Nghiên cứu khoa học dẫn đầu của GS Ugur Sahin ở Đức đem lại hy vọng về loại vaccine chống mọi loại ung thư.
Loại vắc xin này có khả năng tiêu diệt các khối u tấn công hệ thống miễn dịch như thể chúng là một loại virus bình thường mà không gây ra tác dụng phụ nào.
Nhóm các nhà nghiên cứu đã miêu tả cách lấy mẫu mã RNA của gene ung thư, đặt chúng vào các hạt nano chất béo và sau đó tiêm hỗn hợp vào máu của ba bệnh nhân đang trong giai đoạn tiến triển của bệnh. May mắn thay, hệ thống miễn dịch của bệnh nhân phản ứng bằng cách sản xuất "sát thủ" tế bào T (tế bào trình diện kháng nguyên) để tấn công ung thư.
Cụ thể, bệnh nhân có khối u nằm ở hạch bạch huyết, u đã nhỏ đi sau khi được tiêm vaccine. Bệnh nhân từng phẫu thuật cắt bỏ khối u, không thấy xuất hiện tình trạng tái phát sau 7 tháng tiêm vaccine. Bệnh nhân ung thư da có 8 khối u di căn vào phổi thì những khối u này hiện ổn định lâm sàng sau tiêm vắc xin.
Theo các nhà nghiên cứu, vắc xin này cũng cho thấy hiệu quả tấn công các khối u đang phát triển mạnh ở chuột.
Ngoài ra, việc sản xuất vắc xin này rất nhanh chóng và không hề tốn kém bởi hầu hết kháng nguyên khối u (các kháng nguyên được trình diện bởi các phân tử MHC I trên bề mặt tế bào khối u) đều có thể được mã hóa bởi ARN. Nói cách khác, liệu pháp miễn dịch phân tử nano ARN này có thể khả năng chống nhiều loại ung thư.
Như vậy, các nhà khoa học đã có bước tiến tích cực hướng tới việc tạo ra loại vắc xin chống ung thư phổ quát tiêu diệt các khối u tấn công hệ thống miễn dịch như thể chúng là một loại virus bình thường. Vắc xin này cũng sẽ được sản xuất tương tự như vắc xin cúm và tránh được các tác dụng phụ của hóa trị.
Giáo sư Alan Melcher, thuộc Viện Nghiên cứu ung thư, cho biết dù nhiều tiềm năng nhưng còn cần vượt qua thách thức tạo hạt nano cho các ứng dụng lâm sàng rộng rãi. Đó là chưa có sự chắc chắn lợi ích điều trị ở chuột sẽ giữ nguyên hiệu quả khi áp dụng lên người.
Tiến sĩ Helen Rippon-Giám đốc điều hành Viện Nghiên cứu ung thư thế giới, tin tưởng liệu pháp này và nói đó là nguyên nhân họ tài trợ cho nghiên cứu nói trên suốt 15 năm. Bà nhận xét phản ứng của ba bệnh nhân mới đây là tích cực, đặc biệt với cả ung thư da vốn thuộc loại ung thư nổi tiếng khó điều trị.
Nhưng nữ bác sĩ cũng thận trọng “Nghiên cứu này cần được thử nghiệm lâm sàng trên nhiều người hơn, với nhiều loại ung thư khác nhau và trong một giai đoạn dài hơn nữa trước khi có thể nói rằng chúng ta đã phát minh ra vaccine phòng ung thư phổ quát. Nhưng dù sao, nghiên cứu này cũng là một bước tiến quan trọng hướng tới mục tiêu phổ quát”.
Theo VTC News