Ấn tượng vẻ đẹp sông nước của thành phố Hồ Chí Minh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Sông nước là một đặc thù riêng, vẻ đẹp riêng của thành phố Hồ Chí Minh.

 

Diện mạo Sài Gòn – TP Hồ Chí Minh được tạo dựng lên bởi rất nhiều yếu tố, cả vật thể và phi vật thể; nhưng không thể không nhắc tới sông ngòi, kênh rạch. Sài Gòn là thành phố của sông nước. Sông nước mang lại đặc thù địa hình và nét đẹp rất riêng của thành phố.
Diện mạo Sài Gòn – TP Hồ Chí Minh được tạo dựng lên bởi rất nhiều yếu tố, cả vật thể và phi vật thể; nhưng không thể không nhắc tới sông ngòi, kênh rạch. Sài Gòn là thành phố của sông nước. Sông nước mang lại đặc thù địa hình và nét đẹp rất riêng của thành phố.
Dòng sông Sài Gòn uốn khúc trong lòng thành phố và một hệ thống kênh rạch gắn liền với dòng sông đã làm nên một Sài Gòn cùng với một nền văn hoá sông nước. Bên cạnh sông Sài Gòn là chủ lưu, còn có rất nhiều kênh rạch lớn có thể kể tên như: Rạch Bến Nghé, kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, rạch Lò Gốm, kênh Tẻ, kênh Đôi, kênh Tàu Hủ...
Dòng sông Sài Gòn uốn khúc trong lòng thành phố và một hệ thống kênh rạch gắn liền với dòng sông đã làm nên một Sài Gòn cùng với một nền văn hoá sông nước. Bên cạnh sông Sài Gòn là chủ lưu, còn có rất nhiều kênh rạch lớn có thể kể tên như: Rạch Bến Nghé, kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, rạch Lò Gốm, kênh Tẻ, kênh Đôi, kênh Tàu Hủ...
 Trong lịch sử, sông ngòi, kênh rạch Sài Gòn đã tạo nên một gương mặt, hình hài, vóc dáng Sài Gòn. Kênh rạch từng được coi là “mặt tiền” của Sài Gòn xưa, là “kinh mạch” mở ra một đô thị. Khi xây dựng Sài Gòn theo quy hoạch đô thị phương Tây vào giữa thế kỷ 19, người Pháp cũng đã nương theo yếu tố tự nhiên đó để kiến tạo nên thành phố mới với đặc thù sông nước.
Trong lịch sử, sông ngòi, kênh rạch Sài Gòn đã tạo nên một gương mặt, hình hài, vóc dáng Sài Gòn. Kênh rạch từng được coi là “mặt tiền” của Sài Gòn xưa, là “kinh mạch” mở ra một đô thị. Khi xây dựng Sài Gòn theo quy hoạch đô thị phương Tây vào giữa thế kỷ 19, người Pháp cũng đã nương theo yếu tố tự nhiên đó để kiến tạo nên thành phố mới với đặc thù sông nước.
Những dòng sông, kênh rạch Sài Gòn đã từng là tuyến đường thủy quan trọng từ biển Đông và các tỉnh miền tây Nam Bộ vào thành phố. Ảnh: Thuyền chở hàng trên Kênh Tẻ.
Những dòng sông, kênh rạch Sài Gòn đã từng là tuyến đường thủy quan trọng từ biển Đông và các tỉnh miền tây Nam Bộ vào thành phố. Ảnh: Thuyền chở hàng trên Kênh Tẻ.
Sông nước đem lại vẻ đẹp rất riêng cho Sài Gòn.
Sông nước đem lại vẻ đẹp rất riêng cho Sài Gòn.
Trong đêm, thành phố lung linh bởi những mặt nước.
Trong đêm, thành phố lung linh bởi những mặt nước.
 Nói tới sông nước Sài Gòn, không thể không nhắc đến bến. Nhiều cái bến đã thành tên đất như Bến Nghé, Bến Thành… Nhiều bến vẫn tồn tại cả trăm năm như Bến Bạch Đằng, Bến Nhà Rồng, Bến Chương Dương, Bến Bình Đông… Ảnh: Một góc bến Bạch Đằng, bên sông Sài Gòn ở quận 1. Đây là bến tàu thuyền có từ lâu đời và vẫn đang phát huy giá trị giao thông, du lịch.
Nói tới sông nước Sài Gòn, không thể không nhắc đến bến. Nhiều cái bến đã thành tên đất như Bến Nghé, Bến Thành… Nhiều bến vẫn tồn tại cả trăm năm như Bến Bạch Đằng, Bến Nhà Rồng, Bến Chương Dương, Bến Bình Đông… Ảnh: Một góc bến Bạch Đằng, bên sông Sài Gòn ở quận 1. Đây là bến tàu thuyền có từ lâu đời và vẫn đang phát huy giá trị giao thông, du lịch.
 Bến Nhà Rồng lịch sử bên sông Sài Gòn với những còn tàu du lịch lớn đang neo đậu. Nơi đây hơn 100 năm trước, người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu nước.
Bến Nhà Rồng lịch sử bên sông Sài Gòn với những còn tàu du lịch lớn đang neo đậu. Nơi đây hơn 100 năm trước, người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu nước.
Bến Chương Dương và rạch Bến Nghé bên đại lộ Võ Văn Kiệt ở quận 1. Nơi đây vẫn còn lưu những dấu ký ức xưa bằng những ngôi nhà cổ bên đường quay ra mặt nước.
Bến Chương Dương và rạch Bến Nghé bên đại lộ Võ Văn Kiệt ở quận 1. Nơi đây vẫn còn lưu những dấu ký ức xưa bằng những ngôi nhà cổ bên đường quay ra mặt nước.
Dù bây giờ nơi đây không còn thuyền neo đậu nữa nhưng cái tên Bến Chương Dương đã trở thành một phần lịch sử Sài Gòn.
Dù bây giờ nơi đây không còn thuyền neo đậu nữa nhưng cái tên Bến Chương Dương đã trở thành một phần lịch sử Sài Gòn.
 Bến Bình Đông và kênh Tàu Hủ cũng nằm bên đại lộ Võ Văn Kiệt ở quận 8. Bến Bình Đông vẫn hoạt động. Nơi đây thường đón những tàu thuyền từ miền Tây lên Sài Gòn buôn bán – nhất là vào dịp Tết Nguyên Đán
Bến Bình Đông và kênh Tàu Hủ cũng nằm bên đại lộ Võ Văn Kiệt ở quận 8. Bến Bình Đông vẫn hoạt động. Nơi đây thường đón những tàu thuyền từ miền Tây lên Sài Gòn buôn bán – nhất là vào dịp Tết Nguyên Đán
 Bến Bình Đông trong đêm. Nơi đây còn một dãy phố cổ của người Hoa xưa.
Bến Bình Đông trong đêm. Nơi đây còn một dãy phố cổ của người Hoa xưa.
 Kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè là một trong những con kênh dài nhất Sài Gòn (dài 8,7km), chảy qua các quận: Tân Bình, 3, Phú Nhuận, Bình Thạnh. Hai con đường chạy dọc bờ kè của con kênh được đặt tên là Hoàng Sa (bên phía hữu ngạn) và Trường Sa (bên tả ngạn). Trong quá khứ, đây là dòng kênh bị ô nhiễm nặng và bị lấn chiếm bởi hàng ngàn hộ dân trong “xóm nước đen” dọc bờ kênh. Dự án cải tạo dòng kênh được thực hiện từ năm 2003 tới nay đã trả lại cho thành phố dòng nước trong sạch và cảnh quan tuyệt đẹp. Hiện có một tuyến du lịch bằng thuyền trên dòng kênh này.
Kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè là một trong những con kênh dài nhất Sài Gòn (dài 8,7km), chảy qua các quận: Tân Bình, 3, Phú Nhuận, Bình Thạnh. Hai con đường chạy dọc bờ kè của con kênh được đặt tên là Hoàng Sa (bên phía hữu ngạn) và Trường Sa (bên tả ngạn). Trong quá khứ, đây là dòng kênh bị ô nhiễm nặng và bị lấn chiếm bởi hàng ngàn hộ dân trong “xóm nước đen” dọc bờ kênh. Dự án cải tạo dòng kênh được thực hiện từ năm 2003 tới nay đã trả lại cho thành phố dòng nước trong sạch và cảnh quan tuyệt đẹp. Hiện có một tuyến du lịch bằng thuyền trên dòng kênh này.
 Đặc thù sông ngòi, kênh rạch của Sài Gòn cũng tạo nên một nét riêng khác, đó là những cây cầu. Ảnh: Cầu Phú Mỹ, cây cầu mới bắc qua sông Sài Gòn, nối quận 2 và quận 7, hoàn thành xây dựng năm 2009. Đây là cây cầu dây văng hiện đại nhất thành phố.
Đặc thù sông ngòi, kênh rạch của Sài Gòn cũng tạo nên một nét riêng khác, đó là những cây cầu. Ảnh: Cầu Phú Mỹ, cây cầu mới bắc qua sông Sài Gòn, nối quận 2 và quận 7, hoàn thành xây dựng năm 2009. Đây là cây cầu dây văng hiện đại nhất thành phố.
Đường hầm sông Sài Gòn, hay vẫn được người dân quen gọi là Hầm Thủ Thiêm, nối quận 1 và bán đảo Thủ Thiêm (quận 2); dài 1490m, hoàn thành xây dựng năm 2011. Đây là đường hầm vượt sông đầu tiên ở Việt Nam và là đường hầm hiện đại nhất Đông Nam Á.
Đường hầm sông Sài Gòn, hay vẫn được người dân quen gọi là Hầm Thủ Thiêm, nối quận 1 và bán đảo Thủ Thiêm (quận 2); dài 1490m, hoàn thành xây dựng năm 2011. Đây là đường hầm vượt sông đầu tiên ở Việt Nam và là đường hầm hiện đại nhất Đông Nam Á.
 Hình ảnh thành phố bên sông mang vẻ đẹp hiện đại, đầy sức sống, để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp với những du khách và cả người dân thành phố.
Hình ảnh thành phố bên sông mang vẻ đẹp hiện đại, đầy sức sống, để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp với những du khách và cả người dân thành phố.



CTV Hà Thành/VOV.VN

Có thể bạn quan tâm

Độc đáo có "1-0-2" cảnh cá chép ăn hoa sen

Độc đáo có "1-0-2" cảnh cá chép ăn hoa sen

Ngay khi tiếp cận được bông sen thơm ngát, trái với suy nghĩ của mọi người rằng cá chép sẽ từ tốn thưởng hoa, con cá này mạnh mẽ nhao đến, cắn thẳng vào từng cánh hoa thơm ngát, cố gắng giật đứt, nuốt vào mồm.
Giữa Hà Nội mới xuất hiện một ngôi làng bích họa

Giữa Hà Nội mới xuất hiện một ngôi làng bích họa

Hơn 20 bức tranh với nội dung gắn với văn hóa lịch sử thôn Chử Xá (Gia Lâm, Hà Nội) được vẽ lên những bức tường đã tạo nên một diện mạo mới và hấp dẫn cho một làng quê Bắc Bộ. Nơi đây hứa hẹn sẽ là điểm đến mới cho nhiều du khách trong và ngoài nước.
Say sưa cốm Tú Lệ

Say sưa cốm Tú Lệ

Tú Lệ là một xã thuộc huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. Thung lũng Tú Lệ được vây quanh bởi ba ngọn núi: Khau Phạ, Khau Thán và Khau Song. Từ lâu, nơi đây đã nổi tiếng với một loại nếp có hạt to tròn, trắng trong.