Học sinh THCS điều khiển xe máy: Tiềm ẩn nguy cơ tai nạn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ngay trước cổng Trường THCS Hoàng Hoa Thám (xã Ia Khai, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) dễ dàng bắt gặp hình ảnh học sinh đến trường bằng xe máy, không đội mũ bảo hiểm và chở quá số người quy định. Nhiều em còn rồ ga, lạng lách, đánh võng, dàn hàng ngang gây nguy hiểm cho người đi đường.
Một người dân ở gần Trường THCS Hoàng Hoa Thám cho biết: “Nhiều học sinh điều khiển xe máy chạy nhanh, không đội mũ bảo hiểm, đi hàng 2, hàng 3, tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn”. Trong khi đó, anh Nguyễn Ngọc Thành-tài xế xe tải thường xuyên qua lại trên tuyến đường này-cho hay: Mật độ xe cơ giới qua lại rất đông, đặc biệt là ô tô có tải trọng lớn, các cháu sơ suất chủ quan rất dễ dẫn đến tai nạn. 
Luật Giao thông Đường bộ quy định: Công dân từ đủ 16 tuổi mới được điều khiển xe mô tô dưới 50 phân khối khi tham gia giao thông. Đối với mô tô dung tích xi lanh từ 50 phân khối trở lên, công dân phải từ 18 tuổi trở lên mới được điều khiển và bắt buộc phải có giấy phép lái xe. Nội dung này đã được lực lượng Cảnh sát Giao thông phổ biến tại các trường học vào đầu mỗi năm học. Bên cạnh đó, các trường cũng yêu cầu gia đình và học sinh ký cam kết tự giác chấp hành pháp luật về giao thông.
Nhiều học sinh THCS chưa đủ tuổi vẫn điều khiển xe máy phân khối lớn, không đội mũ bảo hiểm đến trường. Ảnh: Hà Phương
Nhiều học sinh THCS chưa đủ tuổi vẫn điều khiển xe máy phân khối lớn, không đội mũ bảo hiểm đến trường. Ảnh: Hà Phương
Thầy Trần Văn Dũng-Hiệu trưởng Trường THCS Hoàng Hoa Thám-thông tin: “Toàn trường có khoảng 200 học sinh dân tộc thiểu số. Nhà trường đã hợp đồng 2 xe ô tô để đưa đón và có gần 100 em đăng ký sử dụng dịch vụ này. Nhà trường yêu cầu các em không đi xe máy đến trường, nhưng thực tế rất khó, vì học sinh dân tộc thiểu số nhận thức còn hạn chế. Nhiều phụ huynh vẫn để các em điều khiển xe máy đến trường khi chưa đủ tuổi. Thời gian tới, nhà trường sẽ phối hợp với cơ quan chức năng để xử lý quyết liệt tình trạng này”.
Trao đổi với P.V, bà Nguyễn Mai Lương-Chủ tịch UBND xã Ia Khai-cho biết: “Tình trạng học sinh vi phạm trật tự an toàn giao thông còn khá phổ biến. Nguyên nhân do trình độ nhận thức của học sinh kém, gia đình thiếu giáo dục, giám sát. Tình trạng học sinh chở 3 và không đội mũ bảo hiểm thường xuyên diễn ra. Mặc dù lực lượng Công an xã đã tổ chức nhiều đợt tuần tra, kiểm soát, xử lý nhưng vi phạm vẫn tái diễn. Sắp tới, bên cạnh đẩy mạnh tuyên truyền, UBND xã sẽ chỉ đạo Công an xã phối hợp các lực lượng chức năng tăng cường tuần tra, kiểm soát và xử lý nghiêm tình trạng này”. 
HÀ PHƯƠNG

Có thể bạn quan tâm

Tết quê hương trong trái tim du học sinh Việt

Tết quê hương trong trái tim du học sinh Việt

“Cảm giác cô đơn và nhớ nhà bỗng dịu nhẹ hơn nhờ những lần gặp gỡ đồng hương, trò chuyện, tay bắt mặt mừng, ăn cơm Việt, nói tiếng Việt… trên đất Hàn”, Phương Loan (du học sinh Hàn Quốc) tâm sự trong những ngày cận Tết ở nước bạn.

Tết rồi, về nhà thôi...

Tết rồi, về nhà thôi...

Trong năm 2024, tôi (TS. Nguyễn Duy Duy - Viện Nghiên cứu Môi trường, Viện Nghiên cứu Quốc gia Úc) đã đặt chân tới 4 châu lục. Những chuyến công tác, những hội thảo khoa học, đưa tôi tới nhiều vùng đất khác nhau. Tôi đã đi thật xa, và giờ là lúc trở về. Tết rồi, về nhà thôi... 

Trào lưu tự làm giá đỗ hot trở lại, chị em 'rần rần' chia sẻ trên mạng

Trào lưu tự làm giá đỗ hot trở lại, chị em 'rần rần' chia sẻ trên mạng

Trước những thông tin giá đỗ trên thị trường bị "ngâm tẩm" chất cấm gây hại cho sức khỏe, trào lưu tự làm giá đỗ tại nhà bất ngờ hot trở lại. Trong các hội nhóm làm giá đỗ, chị em "rần rần" chia sẻ cách làm giá đỗ "ngon - bổ - rẻ" tại nhà, thu hút hàng nghìn lượt tương tác trong thời gian ngắn.

'Đu trend' cách nào?

'Đu trend' cách nào?

Đu trend” dường như đã trở thành thú vui phổ biến của người trẻ ngày nay. Dù có nhiều ý kiến trái chiều về xu hướng này, song giới trẻ vẫn đưa ra những lý giải hợp lý cho sở thích của mình. Theo các chuyên gia, bản thân trend không xấu, cách “đu trend” mới là điều đáng quan tâm.