Chợ Lớn năm 1991 qua ống kính người Pháp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Bến xe Chợ Lớn, hiệu thuốc hay khu nhà trọ của người Hoa là nội dung chủ yếu trong loạt ảnh do Patrick Zachmann chụp gần 30 năm trước.

 

Patrick Zachmann là nhiếp ảnh gia Pháp sinh năm 1955. Ông bắt đầu hành nghề chụp ảnh tự do từ năm 1976 và trở thành thành viên của tạp chí ảnh quốc tế Magnum Photos từ năm 1990.
Patrick Zachmann là nhiếp ảnh gia Pháp sinh năm 1955. Ông bắt đầu hành nghề chụp ảnh tự do từ năm 1976 và trở thành thành viên của tạp chí ảnh quốc tế Magnum Photos từ năm 1990.
Trong chuyến thăm Việt Nam hồi đầu những năm 90 của thế kỷ trước, ông có đến Sài Gòn. Dịp này, ông đã ghi lại nhiều bức hình về cuộc sống của người dân quanh khu Chợ Lớn.
Trong hình là một góc đường Lê Quang Sung, gần bến xe Chợ Lớn. Phía xa là tháp chuông nhà thờ Cha Tam. Đây là một nhà thờ cổ nổi tiếng của khu vực Chợ Lớn.
Trong hình là một góc đường Lê Quang Sung, gần bến xe Chợ Lớn. Phía xa là tháp chuông nhà thờ Cha Tam. Đây là một nhà thờ cổ nổi tiếng của khu vực Chợ Lớn.
Chợ Lớn được thành lập vào thế kỷ 19. Đến tháng 4/1931, chợ được sáp nhập vào Sài Gòn, cho ra đời cái tên Sài Gòn – Chợ Lớn. Năm 1956, Sài Gòn trở thành cái tên chính thức và kể từ đó, khi nhắc đến Chợ Lớn, người ta chỉ biết đó là tên của một ngôi chợ hay một khu vực tập trung đông đúc người Hoa sinh sống.
Chợ Lớn được thành lập vào thế kỷ 19. Đến tháng 4/1931, chợ được sáp nhập vào Sài Gòn, cho ra đời cái tên Sài Gòn – Chợ Lớn. Năm 1956, Sài Gòn trở thành cái tên chính thức và kể từ đó, khi nhắc đến Chợ Lớn, người ta chỉ biết đó là tên của một ngôi chợ hay một khu vực tập trung đông đúc người Hoa sinh sống.
 Ngày nay, Chợ Lớn được dùng để chỉ vùng đất bao gồm quận 5, quận 6, quận 10 và một phần của quận 11. Trong đó quận 5 là khu vực sinh sống chủ yếu của cộng đồng người Việt gốc Hoa.
Ngày nay, Chợ Lớn được dùng để chỉ vùng đất bao gồm quận 5, quận 6, quận 10 và một phần của quận 11. Trong đó quận 5 là khu vực sinh sống chủ yếu của cộng đồng người Việt gốc Hoa.
 Bên trong một hiệu thuốc đông y của gia đình người Hoa ở Chợ Lớn.
Bên trong một hiệu thuốc đông y của gia đình người Hoa ở Chợ Lớn.
Cảnh công nhân tại một xưởng sản xuất giày nổi tiếng ở Sài Gòn thời bấy giờ. Cho đến nay, thương hiệu này vẫn còn tồn tại.
Cảnh công nhân tại một xưởng sản xuất giày nổi tiếng ở Sài Gòn thời bấy giờ. Cho đến nay, thương hiệu này vẫn còn tồn tại.
 Hai nữ công nhân đang làm việc tại một xưởng giày dép.
Hai nữ công nhân đang làm việc tại một xưởng giày dép.



Di Vỹ (VNE)
Ảnh: Patrick Zachmann/ Magnum Photos

Có thể bạn quan tâm

Độc đáo có "1-0-2" cảnh cá chép ăn hoa sen

Độc đáo có "1-0-2" cảnh cá chép ăn hoa sen

Ngay khi tiếp cận được bông sen thơm ngát, trái với suy nghĩ của mọi người rằng cá chép sẽ từ tốn thưởng hoa, con cá này mạnh mẽ nhao đến, cắn thẳng vào từng cánh hoa thơm ngát, cố gắng giật đứt, nuốt vào mồm.
Giữa Hà Nội mới xuất hiện một ngôi làng bích họa

Giữa Hà Nội mới xuất hiện một ngôi làng bích họa

Hơn 20 bức tranh với nội dung gắn với văn hóa lịch sử thôn Chử Xá (Gia Lâm, Hà Nội) được vẽ lên những bức tường đã tạo nên một diện mạo mới và hấp dẫn cho một làng quê Bắc Bộ. Nơi đây hứa hẹn sẽ là điểm đến mới cho nhiều du khách trong và ngoài nước.
Say sưa cốm Tú Lệ

Say sưa cốm Tú Lệ

Tú Lệ là một xã thuộc huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. Thung lũng Tú Lệ được vây quanh bởi ba ngọn núi: Khau Phạ, Khau Thán và Khau Song. Từ lâu, nơi đây đã nổi tiếng với một loại nếp có hạt to tròn, trắng trong.