Chuyên gia Úc khuyên Việt Nam nên tỉnh táo trước cơ hội từ thương chiến

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ông Stephen Olson, cựu chuyên gia đàm phán thương mại Mỹ đồng thời là giáo sư thỉnh giảng của Đại học RMIT đã nêu quan điểm trên.
Ông Stephen Olson (ngoài cùng bên trái), cựu chuyên gia đàm phán thương mại Mỹ và giáo sư thỉnh giảng của Đại học RMIT, cho biết Việt Nam nên tỉnh táo tận hưởng niềm vui với cơ hội đến từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung. Ảnh: Ng.Ng
Tại lễ ra mắt chương trình thạc sĩ Thương mại toàn cầu của Đại học RMIT (TP.HCM) ngày 15.1, ông Stephen Olson, cựu chuyên gia đàm phán thương mại Mỹ và hiện là giáo sư thỉnh giảng của Đại học RMIT nhấn mạnh: “Việt Nam nên tỉnh táo tận hưởng niềm vui với cơ hội đến từ cuộc chiến thương mại Mỹ -Trung đang diễn ra”. Đồng thời, ông kêu gọi các nhà hoạch định chính sách và quan sát viên lưu ý một số yếu tố quan trọng khi đánh giá những ảnh hưởng của mâu thuẫn thương mại này lên Việt Nam. Vì giới hạn quy mô lực lượng lao động cũng như cơ sở hạ tầng Việt Nam so với Trung Quốc sẽ khiến nhiều nhà sản xuất cuối cùng chọn ở lại Trung Quốc và chấp nhận chi phí xuất khẩu đi Mỹ cao hơn.
Ông Stephen Olson nói: “Hãy nghĩ về một số lợi thế cạnh tranh về lực lượng lao động. Tại Việt Nam, các bạn có khoảng 14,5 triệu công nhân lao động, trong khi Trung Quốc có tới 200 triệu. Nhưng vấn đề ở đây không nằm ở quy mô, mà là ở kỹ năng. Lực lượng lao động Trung Quốc có tay nghề cao, đặc biệt khi cần đến chuyên môn về kỹ thuật - một điều kiện hết sức tiên quyết - để chế tác bậc cao trong những lĩnh vực như không gian hay trang thiết bị y tế phức tạp”.
Không chỉ nói về vấn đề lao động, ông Stephen Olson đề cập đến các vấn đề về hạ tầng của Việt Nam như cầu đường, cảng biển, đường sắt… khiến nhà đầu tư cân nhắc quyết định nên chọn đặt nhà máy hay không, chuỗi cung ứng sẽ được thiết lập thế nào. “Nếu xem xét 10 cảng biển lớn nhất trên thế giới, 6 trong số này được đặt ở Trung Quốc. Còn cảng lớn nhất ở Việt Nam được đặt tại TP.HCM và xếp hạng thứ 25. Thứ nữa, gia tăng giao thương với Mỹ kết quả từ việc các nhà sản xuất quyết định chuyển nhà máy đến Việt Nam để tránh chi phí xuất khẩu cao hơn sẽ khiến Việt Nam lọt vào tầm ngắm của Tổng thống Donald Trump”, ông Stephen Olson lưu ý.
Giáo sư Stephen Olson sẽ nằm trong số những chuyên gia tham gia giảng dạy tại Đại học RMIT trong chương trình thạc sĩ Thương mại toàn cầu được bắt đầu từ tháng 2 tới đây.
Nguyên Nga (Thanh Niên)

Có thể bạn quan tâm

'Lên dây cót' cho điện

'Lên dây cót' cho điện

"Không để thiếu điện cho sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng trong bất cứ hoàn cảnh, trường hợp nào, nhất là vì lý do chủ quan từ công tác điều hành", đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong cuộc họp cuối tuần qua.
Bộ Công thương thí điểm tính giá điện 2 thành phần, tiền điện ảnh hưởng ra sao?

Bộ Công thương thí điểm tính giá điện 2 thành phần, tiền điện ảnh hưởng ra sao?

Giá bán điện 2 thành phần có nhiều ưu thế vượt trội với mục tiêu tính đúng, tính đủ chi phí mà người tiêu dùng điện gây ra cho hệ thống. Bộ Công thương khẳng định, thí điểm cần thiết để đánh giá, tính toán được khoản tiền điện chênh lệch giữa biểu giá điện hiện hành và biểu giá điện 2 thành phần.