Chàng sinh viên khiếm thị mê nghiên cứu khoa học

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Từng đoạt giải ba cuộc thi Sinh viên nghiên cứu khoa học cấp bộ, mới đây là giải nhất lĩnh vực giáo dục thuộc Giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học Euréka 2018, chủ nhân của các đề tài nghiên cứu này là sinh viên khiếm thị Đinh Văn Lộc (Trường ĐH Sư phạm TP.HCM).
 
Lộc (hàng đầu, thứ 2 từ phải qua) nhận giải nhất Giải thưởng Eureka 2018, bằng khen của Bộ KH-CN và Huy hiệu Tuổi trẻ sáng tạo của T.Ư Đoàn tối 24.11. Ảnh: NỮ VƯƠNG
Đề tài thiết thực từ cuộc sống
Đề tài đầu tiên khi Lộc đến với nghiên cứu khoa học xuất phát từ chính những khó khăn mà người khiếm thị gặp phải trong quá trình đi học.
Lúc Lộc học ở trường dành cho người khiếm thị còn có chương trình, tài liệu riêng nhưng khi lên ĐH, phải tự mày mò tìm kiếm tài liệu vì những giáo trình mà các bạn bình thường học, Lộc không cách nào học được. Nếu muốn học phải scan từng trang rồi đưa vào phần mềm trên máy tính để đọc.
“Nhưng có những giáo trình rất dày, nếu scan hết thì tốn rất nhiều tiền. Chính vì thế, mình lên mạng tìm kiếm tài liệu nhưng cũng chỉ có được tài liệu tương tự, buộc lòng mình phải nghiên cứu rất nhiều tài liệu, cộng với kiến thức được nghe giảng trên trường để hiểu hơn về vấn đề đang học”, Lộc kể.
Từ đó, Lộc bắt đầu nghiên cứu thiết kế website để chia sẻ tài liệu dành riêng cho người khiếm thị. Đề tài này đã xuất sắc đoạt giải ba cuộc thi Sinh viên nghiên cứu khoa học cấp bộ năm 2017.
Trong quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài này, cũng là lúc rất nhiều câu chuyện về xâm hại tình dục trẻ em được đăng tải trên các phương tiện truyền thông, Lộc lại đau đáu, thế là hoàn thành xong đề tài thứ nhất, Lộc bắt tay nghiên cứu ngay đề tài thứ hai.
Lộc thiết kế các sản phẩm điện tử hỗ trợ hoạt động giáo dục phòng tránh bị xâm hại tình dục cho học sinh tiểu học. Sản phẩm đầu tiên Lộc thực hiện là website “Em cần bảo vệ” với khẩu hiệu “Hãy bảo vệ trẻ em - Ngay khi còn có thể” với các chuyên mục như pháp luật, góc cảnh giác và bảo vệ trẻ em. Sản phẩm thứ hai, Cẩm nang em cần bảo vệ nhằm tạo nguồn tài liệu đáng tin cậy cho học sinh, giáo viên và phụ huynh. Bên cạnh đó là video giải thích, mở rộng thêm những kiến thức của phần cẩm nang. Video được thiết kế với hình ảnh ngộ nghĩnh, âm thanh vui nhộn, gần gũi với trẻ.
Tính ứng dụng rất cao

Tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Huyền, Khoa Khoa học giáo dục, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, người thành lập nhóm Sách và trẻ thơ, chuyên thực hiện các chương trình dạy về phòng tránh xâm hại tình dục cho trẻ em cho biết: “Mình đánh giá rất cao tính ứng dụng và hiệu quả các sản phẩm của nhóm Lộc thực hiện, nghiên cứu của các em rất đầy đủ. Các sản phẩm này không giống sản phẩm nào trên thị trường, hệ thống đi từng phần một và rất logic”.


Qua nghiên cứu, Lộc và nhóm bạn nhận thấy game có nội dung về phòng tránh bị xâm hại tình dục cho học sinh tiểu học gần như chưa có nên thiết kế một game đố vui giúp các em vừa học vừa chơi.
Cố gắng 10 lần so với người bình thường
Dù đôi mắt không nhìn thấy nhưng Lộc có thể làm được nhiều việc mà không phải người lành lặn nào cũng có thể làm được.
“Em chưa bao giờ nghĩ Lộc có thể làm được như vậy, bạn làm như một người lành lặn và thậm chí là giỏi hơn. Dù không nhìn thấy nhưng tất cả nguồn tài liệu nghiên cứu, Lộc tiếp cận rất tốt, mọi phần liên quan công nghệ như thiết kế web, lập trình, viết code… đều một mình Lộc đảm nhiệm”, Nguyễn Hoàng An, bạn cùng nhóm hỗ trợ quá trình nghiên cứu của Lộc, chia sẻ.
Giải đáp thắc mắc của người viết sau khi nghe nhận xét của An, Lộc nói: “Nếu người bình thường cố gắng 1, thì mình phải cố gắng 10, cái gì không biết thì hỏi và tìm người để hỏi”.
Mặc dù thi khối ngành xã hội nhưng Lộc rất đam mê công nghệ. “Thời đại công nghệ mà mình không biết sẽ tự mình đào thải vì lạc hậu”, Lộc chia sẻ.
“Điều duy nhất làm khó mình chính là hình ảnh, dù bằng cách nào mình cũng không tự mình xác định được. Nếu người bình thường mất một tuần, thì mình mất một tháng... Làm gì cũng thế, mình khiếm khuyết thì phải nỗ lực hơn rất nhiều”, Lộc chia sẻ thêm.
Đến với nghiên cứu khoa học, biết rất khó khăn nhưng Lộc cho rằng muốn thực hiện ý tưởng nào đấy để giúp ích cho xã hội thì phải thông qua nghiên cứu khoa học, để có cơ hội thực nghiệm và sau đó có thể công bố kết quả để ứng dụng vào đời sống.
“Khi mình không lành lặn, sinh ra không được may mắn, nếu cứ nghĩ đến điều đó thì cũng không thể làm được gì khác hơn. Thay vào đó, hãy học cách chấp nhận và nỗ lực cống hiến công sức nhỏ bé của mình cho cộng đồng, để sống có ích hơn. Và thông qua những nghiên cứu của mình, cũng mong xã hội sẽ có cái nhìn khác về người khuyết tật. Dù khiếm khuyết nhưng họ vẫn có được những khả năng và năng lực khác”, Lộc gửi gắm.
Nữ Vương (Thanh Niên)

Có thể bạn quan tâm

Đường vào Harvard của nữ sinh 18 tuổi

Đường vào Harvard của nữ sinh 18 tuổi

Từng chỉ nói tiếng Anh bập bẹ khi sang Mỹ, nhưng Lê Nguyễn Nhật Hạ đã có sự thay đổi ngoạn mục. Cô bạn tốt nghiệp thủ khoa Trường THPT North Dallas ở bang Texas và hiện tại đang là tân sinh viên ĐH Harvard (Mỹ).

Nữ sinh chinh phục học bổng trị giá 6 tỉ đồng

Nữ sinh chinh phục học bổng trị giá 6 tỉ đồng

Phạm Ngọc Trúc Linh (18 tuổi, quê Hà Tĩnh) đã thành công chinh phục học bổng toàn phần trị giá 360.000 AUD (tương đương 6 tỉ đồng) từ Trường ĐH Monash (Úc). Được biết, Linh là một trong số ít ứng viên nhận được suất học bổng của trường đại học này dành cho thí sinh quốc tế.

Chàng trai nói về cách học để đạt thủ khoa kép

Chàng trai nói về cách học để đạt thủ khoa kép

Nguyễn Hữu Hưng, sinh viên Khoa Văn học Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, là thủ khoa tốt nghiệp đại học toàn trường với điểm trung bình tích lũy toàn khóa 9.2/10. Trước đó, nam sinh này cũng là thủ khoa toàn quốc khối C00 trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước gửi thư chúc Tết Trung Thu tới thiếu niên, nhi đồng

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước gửi thư chúc Tết Trung Thu tới thiếu niên, nhi đồng

(GLO)- Nhân dịp Tết Trung Thu 2024, ngày 13-9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã gửi thư cho các cháu thiếu niên, nhi đồng Việt Nam ở trong và ngoài nước, các cháu người nước ngoài ở Việt Nam. Báo Gia Lai điện tử trân trọng giới thiệu toàn văn Thư của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước.
Chuyện tình của cặp đôi mê... yoyo

Chuyện tình của cặp đôi mê... yoyo

"Đây là mùa giải yoyo cuối cùng mà Dũng tổ chức với tư cách là người độc thân". Nói đến đây, anh Lê Minh Dũng (34 tuổi), ngụ ở đường Trần Bình Trọng, P.1, Q.10, TP.HCM quỳ xuống cầu hôn bạn gái mình, trong sự vỗ tay reo hò của hàng trăm anh em yêu mến yoyo.
Chắp cánh “tài năng nhí”

Chắp cánh “tài năng nhí”

(GLO)- Chung kết tìm kiếm tài năng nhí năm 2024 diễn ra tối 31-8 tại TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đã tìm ra những gương mặt có triển vọng trong lĩnh vực nghệ thuật. Khởi đi từ sân chơi này “đánh thức” tài năng bên trong mỗi đứa trẻ, ươm mầm và chắp cánh cho ước mơ của các con được bay xa hơn.