Gia Lai kiểm tra các đơn vị phân phối-kinh doanh sữa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Nhằm tăng cường công tác bình ổn giá sữa trên thị trường, ngày 5-6-2014, đoàn kiểm tra do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phùng Ngọc Mỹ làm Trưởng đoàn đã tiến hành kiểm tra một số đơn vị phân phối, kinh doanh các sản phẩm sữa trên địa bàn tỉnh.

Mới áp giá trần 3 mặt hàng sữa

Kiểm tra tại Siêu thị Co.op Mart Pleiku cho thấy việc triển khai áp dụng biện pháp bình ổn giá đối với các sản phẩm sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi theo quy định của Bộ Tài chính được thực hiện khá tốt. Ông Bùi Quốc Bình-Phó Giám đốc Siêu thị Co.op Mart Pleiku cho biết: Hiện đã có 3 nhà cung cấp là Abbott, MeadJohnson và Nestlé đã triển khai việc áp trần giá sữa. Cụ thể, ngày 3-6-2014, đơn vị đã điều chỉnh giá đối với 10 sản phẩm sữa của Abbott, MeadJohnson và ngày 5-6-2014 tiếp tục áp giá mới đối với 2 sản phẩm của Nestlé, các sản phẩm này đều giảm hơn so giá cũ từ 38.000 đồng đến 209.000 đồng/hộp (tùy từng loại).

 

Ảnh: Lê Lan
Ảnh: Lê Lan

Đoàn đã tiến hành kiểm tra thực tế giá bán sữa tại các quầy, các sản phẩm nằm trong danh mục điều chỉnh giá của 3 hãng trên đều đảm bảo giá bán tăng không quá 15% so với giá gốc Bộ Tài chính quy định. Ví dụ: sữa Enfamil A+ bước 1 hộp thiếc 900gram giá cũ là 556.500 đồng, giá bán mới là 438.100 đồng (tăng không quá 15% so giá gốc theo quy định của Bộ Tài chính là 381.000 đồng/hộp). Như vậy, sau khi điều chỉnh giá, một hộp Enfamil A+ bước 1 900gram đã giảm xuống 118.400 đồng-nghĩa là từ trước đến nay người tiêu dùng đã bị “móc túi” 118.400/hộp- một khoản tiền không nhỏ, nhất là đối với trẻ uống hoàn toàn bằng sữa ngoài, bình quân mỗi tuần/hộp. Tương tự, sữa Similac Gain Plus IQ 3 hộp thiếc 900gram giá cũ là 500.500 đồng, giá bán mới là 422.000 đồng (tăng không quá 15% so với giá gốc Bộ Tài chính quy định là 405.000 đồng/hộp), chênh lệch giữa giá cũ với giá mới là 78.500 đồng/hộp…

Hạn chót 21-6 áp trần giá sữa

Là hãng sữa chiếm thị phần lớn trên thị trường Việt Nam, với 5 sản phẩm sữa thuộc phạm vi áp giá trần. Tuy nhiên, đến thời điểm này Vinamil vẫn chưa có động thái điều chỉnh giá theo quy định của Bộ Tài chính. Ông Nguyễn Thái Bình-Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Thương mại Gia Lai-Đại lý phân phối sữa Vianamilk ở một số khu vực của Gia Lai cho biết: Hiện tại, đơn vị vẫn phân phối theo giá bình thường do Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) quy định, Công ty cũng đã gửi thông báo đến đơn vị cho biết, việc định giá tối đa với các sản phẩm vẫn đang còn đàm phán với Bộ Tài chính. Sau khi có kết quả sẽ thông tin kịp thời tới đơn vị chậm nhất vào ngày 21-6-2014.

 

Ảnh: Lê Lan
Ảnh: Lê Lan

Theo quy định của Bộ Tài chính thì hạn chót của việc áp trần giá sữa đối với trường hợp bán buôn chậm nhất là ngày 6-6-2014 và đối với bán lẻ chậm nhất là ngày 21-6-2014. Như vậy, chỉ còn nửa tháng nữa là việc áp dụng biện pháp bình ổn đối với mặt hàng sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi chính thức có hiệu lực trên thị trường bán lẻ, 25 nhãn hàng sữa thuộc diện áp giá trần theo quy định của Bộ Tài chính sẽ được điều chỉnh giá, mức giá điều chỉnh không được tăng quá 15% giá gốc do Bộ Tài chính quy định.

Ông Phùng Ngọc Mỹ-Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn kiểm tra cho biết: Sau ngày 21-6-2014, tỉnh sẽ thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành tiến hành kiểm tra bình ổn giá sữa tại các cơ sở kinh doanh, phân phối mặt hàng sữa trên địa bàn toàn tỉnh, nếu phát hiện trường hợp vi phạm về giá sẽ xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Lê Lan

Nghị định 84/2011/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giá thì mức xử phạt đối với hành vi không chấp hành đúng giá do cơ quan có thẩm quyền quyết định là:
1. Phạt tiền 20.000.000 đồng đối với hành vi mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ không đúng với mức giá do Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định.
2. Phạt tiền 25.000.000 đồng đối với hành vi mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ không đúng với mức giá, khung giá, giá chuẩn, giá giới hạn do Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ quyết định.
3. Phạt tiền 30.000.000 đồng đối với hành vi mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ không đúng với mức giá, khung giá, giá chuẩn, giá giới hạn do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.