Chủ tịch Vimedimex Nguyễn Thị Loan bị bắt: "Cặp đôi" Vimedimex và Chứng khoán Hòa Bình "cắm đầu" giảm sàn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Một điều thú vị là khi thị trường rộ lên tin đồn Chủ tịch Vimedimex Nguyễn Thị Loan bị bắt thì CTCP Chứng khoán Hoà Bình (nơi bà Loan cũng làm Chủ tịch HĐQT) lại đưa thông tin gom 10,36% cổ phần VMD với mục đích đầu tư, đẩy giá cổ phiếu tăng trần 4 phiên liên tiếp.

Chứng khoán Hoà Bình gom cổ phiếu VMD khi tin đồn Chủ tịch Vimedimex Nguyễn Thị Loan bị bắt

Mở cửa phiên giao dịch ngày 10/11, cổ phiếu VMD của công  CTCP Y Dược phẩm Vimedimex – Công ty bà Nguyễn Thị Loan giữ ghế Chủ tịch đã ngay lập tức giảm 6,92% so với phiên giao dịch liền kề, về ngưỡng 43.050 đồng/cp và đà giảm vẫn còn đang tiếp diễn. Đà giảm này đến từ thông tin bà Nguyễn Thị Loan bị bắt vào tối ngày 9/11.

Trước đó, cổ phiếu VMD có phiên tăng trần liên tiếp thứ 4 sau chuỗi ngày giảm điểm, chốt phiên giao dịch ngày 9/11/2021 tại mức giá 46.250 đồng/cổ phiếu.

Chuyển động tại cổ phiếu VMD dường như trùng hợp với động thái gom mua của CTCP Chứng khoán Hòa Bình (HNX: HBS).

Nhằm mục đích đầu tư, mới đây Chứng khoán Hoà Bình (HBS) đã đăng ký vừa đăng ký mua 1,6 triệu cp VMD,  tương đương 10,36% vốn tại Vimedimex. Thời gian Chứng khoán Hòa Bình mua vào cổ phiếu VMD bắt đầu từ ngày 8/11/2021 đến ngày 7/12/2021. Ước tính sau khi Chứng khoán Hòa Bình hoàn tất mua vào 1,6 triệu cổ phiếu VMD, Chứng khoán Hòa Bình sẽ nắm giữ 1.601.200 cổ phiếu, tương đương 10,37% vốn điều lệ của Vimedimex.


 

Một số thông tin Chủ tịch Vimedimex Nguyễn Thị Loan. Ảnh: Quang Dân.
Một số thông tin Chủ tịch Vimedimex Nguyễn Thị Loan. Ảnh: Quang Dân.



Như Dân Việt đã thông tin, bà Nguyễn Thị Loan đồng thời là Chủ tịch HĐQT tại Vimedimex và Chứng khoán Hoà Bình. Bà Nguyễn Thị Loan là một trong những cổ đông sáng lập Chứng khoán Hoà Bình vào năm 2008 và HBS với vai trò là cổ đông chiến lược trở thành bệ đỡ giúp "nữ doanh nhân đang vướng vòng lao lý" này đặt chân vào Vimedimex.

Tính đến ngày 30/6/2021, bà Nguyễn Thị Loan sở hữu 85.556 cổ phần Vimedimex, tương ứng tỉ lệ 0,55%. Nếu gộp cả phần sở hữu của chồng và con, bà Loan có 1.226.706 cổ phần, tương ứng 7,94%. Tương đương với giá trị quy đổi thành tiền gần 56,7 tỷ đồng, tính theo thị giá cổ phiếu VMD chốt phiên giao dịch ngày 9/11/2021 là 46.250 tỷ đồng/cp.

Trong khi đó, tại HBS, bà Nguyễn Thị Loan đang nắm giữ 3.730 cổ phần, tương ứng tỉ lệ 0.113%.

Mở cửa phiên giao dịch sáng 10/11, cổ phiếu HBS đang niêm yết ở ngưỡng 14.000 đồng/cp, giảm 6,08% so với phiên giao dịch liền kề.

Nhiều nhà đầu tư "mắc kẹt" với Vimedimex

Việc liên tục tăng trần làm gợi nhớ lại chuỗi tăng giá điên rồ của cổ phiếu VMD với 18 phiên tăng điểm liên tiếp từ 9/8 đến 1/9, trong đó có tới 16 phiên tăng kịch trần, đi từ 24.700 đồng/cp lên 82.400 đồng/cp, tương ứng mức tăng trưởng 212%.

Đà tăng giá cổ phiếu được lý giải do nhà đầu tư kỳ vọng Vimedimex có thể đạt được lãi cao nhờ thông tin Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Y tế chủ trì hỗ trợ Vimedimex nhập khẩu vaccine Covid-19 về Việt Nam.

Tuy nhiên, sau kỳ nghĩ lễ 2/9, cổ phiếu VMD đã "lau sàn" 5 phiên liên tiếp, về còn 57.600 đồng/cp. Sau đó giảm sâu về còn 35.400 đồng/cp ở những phiên giao dịch đầu tháng 11.

 

 Bà Nguyễn Thị Loan bị khởi tố. Ảnh cắt từ clip VTV1
Bà Nguyễn Thị Loan bị khởi tố. Ảnh cắt từ clip VTV1


Dù thị giá cổ phiếu biến động mạnh, tuy vậy, có nhiều thời điểm việc bán ra cổ phiếu VMD ở không phải dễ dàng. Đơn cử như tại phiên 10/9 của mã này đạt 54.100 cổ phiếu nhưng dư bán sàn cuối phiên còn tới 332.000 đơn vị, trắng bên mua. Theo đó, rất nhiều nhà đầu tư "mắc kẹt" với VMD.

Một trong những nhà đầu tư "chốt lời hụt" có thể kể đến bà Đào Thị Bình, vợ ông Nguyễn Tiến Hùng, Phó chủ tịch HĐQT Vimedimex, đã đăng ký bán 200.000 cổ phiếu trong tổng số 540.364 cổ phiếu đang nắm giữ (tương ứng tỷ lệ sở hữu là 3,5%) với mục đích đáp ứng nhu cầu tài chính cá nhân.

Giao dịch dự kiến được thực hiện từ ngày 1/9- 30-9/2021, theo hình thức khớp lệnh hoặc thỏa thuận. Nếu giao dịch được hoàn thành, bà Bình chỉ còn sở hữu 340.364 cổ phiếu VMD (tương ứng tỉ lệ sở hữu 2,20%).

Với thị giá cổ phiếu VMD kết thúc giao dịch ngày 30/8/2020 ở ngưỡng 72.100 đồng/cp, bà Bình sẽ thu về 14,4 tỷ đồng.

Tuy nhiên, theo thông báo ngày 30/9 của Vimedimex cho biết, Bà Bình chỉ bán được 132.000 cổ phiếu trong tổng số 200.000 cổ phiếu đã đăng ký bán. Nguyên nhân do diễn biến giá cổ phiếu không phù hợp với kỳ vọng.

Trong khi đó, bà Nguyễn Thị Việt - em gái ông Hùng đã bán toàn bộ 20.140 cổ phiếu VMD tương đương 0,13% vốn điều lệ. Ngày thực hiện giao dịch từ 9/9-7/10.

9 tháng đầu năm 2021, Vimedimex ghi nhận 9.769 tỷ đồng doanh thu, giảm 24% so với năm 2020. Lợi nhuận sau thuế 28 tỷ đồng, giảm 2%. Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu chỉ đạt 0,28%.

Đến cuối tháng 9/2021, tổng tài sản Vimedimex là 6.182 tỷ đồng, giảm hơn 2.000 tỷ đồng so với đầu năm. Phần biến động đến từ các khoản phải thu ngắn hạn giảm 1.400 tỷ về còn 2.162 tỷ đồng. Ngoài ra, doanh nghiệp còn hơn 3.316 tỷ đồng hàng tồn kho, chiếm hơn 50% tổng tài sản.

https://danviet.vn/chu-tich-vimedimex-nguyen-thi-loan-bi-bat-cap-doi-vimedimex-va-chung-khoan-hoa-binh-cam-dau-giam-gia-20211110083408729.htm
 

Theo Quang Dân (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Lãi suất tiết kiệm rục rịch tăng

Lãi suất tiết kiệm rục rịch tăng

Từ đầu tháng 4, xu hướng tăng lãi suất tiết kiệm ở một số ngân hàng nhen nhóm trở lại với mức tăng 0,1- 0,2% tại các kỳ hạn khác nhau. Theo các chuyên gia nguyên nhân bởi đang có xu hướng dòng tiền rút ra khỏi ngân hàng tìm đến các kênh đầu tư khác trong khi đó tín dụng bắt đầu khởi sắc.