Tôn mạ của Việt Nam thoát 'án thuế' trợ cấp của Canada

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Canada quyết định không áp thuế chống trợ cấp đối với sản phẩm thép chống ăn mòn nhập khẩu từ Việt Nam, đồng thời giảm thuế chống bán giá xuống còn 2,3-16,2% cho các doanh nghiệp có hợp tác đầy đủ trong quá trình điều tra vụ kiện.
 

Sản phẩm tôn mạ các loại (tức thép chống ăn mòn - COR) hiện được xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới.
Sản phẩm tôn mạ các loại (tức thép chống ăn mòn - COR) hiện được xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới.


Ngày 19-10, phòng Xử lý thương mại nước ngoài (Bộ Công thương), cho biết Canada chính thức kết luận Chính phủ Việt Nam đã không trợ cấp sản phẩm tôn mạ (tức thép chống ăn mòn - COR) cho các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu thép COR, do đó sẽ không áp thuế chống trợ cấp với mặt hàng thép này nhập khẩu từ Việt Nam.

Đồng thời, Canada cũng điều chỉnh giảm thuế chống bán phá giá đáng kể so với quyết định sơ bộ. Cụ thể, các doanh nghiệp xuất khẩu tham gia hợp tác đầy đủ trong vụ việc (chiếm khoảng 97% tổng kim ngạch xuất khẩu thép COR từ Việt Nam sang Canada) có mức thuế chống bán phá giá chỉ còn 2,3-16,2%, giảm từ 36,3% - 91,8% trong giai đoạn áp thuế sơ bộ.

Tuy nhiên, theo Bộ Công thương, hiện Canada đang đánh giá về thiệt hại đối với ngành sản xuất trong nước.

Nên mức thuế chống bán phá giá cuối cùng sẽ được công bố vào ngày 13-11 tới đây. Trong trường hợp kết luận không có thiệt hại, Canada sẽ không áp thuế chống bán phá giá với thép COR của Việt Nam.

Trước đó, khi Canada ban hành kết luận sơ bộ, Bộ Công thương đã có ý kiến chính thức về kết luận này và đề nghị cơ quan có thẩm quyền của Canada giữ nguyên kết luận về trợ cấp, tính toán lại biên độ phá giá trên cơ sở tuân thủ chặt chẽ các quy định về phòng vệ thương mại của WTO và Canada.

Theo Hiệp hội thép Việt Nam, tính đến cuối tháng 8-2020, Việt Nam xuất khẩu thép đạt 5,96 triệu tấn, trị giá 3,11 tỷ USD đến hơn 30 nước trên thế giới, trong đó các thị trường xuất khẩu chính là ASEAN, Trung Quốc, Đài Loan, Hoa kỳ...

Theo TRẦN VŨ NGHI (TTO)

Có thể bạn quan tâm

'Lên dây cót' cho điện

'Lên dây cót' cho điện

"Không để thiếu điện cho sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng trong bất cứ hoàn cảnh, trường hợp nào, nhất là vì lý do chủ quan từ công tác điều hành", đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong cuộc họp cuối tuần qua.
Bộ Công thương thí điểm tính giá điện 2 thành phần, tiền điện ảnh hưởng ra sao?

Bộ Công thương thí điểm tính giá điện 2 thành phần, tiền điện ảnh hưởng ra sao?

Giá bán điện 2 thành phần có nhiều ưu thế vượt trội với mục tiêu tính đúng, tính đủ chi phí mà người tiêu dùng điện gây ra cho hệ thống. Bộ Công thương khẳng định, thí điểm cần thiết để đánh giá, tính toán được khoản tiền điện chênh lệch giữa biểu giá điện hiện hành và biểu giá điện 2 thành phần.