuy nhiên, để chính sách này mang lại hiệu quả cao thì cần có thêm các cơ chế chính sách phù hợp.

Thanh niên Gia Lai hướng về ngày hội lớn

E-magazineThanh niên Gia Lai hướng về ngày hội lớn

(GLO)- Với tinh thần đoàn kết, xung kích và sáng tạo, đoàn viên, thanh niên trong tỉnh đã thực hiện nhiều công trình, phần việc ý nghĩa nhằm hưởng ứng đợt thi đua cao điểm “68 ngày thanh niên Gia Lai chào mừng Đại hội đại biểu Hội LHTN Việt Nam tỉnh lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024-2029”.

Tình thương riêng dành học trò vùng khó - Kỳ 2: Người cha đặc biệt của trò nghèo

E-magazineTình thương riêng dành học trò vùng khó - Kỳ 2: "Người cha đặc biệt" của trò nghèo

(GLO)- Không chỉ mang tri thức đến với học sinh, nhiều giáo viên còn chăm lo cho các em từ bữa ăn sáng, suất học bổng đến hỗ trợ mô hình sinh kế, nhà ở kiên cố. Mỗi thầy giáo như một "người cha đặc biệt", trở thành điểm tựa yêu thương để trò nghèo kiên trì bám lớp, bám trường.

Cô gái Jrai và hành trình lan tỏa ẩm thực truyền thống

E-magazineCô gái Jrai và hành trình lan tỏa ẩm thực truyền thống

(GLO)- Từng hờ hững với những món ăn truyền thống của dân tộc mình nhưng giờ đây, chị Rơ Châm H’Liên (SN 1989; làng Ó, xã Ia Sao, huyện Ia Grai) đã trở thành “sứ giả” của ẩm thực Jrai. Nhiều đoạn video clip ngắn của H'Liên về những món ăn dân dã đang gây sốt trên mạng xã hội với hàng triệu lượt xem.

Dấu ấn “Kỳ nghỉ hồng”

E-magazineDấu ấn “Kỳ nghỉ hồng”

(GLO)- “Kỳ nghỉ hồng” là chiến dịch cao điểm của đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) khối công chức, viên chức, công nhân và doanh nhân trẻ. Chiến dịch giúp ĐVTN phát huy tinh thần tình nguyện chung tay thực hiện các công trình, phần việc ý nghĩa vì cộng đồng.