Dạy con thời @

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Việc nuôi dạy con khiến các bậc cha mẹ “lao tâm khổ tứ” nhiều nhất. Ở mỗi tình huống tế nhị phát sinh trong cuộc sống, các bậc cha mẹ luôn phải học hỏi, chiêm nghiệm để chọn phương cách dạy con phù hợp. Việc dạy con trong bối cảnh giáo dục mới, nhất là khoa học-công nghệ ngày một phát triển lại là một câu chuyện dài.
Anh D. sinh ra và lớn lên trong gia đình có truyền thống hiếu học ở vùng quê nghèo thuần nông. Bằng con đường vượt khó, khổ luyện mà anh chị em trong gia đình trở thành kỹ sư, bác sĩ, giáo viên. Vận dụng cách dạy con có phần khắc kỷ từ người cha, với phương châm “học tập, bước đầu là lao động khổ sai; sau đó mới hình thành tính tự giác”, anh đã dìu dắt 2 cậu con trai lần lượt bước vào những trường đại học danh giá.
Tuy thế, chỉ sau 1-2 năm, các con anh D. đồng loạt nghỉ học, xin đi làm với lý lẽ: “Trường đại học không phải là môi trường tốt nhất để tiếp bước vào đời. Nhiều tấm gương thành đạt trong cuộc sống không cần phải tốt nghiệp đại học. Nhiều người tốt nghiệp đại học nhưng lại mưu sinh bằng công việc hoàn toàn không liên quan đến chuyên môn đào tạo”. Và, mọi nỗ lực thuyết phục của anh D. đều không mang lại kết quả như mong muốn.
Nhiều bậc cha mẹ áp đặt việc chọn trường đại học cho con mà chưa xác định chắc chắn những sở thích, cũng như khả năng của con mình đối với nghề nghiệp. Điều này khiến lớp trẻ khó hòa nhập, khó thích nghi với ngành học dẫn tới bế tắc và muốn tìm lối rẽ bằng con đường khác. Trong những trường hợp như vậy, cha mẹ và con cái cần thiết phải ngồi lại với nhau, lắng nghe lời con trẻ giãi bày, chọn phương án trường học theo sở thích, năng lực của con để làm lại từ đầu, động viên con cố gắng vượt qua.

Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet
Con trai chị H. đang học lớp 12. Thời gian ở nhà, cậu chàng lúc nào cũng cắm cúi trước màn hình máy vi tính, mẹ hỏi thì trả lời là học online ở những “gói luyện thi” có uy tín và chất lượng trên mạng. Tin con, chị H. không bám sát, theo dõi thực hư việc học của con.
Sau cuộc điện thoại của giáo viên chủ nhiệm, chị H. mới vỡ lẽ: Thời gian thằng bé ngồi trước màn hình máy tính chỉ để chơi game, chat với bạn chứ không hề học online. Vì vậy, khi biết kết quả thi tốt nghiệp THPT của con thấp đều ở các môn, chị H. đã động viên con tiếp tục đèn sách thêm 1 năm nữa. Trong lần ôn thi đại học này, chị H. còn dành thời gian đồng hành cùng con. Kết quả, con chị đỗ vào một trường đại học mình yêu thích.
Thời đại @, cổng trường đại học không phải là mẫu số chung cho mọi thanh niên, mà qua đó chỉ nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của đất nước. Cùng với điều này, việc lựa chọn ngành nghề phù hợp với năng lực của con (gồm cả năng khiếu) đòi hỏi trách nhiệm, tình cảm (khách quan) của các bậc cha mẹ và nhà trường.
AMA LUÂN

Có thể bạn quan tâm

Tài năng “nhí” làng Bok Ayơl

Tài năng “nhí” làng Bok Ayơl

(GLO)- Hình ảnh cậu bé Husy (11 tuổi, làng Bok Ayơl, xã Hra, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) đứng trên sân khấu say sưa diễn tấu tiết mục “Độc tấu t’rưng-Buôn làng ấm no” tại Liên hoan tuyên truyền lưu động toàn tỉnh lần thứ III diễn ra hồi tháng 10 vừa qua đã để lại ấn tượng thật khó phai.

Đoàn xã Chư Răng khánh thành và bàn giao công trình thanh niên "Thắp sáng đường quê", chung tay xây dựng nông thôn mới tại địa phương. Ảnh: Vũ Chi

Tuổi trẻ Ia Pa chung tay xây dựng nông thôn mới

(GLO)- Hưởng ứng phong trào “Tuổi trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới”, đoàn viên, thanh niên huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đã huy động các nguồn lực, triển khai nhiều công trình, phần việc, chung tay xây dựng nông thôn mới và thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội địa phương.

Những đứa trẻ… không tuổi thơ

Những đứa trẻ… không tuổi thơ

Không được đến trường, những đứa trẻ từ 5-10 tuổi ăn mặc lem luốc lượn lờ khắp nơi xin tiền người đi đường, bất kể trời mưa nắng. Không có tuổi thơ, giờ chúng là “phương tiện” để người lớn kiếm tiền trên lòng thương cảm của người khác.

Đường vào Harvard của nữ sinh 18 tuổi

Đường vào Harvard của nữ sinh 18 tuổi

Từng chỉ nói tiếng Anh bập bẹ khi sang Mỹ, nhưng Lê Nguyễn Nhật Hạ đã có sự thay đổi ngoạn mục. Cô bạn tốt nghiệp thủ khoa Trường THPT North Dallas ở bang Texas và hiện tại đang là tân sinh viên ĐH Harvard (Mỹ).

Nữ sinh chinh phục học bổng trị giá 6 tỉ đồng

Nữ sinh chinh phục học bổng trị giá 6 tỉ đồng

Phạm Ngọc Trúc Linh (18 tuổi, quê Hà Tĩnh) đã thành công chinh phục học bổng toàn phần trị giá 360.000 AUD (tương đương 6 tỉ đồng) từ Trường ĐH Monash (Úc). Được biết, Linh là một trong số ít ứng viên nhận được suất học bổng của trường đại học này dành cho thí sinh quốc tế.

Lắng nghe trẻ em nói

Lắng nghe trẻ em nói

Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ 2 - năm 2024 là một sự kiện quan trọng, có ý nghĩa to lớn đối với thiếu nhi VN; khẳng định sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

Chàng trai nói về cách học để đạt thủ khoa kép

Chàng trai nói về cách học để đạt thủ khoa kép

Nguyễn Hữu Hưng, sinh viên Khoa Văn học Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, là thủ khoa tốt nghiệp đại học toàn trường với điểm trung bình tích lũy toàn khóa 9.2/10. Trước đó, nam sinh này cũng là thủ khoa toàn quốc khối C00 trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020.
Chắp cánh “tài năng nhí”

Chắp cánh “tài năng nhí”

(GLO)- Chung kết tìm kiếm tài năng nhí năm 2024 diễn ra tối 31-8 tại TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đã tìm ra những gương mặt có triển vọng trong lĩnh vực nghệ thuật. Khởi đi từ sân chơi này “đánh thức” tài năng bên trong mỗi đứa trẻ, ươm mầm và chắp cánh cho ước mơ của các con được bay xa hơn.