Hàng hóa, thực phẩm dồi dào, người Hà Nội yên tâm thực hiện Chỉ thị 16

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ngày đầu tiên Hà Nội thực hiện giãn cách, lượng hàng hóa tại các chợ, siêu thị dồi dào. Có hiện tượng mua tích trữ, nhưng không phổ biến.

Nguồn cung hàng hóa tại chợ và siêu thị đều dồi dào. Ảnh: Bích Liên
Nguồn cung hàng hóa tại chợ và siêu thị đều dồi dào. Ảnh: Bích Liên


Khách hàng đông hơn ngày thường, nhưng trật tự

Dường như đoán được tâm lý người dân sẽ mua hàng đông hơn ngày thường, nên ngay sáng đầu tiên Hà Nội thực hiện giãn cách, lượng hàng hóa thực phẩm về chợ, đặc biệt là thịt, cá, trứng gia cầm đều tăng gấp đôi, gấp 3, sức mua cũng tăng.

Chị Nguyễn Kim Nhung - bán thịt lợn tại ngõ 26 phố Doãn Kế Thiện (Cầu Giấy, Hà Nội) - cho biết: Trong sáng 24.7, gia đình chị đã huy động 4 người cùng tham gia bán hàng, “lực lượng” nhân sự gấp đôi bình thường.

“Từ 6 giờ sáng đến 1 giờ chiều, chúng tôi bán được 7 con lợn móc hàm (đã mổ bỏ nội tạng) và 40 con gà. Lượng hàng bán ra gấp 6-7 lần ngày thường vì nhiều người mua cho cả tuần để giảm số lần đi chợ” - chị Nguyễn Kim Nhung nói.

Anh Nguyễn Quân - bán thịt lợn tại ngõ 56 Mai Dịch (Cầu Giấy, Hà Nội) - cũng cho hay, số lượng thịt, trứng bán ra đều cao gấp nhiều ngày thường.

Tiếp xúc với những người mua hàng, PV được biết: Khách hàng có tâm lý khá bình tĩnh, chủ động. Có vài trường hợp mua số lượng lớn để tích trữ, nhưng phần lớn người tiêu dùng chỉ mua đủ ăn trong tuần để giảm việc phải đi chợ hàng ngày. Hoàn toàn không có tình trạng chen lấn, tranh cướp mua, bán hàng hóa.

Tại các siêu thị, lượng khách hàng cũng đông hơn ngày thường và tâm lý mua hàng khá ổn định. Hầu hết siêu thị đều bổ sung thêm nhân lực để “châm” hàng, hỗ trợ khách lựa chọn hàng hóa, hướng dẫn khách thực hiện đeo khẩu trang, xịt gel khử khuẩn, xếp hàng theo sơ đồ hướng dẫn khoảng cách 2m…

 

Trong sáng 24.7, chị Nhung bán được 7 tạ hàng hóa gồm 7 con lợn mổ sẵn. Ảnh: Vũ Long
Trong sáng 24.7, chị Nhung bán được 7 tạ hàng hóa gồm 7 con lợn mổ sẵn. Ảnh: Vũ Long


Siêu thị đẩy mạnh bán online

Trao đổi với PV Lao Động, ông Nguyễn Thái Dũng - Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Bán lẻ BRG (BRG Retail) - nói rằng: Trước tình hình dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp, Công ty TNHH Bán lẻ BRG đã chủ động xây dựng phương án bảo đảm cung ứng đầy đủ hàng hóa thiết yếu với mức giá không đổi tại hệ thống 77 siêu thị, Minimart thuộc BRGMart ở các tỉnh phía Bắc (Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh) và các tỉnh phía Nam (TPHCM, Vũng Tàu) nhằm góp phần phòng chống dịch, tham gia bình ổn tâm lý và giá cả trên thị trường.

BRG Retail đã chủ động làm việc với các nhà cung cấp để tăng lượng dự trữ hàng hóa tại từng điểm bán lên khoảng 300% và tăng gấp 10 lần tại kho hàng trung tâm. Trong đó, tập trung chủ yếu vào nhóm 13 mặt hàng thiết yếu cần bình ổn giá bao gồm: Gạo, thịt gà, trứng gà, thực phẩm chế biến, đồ hộp, thủy hải sản đông lạnh, bún mì phở ăn liền, dầu ăn, gia vị, rau củ quả…

“BRGMart cam kết không tăng giá các mặt hàng thiết yếu để cùng chung tay phòng chống dịch. Hệ thống siêu thị, Minimart BRGMart đã triển khai tích cực các chương trình bán hàng không lợi nhuận, hỗ trợ tiêu thụ nông sản cho một số địa phương gặp khó khăn trong việc tìm đầu ra do tác động bởi dịch COVID-19”- ông Nguyễn Thái Dũng nói.

Hệ thống siêu thị Big C (Tập đoàn Central Retail) cũng tăng cường nguồn cung hàng hóa, đa dạng các kênh bán hàng, kéo dài thời hoạt động đến 22 giờ đêm.

 

Hàng hóa dồi dào tại các siêu thị. Ảnh: Vũ Long
Hàng hóa dồi dào tại các siêu thị. Ảnh: Vũ Long


“Chúng tôi đã tăng lượng hàng thực phẩm khô, dự trữ lên 30-50% với thông thường, đặc biệt có thể lên 100% với một số mặt hàng có nhu cầu cao. Với các mặt hàng tươi sống, Central Retail đã làm việc với các nhà cung cấp về kế hoạch giao hàng hằng ngày với lượng tăng lên 200-300% so với thông thường.

Ngoài việc mở cửa cho mọi người đến mua sắm trực tiếp, Big C còn tăng cường kênh bán hàng trực tuyến như: Ứng dụng GO! & Big C, Hotline mua hàng 1900 1880, Zalo shop, Grabmart…” - bà Nguyễn Thị Bích Vân, Giám đốc Truyền thông Tập đoàn Central Retail, cho biết.

Hệ thống siêu thị, Minimart thuộc BRGMart cũng đẩy mạnh các kênh mua sắm trực tuyến để phục vụ khách hàng đặt hàng qua App BRG Shopping, Hotline, Fanpage… và dịch vụ giao hàng tại nhà (áp dụng tại khu vực phía Bắc)…

Tại các siêu thị mini, các chợ dân sinh, tiểu thương cũng áp dụng bán hàng qua điện thoại: Khách hàng thông báo số lượng, chủng loại thực phẩm, chủ hàng sẽ chuẩn cân và đóng gói sẵn để khách đến lấy hoặc chủ hàng giao tận nhà, rất tiện lợi.

https://laodong.vn/kinh-te/hang-hoa-thuc-pham-doi-dao-nguoi-ha-noi-yen-tam-thuc-hien-chi-thi-16-934069.ldo
 

Theo Vũ Long (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

'Lên dây cót' cho điện

'Lên dây cót' cho điện

"Không để thiếu điện cho sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng trong bất cứ hoàn cảnh, trường hợp nào, nhất là vì lý do chủ quan từ công tác điều hành", đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong cuộc họp cuối tuần qua.
Bộ Công thương thí điểm tính giá điện 2 thành phần, tiền điện ảnh hưởng ra sao?

Bộ Công thương thí điểm tính giá điện 2 thành phần, tiền điện ảnh hưởng ra sao?

Giá bán điện 2 thành phần có nhiều ưu thế vượt trội với mục tiêu tính đúng, tính đủ chi phí mà người tiêu dùng điện gây ra cho hệ thống. Bộ Công thương khẳng định, thí điểm cần thiết để đánh giá, tính toán được khoản tiền điện chênh lệch giữa biểu giá điện hiện hành và biểu giá điện 2 thành phần.