Kỳ vọng vào 'bong bóng du lịch'

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Lãnh đạo Tổng cục Du lịch cho biết, việc mô hình “bong bóng du lịch” có được thực hiện hay không phụ thuộc rất nhiều vào diễn biến dịch bệnh trên toàn cầu. Tuy nhiên, trong đợt kích cầu du lịch lần 2 này, ngành du lịch không chỉ hướng tới khách nội địa mà còn là người nước ngoài sinh sống tại Việt Nam, các chuyên gia đủ điều kiện sức khỏe nhập cảnh vào Việt Nam.

Việc áp dụng mô hình bong bóng du lịch phụ thuộc vào diễn biến dịch bệnh Covid-19 trên toàn cầu. Ảnh:T.L
Việc áp dụng mô hình bong bóng du lịch phụ thuộc vào diễn biến dịch bệnh Covid-19 trên toàn cầu. Ảnh:T.L



Từ ngày 15.9, chính phủ đã cho phép nối lại một số đường bay thương mại quốc tế. Đây là 1 tín hiệu mừng cho ngành du lịch, bởi theo Tổng cục Du lịch, kèm theo việc nối lại đường bay quốc tế là cơ hội có hơn 5.000 khách quốc tế đến Việt Nam mỗi tuần.

Để kích thích sự phục hồi của du lịch trước những gián đoạn bởi đại dịch COVID-19, trên thế giới đã xuất hiện khái niệm “bong bóng du lịch”. Theo mô hình này, hai nước có phương án mở cửa biên giới nhằm tạo ra một “hành lang du lịch” hay còn gọi là “bong bóng du lịch”. Công dân hai nước sẽ được đi lại giữa biên giới với thời gian cách ly tối thiểu hoặc không cần cách ly nếu đến từ vùng đã kiểm soát được dịch bệnh.

Ông Hà Văn Siêu - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Việt Nam -cho biết, hiện còn quá sớm để đề cập tới mô hình “bong bóng du lịch” tại Việt Nam. Đón khách quốc tế là đích phải đến của ngành du lịch. Nhưng đón khách quốc tế không thể ào ạt được mà phải có lộ trình. Đối tượng mà ngành du lịch hướng tới trong kích cầu lần 2 này không chỉ là người Việt Nam mà còn là người nước ngoài sinh sống tại Việt Nam, các chuyên gia đủ điều kiện sức khỏe nhập cảnh vào Việt Nam. Lượng khách đó sẽ tăng theo từng bước.

Đại diện cho các doanh nghiệp du lịch, ông Vũ Thế Bình - Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam - tiết lộ: “Bong bóng du lịch là mong muốn của ngành du lịch trên toàn thế giới. Chúng tôi biết là nhiều doanh nghiệp lớn của Việt Nam cũng đang chờ đợi để được bật đèn xanh cho các dự án như vậy. Hiện nay, chính phủ bắt đầu cho mở 1 số đường bay thương mại. Đó là tiền đề. Sau khi rút kinh nghiệm từ việc mở lại các đường bay này, chúng ta hoàn toàn có thể nghĩ tới việc tạo hành lang an toàn cho khách quốc tế vào Việt Nam”.

Theo ông Vũ Thế Bình ngay lúc này các doanh nghiệp, thậm chí cả cơ quan quản lý nhà nước không nên chờ đợi mà phải lập tức chuẩn bị cho tình huống đón khách quốc tế.

“Chúng ta muốn trở thành điểm đến yêu thích của khách quốc tế, thì thông tin phải luôn luôn được cung cấp đến những thị trường quan trọng. Các doanh nghiệp, cơ quan quản lý cần liên tục cập nhật thông tin về tình hình chống dịch của Việt Nam, để khách quốc tế thấy chúng ta luôn sẵn sàng và kiểm soát tình hình”, ông Bình nhấn mạnh.

Là địa phương chịu ảnh hưởng trực tiếp, nặng nề của dịch COVID-19 lần 2 nhưng Phó giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đà Nẵng Nguyễn Xuân Bình cho biết, song song với công tác chống dịch, Đà Nẵng vẫn tiến hành xúc tiến du lịch với các đối tác Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ và một số nước Châu Âu thông qua hội thảo trực tuyến.

“Khách du lịch nước ngoài họ có kế hoạch rất dài hạn trước khi đi du lịch. Chính vì vậy, việc chuẩn bị trước nửa năm hay 1 năm không phải là quá sớm. Ngành du lịch Đà Nẵng rất mong có thông tin về phòng chống dịch được cập nhật thường xuyên để khách nước ngoài thấy được điểm đến Việt Nam nói chung là an toàn”.

Ông Nguyễn Xuân Bình cũng kỳ vọng các cơ quan quản lý nhà nước có kế hoạch xây dựng hành lang an toàn giữa các quốc gia với nhau (bong bóng du lịch) để Đà Nẵng sớm khôi phục mảng khách quốc tế, vốn chiếm hơn 30% doanh thu du lịch của toàn thành phố.

Trong khi đó, Quảng Ninh lại chuẩn bị cho “bong bóng du lịch” theo hướng nâng cao chất lượng dịch vụ và mở rộng không gian du lịch.

“Trong lúc này, Quảng Ninh cũng nghiên cứu làm sao để mở rộng không gian du lịch. Hiện tại, chúng tôi chỉ có không gian du lịch Hạ Long thôi nhưng sau này sẽ mở rộng ra Vân Đồn, Cô Tô, Móng Cái.

Ngoài ra, chúng tôi tranh thủ lúc này chú trọng công tác đào tạo quản lý điểm đến, quản lý lữ hành…Để khi mà tình hình ổn định trở lại là ngay lập tức chúng ta có thể đáp ứng được nhu cầu thị trường”, ông Phạm Ngọc Thủy - Giám đốc Sở Văn hóa - Thể Thao và Du lịch Quảng Ninh cho biết.

Trước mắt, Quảng Ninh tập trung vào đối tượng khách chuyên gia, khách công vụ được nhập cảnh vào Việt Nam và cố gắng tăng mức chi tiêu của họ tại Việt Nam, thông qua việc cải thiện chất lượng dịch vụ.

 

https://laodong.vn/kinh-te/ky-vong-vao-bong-bong-du-lich-839094.ldo

Theo Minh An (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Du lịch 'trốn nóng' lên ngôi

Du lịch 'trốn nóng' lên ngôi

Kỳ nghỉ lễ 30.4 - 1.5 chứng kiến nắng nóng gay gắt như đổ lửa trải dài từ Bắc vào Nam, nên những bãi biển mát lạnh hay vùng núi cao ngập cây xanh trở thành ưu tiên của nhiều gia đình đi chơi dịp này với quan điểm: Du lịch là phụ, trốn nóng là chính.
Người kể chuyện văn hóa qua cơm lam, gà nướng

Người kể chuyện văn hóa qua cơm lam, gà nướng

(GLO)- “Cơm lam, gà nướng không chỉ là món ăn mà còn chứa đựng câu chuyện về văn hóa của dân tộc Jrai. Vì vậy, tôi luôn nỗ lực để trở thành đầu bếp giỏi nhằm chuyển tải câu chuyện văn hóa ấy đến với mọi người qua ẩm thực”-ông Yaih (58 tuổi, làng Chuet Ngol, xã Chư Á, TP. Pleiku) bày tỏ.
Hoàng hôn buông trên cánh đồng Ngô Sơn

Hoàng hôn buông trên cánh đồng Ngô Sơn

(GLO)- Từ trên cao, cánh đồng Ngô Sơn (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh) đẹp tựa như một bức tranh. Dưới ánh hoàng hôn, từng thửa ruộng ánh lên sắc màu ấm áp, bình yên. Mời các bạn cùng ngắm nhìn vẻ đẹp của nơi này qua góc máy của tác giả Phạm Quý.
Ngắm hoàng hôn trên lòng hồ Ia Mua

Ngắm hoàng hôn trên lòng hồ Ia Mua

(GLO)- Vào những chiều hè nắng rực, khi ánh hoàng hôn dần buông soi chiếu xuống mặt nước, hồ Ia Mua (xã Bàu Cạn, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) trở thành một tấm gương khổng lồ, tạo nên khung cảnh yên bình và lãng mạn.