Ngành gỗ vượt qua COVID-19, mang về kim ngạch xuất khẩu 12 tỉ USD

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Dù khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, nhưng ngành gỗ trong 3 tháng đầu năm vẫn đạt giá trị xuất khẩu 2,77 tỉ USD, tăng 14,8% so với cùng kỳ năm 2019.

 

 



Xuất khẩu gỗ sẽ khởi sắc sắc từ quý 3.2020

Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) Hà Công Tuấn, hiện nay gỗ là 1 trong 3 ngành chủ lực phát triển kinh tế Việt Nam, trong thời điểm cả thế giới khó khăn về dịch bệnh thì ngành gỗ trong 3 tháng đầu năm giá trị xuất khẩu vẫn đạt 2,77 tỉ USD, tăng 14,8% so với cùng kỳ năm 2019.

Tuy nhiên, sang đến tháng 4, do ảnh hưởng của dịch COVID-19 tác động mạnh tại một số quốc gia là thị trường chính của ngành gỗ như Hoa Kỳ, các quốc gia Châu Âu (EU), Úc, Canada hạn chế hoặc ngừng nhập hàng hóa..., nên giá trị  xuất khẩu gỗ và lâm sản giảm mạnh.

Dự báo, trong quý II giá trị xuất khẩu sẽ đạt khoảng 2,18 tỉ USD, giảm 20% so với cùng kỳ năm 2019 và giảm 11,3% so với quý I/2020.

Thứ trưởng Hà Công Tuấn cho rằng, mặc dù chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19, nhưng ngành gỗ cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sáng tạo. Trong quý 4.2020, ngành gỗ cần đạt mục tiêu tốc độ tăng trưởng xuất khẩu là 15%.

"Với năng lực sản xuất phấn đấu, chúng ta hoàn toàn có thể thực hiện được mục tiêu cả năm 2020 xuất khẩu đạt khoảng 12 tỉ USD" - Thứ trưởng Hà Công Tuấn nói.

Tái cơ cấu để thích ứng với tình hình mới

Ông Đỗ Xuân Lập-Chủ tịch Hiệp hội gỗ Việt Nam cho hay, để đạt được cá chỉ tiêu tăng trưởng xuất khẩu gỗ trong tình hình mới, tiêu dùng đã có sự thay đổi, cần xây dựng lại chiến lược phát triển sản phẩm, trong đó phát triển sản phẩm đồ gỗ dành cho gia đình là ưu tiên số một.

“Thực tế, những nhà máy làm không kịp đơn hàng chính là đi theo cách này, đây là cơ hội mở ra đường hướng cho ngành gỗ. Cùng với đó, ngành gỗ cần phải đẩy mạnh phát triển thị trường nội địa, đa dạng hóa giải pháp bán hàng. Nhiều cơ sở sản xuất trong nước đã kết nối với nhau để thành lập các nhóm bán hàng online, chia sẻ với các thành viên trong ngành cung ứng cho thị trường nội địa”- ông Lập nhấn mạnh.

Trước những khó khăn do dịch COVID-19, Bộ NNPTNT đang cùng các bộ, ngành liên quan tập trung giải quyết, tháo gỡ khó khăn cho 4.600 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đồ gỗ như về tín dụng, vay vốn ngân hàng, giãn, nợ thuế, chính sách về an sinh xã hội... để phục hồi sản xuất và xuất khẩu nhanh nhất.

"Các hiệp hội, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất cần rà soát lại chiến lược kinh doanh để có nguồn lực tốt nhất khi thời điểm quý 3 và 4 khai thác mục tiêu cao nhất hướng tới xuất khẩu gỗ năm 2020 đạt 12 tỉ USD" - Thứ trưởng Hà Công Tuấn phân tích.


 

Từ quý 3.2020, xuất khẩu gỗ sẽ khởi sắc. Ảnh: Khánh Vũ
Từ quý 3.2020, xuất khẩu gỗ sẽ khởi sắc. Ảnh: Khánh Vũ



Cần phải tiếp tục tái cơ cấu ngành hàng sâu rộng hơn theo hướng hiện đại, bền vững và xây dựng chương trình phát triển nguyên liệu quốc gia đáp ứng đủ căn bản nhu cầu, đa dạng hóa nguồn nguyên liệu để phục vụ sản xuất và chế biến gỗ.
 

https://laodong.vn/kinh-te/nganh-go-vuot-qua-covid-19-mang-ve-kim-ngach-xuat-khau-12-ti-usd-806081.ldo

Theo Khánh Vũ (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

'Lên dây cót' cho điện

'Lên dây cót' cho điện

"Không để thiếu điện cho sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng trong bất cứ hoàn cảnh, trường hợp nào, nhất là vì lý do chủ quan từ công tác điều hành", đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong cuộc họp cuối tuần qua.
Bộ Công thương thí điểm tính giá điện 2 thành phần, tiền điện ảnh hưởng ra sao?

Bộ Công thương thí điểm tính giá điện 2 thành phần, tiền điện ảnh hưởng ra sao?

Giá bán điện 2 thành phần có nhiều ưu thế vượt trội với mục tiêu tính đúng, tính đủ chi phí mà người tiêu dùng điện gây ra cho hệ thống. Bộ Công thương khẳng định, thí điểm cần thiết để đánh giá, tính toán được khoản tiền điện chênh lệch giữa biểu giá điện hiện hành và biểu giá điện 2 thành phần.