Bảo vệ trẻ trong vùng an toàn

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Một hôm, con trai nói với tôi: “Mẹ ơi, cô dặn là ba mẹ phải đón con sớm hơn, đừng đón muộn quá. Cô còn dặn là không được nhận đồ ăn, đồ uống từ người lạ và nhất quyết không được đi theo họ”. Dù con cũng nhận thức được như thế là trường hợp nguy hiểm, nhà trường cũng đã trang bị cho con kiến thức và kỹ năng xử lý song trong lòng tôi không khỏi lo lắng.

Cách đây vài tháng, khi đọc những dòng tin về vụ lừa đảo gọi điện thoại thông báo con bị tai nạn, cần tiền nhập viện để phẫu thuật gấp ở TP. Hồ Chí Minh, tôi đã rất hoang mang. Không phải ai cũng có đủ bình tĩnh khi tiếp nhận những thông tin như thế đối với người thân của mình. Và, không thể trách được những phụ huynh vô tình “sập bẫy” bởi họ không lường trước được kẻ phạm tội sẽ lấy tính mạng của con trẻ để tạo tình huống lừa đảo. Khi sự việc ấy xảy ra ở Gia Lai, không chỉ tôi mà nhiều bậc cha mẹ khác đều bày tỏ sự lo lắng bởi mối nguy đang rình rập, hiện hữu ngay tại nơi mình đang sống.

Việc cho trẻ tiếp xúc với internet sớm và sử dụng không được kiểm soát cũng là mối nguy gây lộ thông tin, mất an toàn. Ảnh minh họa, nguồn VGP

Việc cho trẻ tiếp xúc với internet sớm và sử dụng không được kiểm soát cũng là mối nguy gây lộ thông tin, mất an toàn. Ảnh minh họa, nguồn VGP

Khoa học công nghệ đem đến nhiều lợi ích cho mọi người, song cũng tạo ra môi trường cho tội phạm công nghệ hoạt động lừa đảo. Thông tin cá nhân do chính mỗi người tự cung cấp khi dùng ngân hàng điện tử, các loại ví điện tử, khám bệnh, mua sắm, đăng ký làm khách hàng thân thiết… Đặc biệt, thông tin còn lộ lọt khi cha mẹ vô tình chia sẻ những hình ảnh liên quan đến tên tuổi, trường học của con cái (ví dụ như giấy khen, đồng phục…) trên mạng xã hội. Việc cho trẻ tiếp xúc với internet sớm và sử dụng không được kiểm soát cũng là mối nguy gây lộ thông tin, mất an toàn.

Vì thế, đảm bảo an toàn cho con trẻ giờ đây không chỉ là việc phòng tránh tai nạn thương tích, tai nạn đuối nước, ngộ độc thực phẩm, bạo lực học đường, xâm hại tình dục, dặn dò tránh xa thuốc lá điện tử, ma túy... mà còn là giữ kín thông tin trên không gian mạng. Một thực tế cần nhìn nhận là thông tin của chúng ta đã không hề bảo mật hoàn toàn dù các nơi đều cam kết không cung cấp cho bên thứ 3. Bất kỳ ai cũng ít nhất 1 lần nhận được những cuộc gọi từ những số thuê bao lạ để tư vấn “việc nhẹ lương cao”, lừa thông báo nộp phạt vi phạm Luật Giao thông đường bộ hoặc nhận quà miễn phí từ các sàn giao dịch điện tử…

Con cái của chúng ta cũng vô tình bị bọn tội phạm lợi dụng, mà mới nhất là việc lừa đảo con bị tai nạn nhập viện như đã nêu ở trên. Ở một số thành phố lớn, đã có một số trường hợp xảy ra như kẻ xấu cố tình đi theo trẻ hỏi số nhà, tên đường, đưa cho đồ ăn, giả danh người nhà đón hoặc thông báo tin thất thiệt về gia đình như bố bị tai nạn, bà ốm nặng cần về nhà ngay… Thậm chí, có đối tượng còn dùng thuốc mê để lừa bắt cóc trẻ em. Tất cả điều ấy, đều do việc lộ thông tin mà ra.

Không ai có thể lường trước hết được tình huống nào sẽ xảy ra bởi các loại tội phạm ngày càng trở nên tinh vi, bất chấp mọi thủ đoạn. Vì thế, bên cạnh nỗ lực của nhà trường thì gia đình là mấu chốt trong việc bảo vệ con trong vùng an toàn. Các bậc cha mẹ cần quan tâm hơn, trò chuyện nhiều hơn và kiểm soát tốt hơn việc con cái sử dụng internet để học tập, giải trí. Đặc biệt, cần cảnh giác cao độ trước mỗi cuộc gọi không xác thực từ người lạ, tránh cung cấp thông tin một cách bừa bãi nhằm giữ an toàn cho bản thân, gia đình, nhất là con trẻ.

Có thể bạn quan tâm

Đường vào Harvard của nữ sinh 18 tuổi

Đường vào Harvard của nữ sinh 18 tuổi

Từng chỉ nói tiếng Anh bập bẹ khi sang Mỹ, nhưng Lê Nguyễn Nhật Hạ đã có sự thay đổi ngoạn mục. Cô bạn tốt nghiệp thủ khoa Trường THPT North Dallas ở bang Texas và hiện tại đang là tân sinh viên ĐH Harvard (Mỹ).

Nữ sinh chinh phục học bổng trị giá 6 tỉ đồng

Nữ sinh chinh phục học bổng trị giá 6 tỉ đồng

Phạm Ngọc Trúc Linh (18 tuổi, quê Hà Tĩnh) đã thành công chinh phục học bổng toàn phần trị giá 360.000 AUD (tương đương 6 tỉ đồng) từ Trường ĐH Monash (Úc). Được biết, Linh là một trong số ít ứng viên nhận được suất học bổng của trường đại học này dành cho thí sinh quốc tế.

Lắng nghe trẻ em nói

Lắng nghe trẻ em nói

Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ 2 - năm 2024 là một sự kiện quan trọng, có ý nghĩa to lớn đối với thiếu nhi VN; khẳng định sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

Chàng trai nói về cách học để đạt thủ khoa kép

Chàng trai nói về cách học để đạt thủ khoa kép

Nguyễn Hữu Hưng, sinh viên Khoa Văn học Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, là thủ khoa tốt nghiệp đại học toàn trường với điểm trung bình tích lũy toàn khóa 9.2/10. Trước đó, nam sinh này cũng là thủ khoa toàn quốc khối C00 trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020.
Chắp cánh “tài năng nhí”

Chắp cánh “tài năng nhí”

(GLO)- Chung kết tìm kiếm tài năng nhí năm 2024 diễn ra tối 31-8 tại TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đã tìm ra những gương mặt có triển vọng trong lĩnh vực nghệ thuật. Khởi đi từ sân chơi này “đánh thức” tài năng bên trong mỗi đứa trẻ, ươm mầm và chắp cánh cho ước mơ của các con được bay xa hơn.
Tuổi trẻ Pleiku tự hào tiến bước dưới cờ Đảng

Tuổi trẻ Pleiku tự hào tiến bước dưới cờ Đảng

(GLO)- Đó là chủ đề của Hội thi dân vũ thanh thiếu nhi, học sinh hè năm 2024 được Ban Chỉ đạo hoạt động hè TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) tổ chức vào ngày 15-8. Thành công của hội thi đã góp phần lan tỏa tình yêu Tổ quốc và tạo sân chơi để thanh thiếu nhi thể hiện tài năng.
Gen Z thể hiện tình yêu với rap

Gen Z thể hiện tình yêu với rap

(GLO)- Từ dòng nhạc chịu nhiều định kiến, đến nay, rap được đón nhận cởi mở hơn, vươn lên dẫn đầu trong đời sống âm nhạc của tuổi teen. Ở Gia Lai, nhiều gen Z tự tin thể hiện tình yêu với rap, sáng tác những bản nhạc mang đậm tinh thần tuổi trẻ và truyền cảm hứng mạnh mẽ cho cộng đồng.