Chuyện cô gái nghỉ việc từ tháng 4 vẫn được thưởng tết 30 triệu đồng gây ‘sốt’

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Cô gái sốc và hối hận khi nhận được quà Tết trang trọng của công ty cũ cùng số tiền thưởng hơn 30 triệu đồng, dù cô nghỉ việc đã 8 tháng.

Ở Trung Quốc, từ lâu một câu nói về công tác nhân sự được lan truyền rộng rãi: Bất cứ ai có kinh nghiệm làm việc đều biết rằng sau khi nghỉ việc ở công ty, nhận được lương là điều tốt, sẽ không có tiền thưởng cuối năm; rất ít công ty hào phóng như vậy.

Tuy nhiên, không có gì là tuyệt đối. Một cô gái ở thành phố Trường Sa, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc vừa đăng bài viết bày tỏ sự tiếc nuối vì đã thôi việc vào tháng 4/2023. Thật bất ngờ, mới đây, cô nhận được tiền thưởng cuối năm từ công ty cũ, con số lên tới 8.847 nhân dân tệ (hơn 30 triệu đồng).

Dù nghỉ việc đã 8 tháng, cô gái vẫn nhận được hơn 30 triệu đồng tiền thưởng tết từ công ty cũ. ( Ảnh: ET today)

Dù nghỉ việc đã 8 tháng, cô gái vẫn nhận được hơn 30 triệu đồng tiền thưởng tết từ công ty cũ. ( Ảnh: ET today)

Cựu nhân viên càng cảm động khi quà Tết được công ty đặt trong "Hộp quà rồng may mắn", vì cô sinh năm rồng. Bộ phận nhân sự còn gửi tới cô tin nhắn chúc phúc, khiến cô thấy hối hận vì quyết định thôi việc trước đây.

Nhân viên phòng nhân sự giải thích lý do cô vẫn có thưởng Tết dù nghỉ việc đã lâu: “Vì bạn xứng đáng với điều đó. Bạn phải cảm ơn bản thân vì đã hoàn thành xuất sắc các mục tiêu của dự án trong thời gian làm việc”. Cô gái đáp lại bằng biểu tượng cảm xúc đang khóc và hai chữ "cảm ơn".

Do không được nhận khoản thưởng Tết nào từ công ty đang làm việc nên cô gái càng xúc động và suy nghĩ nhiều về món quà của công ty cũ, cảm thấy mình đã bỏ lỡ một chỗ làm tốt.

Không chỉ cô gái mà cư dân mạng Trung Quốc sau khi biết chuyện cũng “phát sốt”, bởi thưởng Tết luôn là chủ đề được quan tâm bậc nhất vào dịp cuối năm, và chuyện mất thưởng Tết do nhảy việc là nỗi niềm của rất nhiều người lao động.

Không ít người thấy tiếc cho cô gái vì đã từ bỏ vị trí tại một công ty hào phóng như vậy: “Hãy quay lại chỗ cũ làm việc đi bạn ơi”; “Vẫn có những công ty tốt như vậy sao?”.

Một cư dân mạng chia sẻ, anh cũng từng nhận được khoản tiền thưởng lớn từ công ty cũ cách đây 3 năm. Hồi anh nghỉ việc, công ty đang gặp khó khăn nên không có tiền thanh toán những khoản thưởng mà anh đáng được nhận, sau đó công ty ổn định nên có thể chi trả.

Bàn luận về các khoản tiền liên quan công ty cũ sau khi thôi việc, một số cư dân mạng nhắc nhở rằng, có những công ty luôn đòi nhân viên trả phí đào tạo khi họ nghỉ việc.

Mới đây, công ty giấy Dongpo ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc cũng khiến dư luận xôn xao khi tuyên bố chỉ thưởng Tết cho những người đạt KPI trong việc tập thể dục thể thao, số tiền thưởng được chia đều cho từng tháng và được tính dựa trên số lần tập luyện trong tháng đó.

Theo chính sách mới, nhân viên sẽ được hưởng đầy đủ tiền thưởng nếu họ chạy 50km mỗi tháng; hưởng 60% số tiền thưởng nếu chỉ chạy được 40km. Số tiền thưởng sẽ chỉ còn 30% nếu họ chạy 30km mỗi tháng. Những người chạy 100km mỗi tháng sẽ được nhận thêm 30% tiền thưởng.

Chính sách này cũng áp dụng cho cả trường hợp nhân viên đi bộ đường dài trên núi và đi bộ nhanh. Khoảng cách quãng đường được tính toán bằng ứng dụng trên điện thoại của nhân viên.

Có thể bạn quan tâm

Hành trình từ kình ngư Ánh Viên trở thành hot TikToker

Hành trình từ kình ngư Ánh Viên trở thành hot TikToker

Tại 'TikTok Awards Việt Nam 2024', kình ngư Nguyễn Thị Ánh Viên có tên trong danh sách đề cử hạng mục Nhà sáng tạo nội dung thể thao của năm. Cựu vận động viên có những chia sẻ thú vị về hành trình trở thành TikToker để lan tỏa niềm đam mê bơi lội đến mọi người.

Tài năng “nhí” làng Bok Ayơl

Tài năng “nhí” làng Bok Ayơl

(GLO)- Hình ảnh cậu bé Husy (11 tuổi, làng Bok Ayơl, xã Hra, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) đứng trên sân khấu say sưa diễn tấu tiết mục “Độc tấu t’rưng-Buôn làng ấm no” tại Liên hoan tuyên truyền lưu động toàn tỉnh lần thứ III diễn ra hồi tháng 10 vừa qua đã để lại ấn tượng thật khó phai.

Những đứa trẻ… không tuổi thơ

Những đứa trẻ… không tuổi thơ

Không được đến trường, những đứa trẻ từ 5-10 tuổi ăn mặc lem luốc lượn lờ khắp nơi xin tiền người đi đường, bất kể trời mưa nắng. Không có tuổi thơ, giờ chúng là “phương tiện” để người lớn kiếm tiền trên lòng thương cảm của người khác.