Bỏ phố về rừng nuôi ...thỏ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Từ bỏ công việc với thu nhập ổn định tại TP. Hồ Chí Minh để về quê nuôi thỏ, ngay từ đầu, Lê Minh Hoàng đã gặp phải sự ngăn cản từ nhiều phía, thậm chí có người còn nói Hoàng… “dở hơi”. Gần 2 năm sau, chàng trai trẻ đã chứng minh sự lựa chọn của mình là đúng đắn.

“Mê thỏ, bỏ việc”…

Bà Huỳnh Thị Gái (xã Ia Hlốp, huyện Chư Sê), mẹ của Lê Minh Hoàng kể: Năm Hoàng học lớp 3, nhà có nuôi một cặp thỏ trắng, có nhiều hôm mải chơi với thỏ mà Hoàng quên cả ăn. Lúc đó, Hoàng còn nói lớn lên sẽ nuôi thật nhiều, thật nhiều thỏ! Chẳng ai nghĩ lời nói của cậu bé lớp 3 là thật, có lẽ ngay cả với Hoàng đó cũng chỉ là nhất thời. Bởi, sau khi tốt nghiệp THPT, Hoàng thi vào Trường Cao đẳng Công nghệ Thông tin TP. Hồ Chí Minh, chuyên ngành Điện.

 

Lê Minh Hoàng đang cho thỏ ăn. Ảnh: P.D
Lê Minh Hoàng đang cho thỏ ăn. Ảnh: P.D

Trong những lần rong ruổi theo công trình tận các tỉnh miền Tây, vô tình Hoàng gặp một trang trại chuyên nuôi thỏ. Như được “chạm vào sợi dây ký ức”, chàng trai trẻ nuôi lại quyết tâm sẽ xây dựng một trang trại thỏ cho riêng mình. Nhưng làm gì cũng cần vốn, cần kỹ thuật, vì vậy, Hoàng vẫn tiếp tục theo các công trình vừa để tích lũy vốn, vừa tranh thủ học hỏi từ các mô hình, trang trại nuôi thỏ ở các nơi. Khi có trong tay 50 triệu đồng, Hoàng quyết định thôi việc, trở về quê và nói rõ dự định của bản thân với mẹ. “Tôi không phản đối quyết định của con, nhưng lo lắm, vì trước đến nay, em nó có biết gì về chăn nuôi hay trồng trọt đâu”-mẹ Hoàng phân trần. Hoàng khẳng định quyết tâm với mẹ: “Chưa biết thì con sẽ học. Phải thử mới biết được sức mình làm đến đâu”, rồi tập trung vào nghiên cứu tài liệu sách báo, tìm đến tận các trang trại nuôi thỏ có quy mô để học hỏi kinh nghiệm và tìm đến cả những bác sĩ thú y để tìm hiểu quy trình phòng dịch bệnh cho thỏ…

Sở dĩ chọn khởi nghiệp từ mô hình nuôi thỏ, theo Hoàng trước hết là vì mê… thỏ từ nhỏ; thứ hai là vì nhu cầu thị trường rất lớn-khách quen cũng phải đặt trước vài ngày mới có hàng giao. “Nuôi thỏ không tốn nhiều thời gian, chỉ khoảng 3 tháng đã có thể bán thỏ thịt và chỉ 1,5 tháng tuổi thỏ đã cho sinh sản (mỗi lần sinh sản từ 7 đến 8 con). Mặt khác, so với các loại thịt động vật khác thì thịt thỏ có giá thành rẻ, trong khi giá trị dinh dưỡng lại cao”-ông chủ cơ sở nuôi thỏ lý giải.

Cái khó khăn nhất của Hoàng chính là thuyết phục bạn bè, người thân tin tưởng, cho mượn 100 triệu đồng làm vốn khởi nghiệp. Hoàng bảo: “Lúc đó, số người nghĩ em bị… điên nhiều hơn số người tin tưởng em sẽ thành công, cũng may vẫn có người cho em cơ hội”. Sau khi đầu tư xây một khu nuôi thỏ ngay phía sau vườn, Hoàng đích thân bắt xe khách ra tận Sơn Tây (Hà Nội) để đưa 40 con thỏ giống về nuôi. Hàng ngày, Hoàng chạy xe cả chục cây số để kiếm cỏ về cho thỏ ăn. Sau một năm kiên trì, tỉ mỉ với từng công đoạn chăm sóc, phòng bệnh,… mô hình nuôi thỏ của Hoàng ngày càng hoàn thiện hơn.

 

MỘT SỐ KINH NGHIỆM KHỞI NGHIỆP CỦA LÊ MINH HOÀNG:

- Dám từ bỏ những thứ không phù hợp để theo đuổi đam mê.
- Trang bị những kiến thức cần thiết trước khi bắt tay vào khởi nghiệp.
- Nắm bắt nhu cầu thị trường, tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm.
- Mạnh dạn vay vốn đầu tư nếu có ý tưởng tốt.

… Trở thành ông chủ trang trại

Đến nay, Lê Minh Hoàng đã trở thành ông chủ của 2 cơ sở nuôi thỏ với quy mô hàng ngàn con, vừa thỏ thịt lẫn thỏ giống. Một cơ sở tại nhà hiện nuôi 500 con, trong đó có 100 con thỏ mẹ còn lại là thỏ hậu bị và thỏ thịt; một cơ sở do Hoàng hợp tác cùng bạn mở năm 2016 tại xã Ia Tiêm (huyện Chư Sê) chuyên nuôi thỏ thịt và đang trong quá trình hoàn thiện. Từ số vốn khởi nghiệp ban đầu chỉ với 50 triệu đồng, đến nay, số vốn của chàng trai 25 tuổi này đã lên đến gần 300 triệu đồng.

Theo chia sẻ của ông chủ trang trại nuôi thỏ này, bình quân mỗi tháng cơ sở nuôi thỏ tại nhà xuất ra thị trường trong tỉnh khoảng 4-5 tạ thịt (khoảng 70.000 đồng đến 80.000 đồng/kg thịt hơi); riêng thỏ giống thì xuất khoảng 100 con, chủ yếu đi các tỉnh Tây Nguyên và cả TP. Hồ Chí Minh (giá 120.000 đồng/kg).

Nói về quy trình nuôi thỏ, Hoàng cho rằng, nuôi thỏ không khó nhưng phải kỹ từ khâu chăm sóc, cho ăn đến phòng bệnh, vệ sinh chuồng trại… Thức ăn của thỏ chủ yếu là cỏ (70%) và cám viên (30%) nhưng mọi thứ đều phải an toàn. Hoàng tâm sự “Ban đầu, cứ nghe ở đâu có cỏ là em đi cắt về làm thức ăn cho thỏ. Nhưng đấy chỉ là giải pháp tạm thời, vì mình không biết rõ nguồn gốc cỏ và không chủ động được nguồn thức ăn. Về sau, em dành 2 sào đất trống chuyên trồng cỏ Gine VA06”. Cũng theo Hoàng, nếu chỉ nuôi nhỏ lẻ vài con thỏ thì việc chăm sóc, phòng bệnh rất đơn giản; nhưng khi đã nuôi với số lượng lớn, chỉ cần lơ là, chủ quan một chút coi như “vô phương cứu chữa”.

Gần 2 năm gắn bó với thỏ, Lê Minh Hoàng đã tạo dựng nên “thương hiệu” thỏ Minh Hoàng và chứng minh để mọi người thấy rằng, sự lựa chọn của bản thân là hoàn toàn có căn cứ. Dự định sắp tới của Hoàng là tiếp tục mở rộng quy mô và tìm thêm thị trường cho thỏ. Ngoài nuôi thỏ, chàng trai trẻ này hiện còn kinh doanh thêm một số phụ kiện cho những ai có nhu cầu nuôi thỏ, như: cám viên, lồng nuôi, van nước…, đồng thời đầu tư vào trồng trọt thêm 150 trụ hồ tiêu.

Phương Dung

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai từng bước thực hiện xã hội hóa nhà đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp

Gia Lai từng bước thực hiện xã hội hóa nhà đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp

(GLO)- Lần đầu tiên chủ trương xã hội hóa nhà đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp (CCN) được thực hiện ở Gia Lai. Đây là một trong những điểm nhấn nổi bật để từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng các CCN trên địa bàn, từ đó đẩy mạnh thu hút đầu tư nhằm đa dạng hóa sản phẩm công nghiệp của địa phương.

Người dân đến làm thủ tục hành chính tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính công của UBND TP. Pleiku. Ảnh Hà Duy

Công bố danh mục 1 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư

(GLO)- Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai Trương Hải Long vừa ký ban hành Quyết định số 164/QĐ-UBND công bố danh mục 1 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh.
“Tiếp sức” cho doanh nghiệp phát triển

“Tiếp sức” cho doanh nghiệp phát triển

(GLO)- Hàng loạt hoạt động hỗ trợ được tỉnh Gia Lai triển khai thời gian qua đã tiếp thêm niềm tin cho cộng đồng doanh nghiệp khôi phục và phát triển sản xuất kinh doanh. Đi kèm với đó, số doanh nghiệp thành lập mới cũng như hoạt động trở lại ngày càng nhiều.
Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

(GLO)- Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và PTNT) vừa có công văn đề nghị UBND các tỉnh, TP. Hà Nội và đơn vị liên quan chỉ đạo, thông báo các chủ dự án nộp hơn 57,3 tỷ đồng tiền trồng rừng thay thế để điều chuyển cho tỉnh Gia Lai kịp thời trồng rừng.
Giá hồ tiêu xuất khẩu của Việt Nam xếp chót bảng

Giá hồ tiêu xuất khẩu của Việt Nam xếp chót bảng

(GLO)- 4 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam đạt 83.783 tấn, trị giá 353 triệu USD, giảm 18,3% về lượng nhưng tăng 11,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023. Song, giá hồ tiêu của Việt Nam xếp chót bảng so với nhiều nước.
Dựa vào dân để giữ rừng

Dựa vào dân để giữ rừng

(GLO)- Thời gian qua, các địa phương, đơn vị chủ rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã đẩy mạnh triển khai công tác giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư và cá nhân sống gần rừng.