50 năm xây dựng và trưởng thành

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Bệnh viện Quân y 211 ra đời trong chiến tranh ác liệt, đối mặt với những khó khăn, thách thức, nhưng bằng nỗ lực của mình những người lính mặc áo bluse trắng đã vượt lên tất cả để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Trải qua 50 năm xây dựng và trưởng thành, giờ đây từ cơ sở vật chất đến đội ngũ y-bác sĩ đã trở thành một trong những bệnh viện hàng đầu khu vực Tây Nguyên.
 

Trưởng thành trong khói lửa chiến tranh

Bệnh viện Quân y 211 tiền thân là Bệnh viện 84 được thành lập ngày 31-12-1965 theo Quyết định số 2241 của Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần. Nhiệm vụ chủ yếu là “thu dung điều trị thương-bệnh binh của chiến trường B3 (Tây Nguyên). Ngoài ra còn nhận thêm thương-bệnh binh của Hạ Lào và Đường dây 559”. Ngay sau khi được thành lập, với tinh thần tất cả cho mặt trận, tất cả vì thương-bệnh binh, chỉ trong một thời gian ngắn, Bệnh viện đã nhanh chóng kiện toàn đầy đủ về tổ chức biên chế, tham gia phục vụ chiến đấu, chiến đấu trên chiến trường B3.

Trong bom đạn ác liệt, tập thể cán bộ, chiến sĩ, nhân viên của Bệnh viện nhanh chóng trưởng thành, là những thầy thuốc giỏi, hết lòng hết sức cứu chữa và phục vụ thương, bệnh binh, tích cực nâng cao sức khỏe bộ đội. Trong 10 năm ở chiến trường Tây Nguyên, Bệnh viện Quân y 211 hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của một bệnh viện chuyên khoa  của chiến trường. Bệnh viện không những thu dung, điều trị từ 1.500 đến 2.000 thương-bệnh binh, vượt hơn nhiều lần quy mô tổ chức mà còn tích cực phục vụ các chiến dịch của bộ đội chủ lực Tây Nguyên. Ngoài ra còn tích cực chỉ đạo tuyến, đào tạo bồi dưỡng bác sĩ, nhân viên quân y cho mặt trận, nghiên cứu khoa học, sản xuất thuốc men và tăng gia sản xuất. Từ trong chiến tranh, đội ngũ cán bộ, chiến sĩ vừa là những y-bác sĩ, thầy thuốc tận tâm cứu chữa cho đồng chí đồng đội, vừa cầm súng chiến đấu.

 

Sau cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, trong đội hình chiến đấu của Binh đoàn Tây Nguyên, cán bộ, chiến sĩ Bệnh viện Quân y 211 tiếp tục tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu tại biên giới Tây Nam, làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia và bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc, trực tiếp cứu chữa, giành lại sự sống cho biết bao đồng đội, trả nhanh quân số về đơn vị chiến đấu, góp phần quan trọng vào thành tích chung của Binh đoàn, vun đắp nên truyền thống vẻ vang “Đoàn kết, dũng cảm; tận tụy, thủy chung; sáng tạo, tự lực; khoa học, thực tiễn”.

Nghĩa tình với Tây Nguyên

Bệnh viện được hình thành và phát triển trên mảnh đất Tây Nguyên. Đồng bào các dân tộc Tây Nguyên đã che chở nuôi dưỡng đội ngũ cán bộ chiến sĩ của đơn vị, chính vì thế những người lính cũng là những lương y luôn một lòng với đồng bào nơi đây. Năm 2015, Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư số 118/2015/TT- BQP về sửa đổi, bổ sung Thông tư số 215/2013/TT- BQP ngày 13-12-2013 về việc công nhận xếp hạng các đơn vị sự nghiệp y tế trong Quân đội Nhân dân Việt Nam. Bệnh viện được bổ sung nhiệm vụ, trở thành bệnh viện hạng 1 nằm trong đội hình của Quân đoàn. Bệnh viện có nhiệm vụ khám, cấp cứu, thu dung, điều trị, chăm sóc sức khỏe cho cán bộ, chiến sĩ trong Binh đoàn và các đơn vị của Bộ, của Quân khu 5 trên địa bàn đứng chân. Đồng thời, đơn vị cũng tham gia điều trị cho các đối tượng hưởng bảo hiểm y tế, điều trị cho nhân dân có thu một phần viện phí.

 

Trong 50 năm qua, Bệnh viện Quân y 211 đã vinh dự được Đảng và Nhà nước tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (ngày 31-12-1989); 1 Huân chương Chiến công hạng nhì, 3 Huân chương Chiến công hạng ba; Huân chương Quân công hạng ba; 1 Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng nhì và 2 Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng ba. Khoa Ngoại 1 của Bệnh viện được tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Sau 50 năm xây dựng chiến đấu, trưởng thành, đến nay trên 80% bác sĩ của bệnh viện có trình độ trên đại học, chuyên khoa 1, chuyên khoa 2, thạc sĩ… Bệnh viện đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ khám, cấp cứu, thu dung điều trị cho người bệnh, không có tai nạn nghề nghiệp xảy ra. Đặc biệt, nhiều năm qua, đội ngũ y-bác sĩ của Bệnh viện đã cấp cứu nhiều ca bệnh hiểm nghèo đem lại sự sống cho người bệnh. Đội ngũ y-bác sĩ của Bệnh viện không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Đến nay, Bệnh viện đã làm chủ được kỹ thuật nội, ngoại khoa, chuyên khoa nội tim mạch, truyền nhiễm, phẫu thuật thần kinh sọ não, thực hiện kỹ thuật nối bàn chân tay đứt lìa…

Thời gian tới, Bệnh viện phấn đấu trở thành đơn vị thực sự vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức; quân nhân, công nhân viên quốc phòng có bản lĩnh chính trị kiên định vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt, tinh thần gương mẫu trách nhiệm cao trong công tác, sẵn sàng nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. Nâng cao năng lực lãnh đạo sức chiến đấu của các cấp ủy, tổ chức Đảng, thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủ, làm tốt công tác quản lý, giáo dục rèn luyện xây dựng đội ngũ đảng viên gắn với xây dựng đội ngũ cán bộ. Đồng thời tập trung lãnh đạo, chỉ đạo làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề cho đội ngũ y-bác sĩ, nhân viên chuyên môn. Bệnh viện thường xuyên rà soát nắm chắc trình độ, chuyên môn năng lực kinh nghiệm thực tiễn của đội ngũ thầy thuốc, làm tốt việc huấn luyện, bồi dưỡng về chuyên môn tại đơn vị. Cùng với đó, đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học tổng kết thực tiễn; tiếp thu những kỹ thuật khó kể cả về nội khoa-ngoại khoa và cận lâm sàng; cập nhật và phổ biến kịp thời cho đội ngũ thầy thuốc nắm được những thông tin mới nhất về khoa học y dược.

Cùng với đó, đơn vị nâng cao chất lượng công tác sẵn sàng chiến đấu, huấn luyện, đẩy mạnh công tác xây dựng chính quy, quản lý kỷ luật. Thường xuyên duy trì thực hiện nghiêm túc các chế độ trực chỉ huy, trực sẵn sàng chiến đấu, trực chuyên môn. Chủ động kiện toàn đầy đủ quân số, vũ khí, trang-thiết bị y tế cho các lực lượng làm nhiệm vụ huấn luyện sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu. Bệnh viện chú trọng kiện toàn và luyện tập thành thạo các phương án tác chiến đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ chiến đấu, phục vụ chiến đấu, phòng-chống dịch bệnh, thu dung cấp cứu và phòng-chống thảm họa, thiên tai, dịch bệnh...

Đại tá Bùi Xuân Hữu
Giám đốc Bệnh viện

Có thể bạn quan tâm

Nỗi niềm bác sĩ trực cấp cứu

Nỗi niềm bác sĩ trực cấp cứu

(GLO)- Dốc toàn tâm toàn lực cứu chữa cho bệnh nhân nhưng chỉ vì một vài lý do khách quan nào đấy, các bác sĩ, nhân viên y tế lại bị chính bệnh nhân hay người thân của họ hành hung. Đấy là nỗi ám ảnh mà những ai từng trải qua sẽ không thể nào quên.
Ăn quả thầu dầu, 5 học sinh bị ngộ độc

Ăn quả thầu dầu, 5 học sinh bị ngộ độc

Thấy chùm quả lạ, 5 em nhỏ đã hái và chia nhau ăn. Ngay sau khi ăn chùm quả lạ này, các em xuất hiện tình trạng đau bụng, buồn nôn, nôn. Quả lạ gây ngộ độc được xác định là hạt thầu dầu. Độc tố trong hạt thầu dầu được xác định rất độc, trẻ em ăn 3 – 4 quả thậm chí có nguy cơ tử vong.
Hi hữu cứu sống nữ sinh 18 tuổi mắc bệnh hiếm sau 5 tháng nằm viện

Hi hữu cứu sống nữ sinh 18 tuổi mắc bệnh hiếm sau 5 tháng nằm viện

Ban đầu chỉ từ các triệu chứng lo lắng, đau đầu nhiều, sốt cao liên tục, khó tiếp xúc, bác sĩ phát hiện bệnh nhân mắc bệnh viêm não hiếm gặp. Bệnh nhân trải qua thời gian nằm viện, điều trị dài kỉ lục, với gần 5 tháng quyết tâm, không nản lòng của cả thầy thuốc, thân nhân đã mang lại sự hồi phục cho cô gái trẻ.
Bại não: Bệnh các bà mẹ cần biết

Bại não: Bệnh các bà mẹ cần biết

Bại não là một thuật ngữ thường dùng để mô tả một nhóm các tình trạng bệnh mạn tính ảnh hưởng đến vận động và sự phối hợp cơ bắp. Bại não do các tổn thương một hoặc nhiều vùng của não, thường xảy ra trong quá trình phát triển của thai nhi trước, trong hoặc sau sinh một thời gian ngắn hay trong thời kỳ trẻ nhỏ.
Hạ cholesterol từ bí đỏ

Hạ cholesterol từ bí đỏ

Cholesterol tích tụ nhiều trong cơ thể có thể gây xơ vữa động mạch, dẫn đến bệnh tim mạch. Dùng nước uống từ bí đỏ có tác dụng kiểm soát cholesterol.
Những thầy thuốc tận tâm với nghề

Những thầy thuốc tận tâm với nghề

(GLO)- Bằng tấm lòng thương yêu người bệnh, các cán bộ y tế xã Ia Rsươm (huyện Krông Pa) đang ngày ngày cần mẫn giúp đồng bào nghèo nơi đây xua đuổi bóng ma bệnh tật và chăm sóc tốt sức khỏe ban đầu cho người dân.