Nước tháp giải nhiệt bị bẩn không chỉ làm giảm hiệu suất làm mát mà còn gây hư hại thiết bị, tăng chi phí vận hành. Nếu bạn đang tìm kiếm cách xử lý nước tháp giải nhiệt bị bẩn hiệu quả, đừng bỏ qua những giải pháp đơn giản ngay sau đây.
1. Nguyên nhân khiến nước tháp giải nhiệt bị bẩn
- Sự xâm nhập của bụi bẩn, tạp chất từ không khí
Tháp giải nhiệt vận hành trong môi trường mở nên bụi bẩn, lá cây, côn trùng… từ không khí rất dễ xâm nhập vào hệ thống.
Theo thời gian, những tạp chất này tích tụ, khiến nước bị đục, bẩn và giảm hiệu suất làm lạnh.
- Vi khuẩn, rong rêu phát triển trong tháp giải nhiệt
Môi trường ẩm, nhiệt độ phù hợp trong tháp giải nhiệt là điều kiện lý tưởng cho rong rêu, vi khuẩn sinh sôi.
![]() |
Nếu không kiểm soát đúng cách sẽ làm nước trong tháp nhanh chóng bị xanh, đục và nhớt, thậm chí gây tắc nghẽn đường ống.
- Tích tụ khoáng chất, cặn bẩn
Trong nước thường chứa nhiều khoáng chất như canxi, magie,...
Khi nước bay hơi, các khoáng chất này lắng đọng lại, hình thành cáu cặn tháp giải nhiệt
2. Tác hại của việc để nước bẩn trong tháp giải nhiệt
- Giảm hiệu suất làm mát
Nước bẩn chứa nhiều rong rêu, cáu cặn khiến khả năng trao đổi nhiệt của tháp suy giảm.
Hệ thống phải hoạt động nhiều hơn để đạt được mức làm mát mong muốn, gây tiêu tốn điện năng và giảm hiệu quả vận hành.
- Tăng nguy cơ tắc nghẽn, ăn mòn hệ thống
Cặn bẩn, rong rêu tích tụ lâu ngày trong đường ống, bề mặt trao đổi nhiệt sẽ gây tắc nghẽn, làm giảm lưu lượng nước tuần hoàn.
Ngoài ra, 1 số tạp chất còn có tính ăn mòn cao, làm hư hại đến đường ống, bơm nước và các bộ phận liên quan.
- Ô nhiễm môi trường, mất an toàn khi vận hành
Sự phát triển của vi sinh vật, vi khuẩn trong nước bẩn có thể dẫn đến hiện tượng bốc mùi khó chịu, ô nhiễm môi trường làm việc.
Thậm chí còn gây tác động xấu đến sức khỏe của con người nếu không được xử lý tốt.
- Rút ngắn tuổi thọ, tăng chi phí bảo trì tháp giải nhiệt
Để nước bẩn tồn đọng lâu ngày trong tháp giải nhiệt sẽ khiến thiết bị nhanh xuống cấp và giảm tuổi thọ.
![]() |
Đồng thời, việc sửa chữa, thay thế các bộ phận bị hỏng hóc do nước bẩn cũng làm tăng đáng kể chi phí vận hành, bảo trì.
3. Cách xử lý nước tháp giải nhiệt bị bẩn hiệu quả
Để đảm bảo nước trong tháp giải nhiệt luôn sạch, người dùng có thể thực hiện theo các cách dưới đây:
Sử dụng hóa chất vệ sinh chuyên dụng
Để ngăn ngừa sự phát triển của rong rêu, vi khuẩn và tảo, việc sử dụng đúng hóa chất xử lý nước là điều quan trọng.
Bạn có thể tìm mua các loại hóa chất diệt khuẩn, diệt rong rêu, chống cáu cặn, chống ăn mòn như loại: H2001, Green SX801, hay BSG 100.
Các sản phẩm này dễ dàng được kiếm thấy trong các siêu thị, cửa hàng bán đồ công nghiệp, hóa chất.
Lắp đặt hệ thống lọc nước
Việc trang bị thêm bộ lọc nước tuần hoàn giúp loại bỏ hiệu quả tạp chất, cặn bẩn và vi khuẩn trong nước.
Nhờ đó, nguồn nước đưa vào tháp giải nhiệt luôn đảm bảo sạch sẽ.
Từ đó, giúp tăng hiệu quả làm mát và giảm thiểu việc phải thay nước thường xuyên.
![]() |
Thực hiện vệ sinh tháp giải nhiệt định kỳ
Tiến hành vệ sinh toàn bộ bề mặt bên trong tháp, máng nước, đường ống dẫn nước để loại bỏ rong rêu, cặn bẩn bám dính.
Tần suất vệ sinh thường từ 3–6 tháng/lần, tùy thuộc vào môi trường và tần suất sử dụng máy.
Xử lý nước đầu vào
Đối với nguồn nước đầu vào có độ cứng cao, cần tiến hành khử kiềm hoặc trao đổi ion để nước có kết cấu mềm hơn.
Đảm bảo độ pH của nước trong tháp giải nhiệt nằm trong khoảng từ 6.5-8.5, chỉ số bão hòa từ 0-1. Tránh gây ăn mòn, hình thành cặn bẩn.
Hàm lượng clo trong nước nên được duy trì trong khoảng 0.5–2.5ppm để kiểm soát sự phát triển của rong rêu, tảo và vi khuẩn.
Trên đây là những cách xử lý nước tháp giải nhiệt bị bẩn hiệu quả mà bạn có thể áp dụng để duy trì nguồn nước sạch. Chủ động kiểm tra, xử lý nước tháp giải nhiệt ngay hôm nay để đảm bảo thiết bị của bạn luôn hoạt động ổn định.