Tuyển sinh đại học, cao đẳng 2017: Thí sinh tăng, chỉ tiêu giảm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tại buổi họp báo thường kỳ quý I năm 2017 diễn ra chiều 24-3, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Bùi Văn Ga cho biết, năm 2017 chỉ tiêu đại học sẽ giảm so với năm 2016.
 

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga phát biểu tại họp báo.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga phát biểu tại họp báo.

Cụ thể, năm nay số lượng thí sinh tăng lên xấp xỉ 1 triệu (bao gồm cả thí sinh tự do), tuy nhiên chỉ tiêu tuyển sinh năm 2017 của các trường đại học và cao đẳng sư phạm do Bộ quản lý chỉ còn 392 nghìn, giảm khoảng 20% so với năm 2016. Trong đó chỉ tiêu vào các trường đại học là 340 ngàn, chỉ tiêu vào các trường sư phạm là 52 ngàn.

Đặc biệt đối với ngành sư phạm, chỉ tiêu tuyển sinh năm nay cũng giảm 20% so với năm 2016. Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho biết, từ các năm 2015-2016, chỉ tiêu tuyển sinh của các trường sư phạm mỗi năm cũng đã giảm 10%. Song căn cứ vào thực tế nhu cầu xã hội, Bộ nhận thấy nếu tiếp tục đào tạo ngành sư phạm với chỉ tiêu như hiện nay thì số lượng dôi dư vẫn rất nhiều. Do đó năm 2017, Bộ yêu cầu các trường đào tạo ngành Sư phạm tiếp tục giảm số lượng tuyển sinh đầu vào.

Cũng tại buổi họp báo, nhiều ý kiến thắc mắc về ý kiến, giải pháp của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc một số địa phương vì dư thừa giáo viên nên đã điều chuyển giáo viên THPT, THCS xuống dạy ở bậc mầm non. Trả lời về vấn đề này, Bộ giáo dục và Đào tạo cho hay, Bộ đã chỉ đạo các Sở giáo dục và Đào tạo, các địa phương dừng ngay việc điều chuyển giáo viên dôi dư xuống dạy ở bậc học mầm non khi chưa qua đào tạo, cụ thể với trường hợp tỉnh Thanh Hóa. Đồng thời Bộ cũng chỉ đạo các  địa phương, thực hiện nghiêm túc việc đào tạo giáo viên THPT, THCS xuống dạy ở các trường mầm non.

Ông Nguyễn Bá Minh-vụ trưởng Vụ Mầm non, khẳng định: Giáo viên mầm non có những yêu cầu chuyên biệt mà giáo viên phổ thông không có. Do đó nếu muốn luân chuyển, trước hết giáo viên đó phải tự nguyện. Sau nữa, những giáo viên này cần được đào tạo lại những kỹ năng cần thiết cho công việc.

Ngoài ra, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng cho rằng sở dĩ xảy ra việc thừa thiếu giáo viên cục bộ ở một số địa phương trước hết là do các địa phương tuyển dụng giáo viên chưa hợp lý. Để tăng cường đội ngũ giáo viên mầm non cho các địa phương, có nhiều giải pháp, trong đó có thể đào tạo văn bằng 2 mầm non cho những người đã tốt nghiệp chương trình đào tạo sư phạm bậc phổ thông.

Theo đó, Bộ đã chỉ đạo trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ chủ trì, phối hợp với các trường sư phạm khác nghiên cứu, khảo sát kỹ để xây dựng luận cứ khoa học và thực tiễn của chương trình đào tạo văn bằng 2 sư phạm mầm non. Đồng thời, Bộ cũng sẽ tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đánh giá quá trình triển khai chương trình đào tạo văn bằng hai sư phạm mầm non để đảm bảo người học sau khi ra trường có thể đáp ứng tốt yêu cầu chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non.

Theo VOV

Có thể bạn quan tâm

Dự thảo chương trình phổ thông tổng thể: Còn nhiều băn khoăn

Dự thảo chương trình phổ thông tổng thể: Còn nhiều băn khoăn

(GLO)- Dự thảo chương trình phổ thông tổng thể mà Bộ Giáo dục-Đào tạo (GD-ĐT) đã công bố cùng thời gian áp dụng dự kiến là năm học 2018-2019 đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của những người làm giáo dục. Đa số ý kiến cho rằng, cơ sở vật chất cũng như đội ngũ giáo viên hiện nay chưa thể đáp ứng được những đổi mới mà bản dự thảo này đưa ra.
Sân chơi hữu ích cho trẻ mầm non

Sân chơi hữu ích cho trẻ mầm non

(GLO)- Hội thi “Bé thông minh, nhanh trí“ do Phòng Giáo dục-Đào tạo huyện Mang Yang lần đầu tiên tổ chức đã tạo ấn tượng mạnh với tất cả những ai có mặt bởi sự nhanh nhẹn, linh hoạt, tự tin của các bé 5 tuổi đến từ 13 trường Mầm non trên địa bàn huyện.
Chư Prông nâng cao chất lượng giáo dục

Chư Prông nâng cao chất lượng giáo dục

(GLO)- Chư Prông là huyện có trên 47% là học sinh dân tộc thiểu số. Trước đây, nhiều phụ huynh thường có thói quen đưa con em mình lên rẫy để tiện sinh hoạt nên ảnh hưởng rất lớn việc học tập của các em. Do đó, để duy trì sĩ số và nâng cao chất lượng dạy và học, ngành Giáo dục-Đào tạo huyện Chư Prông đã có sự nỗ lực rất lớn.
Đề thi THPT quốc gia sắp xếp từ dễ đến khó

Đề thi THPT quốc gia sắp xếp từ dễ đến khó

Đề thi trắc nghiệm sẽ sắp xếp theo thứ tự từ dễ đến khó, do vậy thí sinh tùy vào học lực của mình để đọc đề đến đâu làm chắc chắn đến đó mà không cần phải đọc hết đề để chọn câu hỏi dễ như trước đây.
Gia Lai tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số

Gia Lai tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số

(GLO)- Tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số là nhiệm vụ được Trường Tiểu học Cao Bá Quát (xã Ia Kly, huyện Chư Prông) chú trọng thực hiện trong những năm gần đây. Với việc triển khai nhiều giải pháp thiết thực, các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết tiếng Việt của các em được tăng cường, góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng dạy và học.
Máy gieo hạt '4 chức năng' của học trò

Máy gieo hạt '4 chức năng' của học trò

Chiếc máy gieo hạt “4 trong 1“ được một học sinh lớp 11 ở huyện miền núi cao Bắc Trà My (Quảng Nam) chế tạo thành công đã đỡ đần rất nhiều cho những nông dân nghèo, khi họ không phải khom lưng gieo từng hạt…
Mang tri thức về với vùng xa

Mang tri thức về với vùng xa

(GLO)- Thư viện tỉnh Gia Lai vừa phối hợp với Thư viện thị xã An Khê tổ chức những chuyến “xe ô tô thư viện lưu động“ đến với một số điểm trường vùng xa trên địa bàn thị xã. Không chỉ nhằm đẩy mạnh tuyên truyền, giới thiệu sách, hoạt đồng này còn giúp học sinh nơi đây có cơ hội tiếp cận với máy tính và nhiều loại sách, góp phần phát triển văn hóa đọc trong nhà trường và cộng đồng.
Chung tay bảo vệ trẻ em trước nạn xâm hại tình dục

Chung tay bảo vệ trẻ em trước nạn xâm hại tình dục

(GLO)- Thời gian qua, trên các phương tiện truyền thông liên tiếp thông tin các vụ xâm hại tình dục trẻ em khiến nhiều bậc phụ huynh không khỏi lo lắng. Để giải tỏa áp lực này, mới đây Công ty TNHH một thành viên Thành Thành Công Gia Lai (TTCS Gia Lai) thuộc Tập đoàn Thành Thành Công (TTC) đã tổ chức buổi giáo dục chuyên đề “Chung tay bảo vệ trẻ em trước nạn xâm hại tình dục“ tại Trường Tiểu học và THCS Lê Văn Tám (thị xã Ayun Pa, Gia Lai).
Ngoại khóa-Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục ở Kbang

Ngoại khóa-Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục ở Kbang

(GLO)- Những năm qua, huyện Kbang luôn chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh bậc Tiểu học, nhất là học sinh dân tộc thiểu số. Bên cạnh các giải pháp như xây dựng văn hóa đọc, tăng cường kỹ năng chính tả, nghe và viết…, địa phương còn tổ chức nhiều hoạt động giáo dục ngoại khóa nhằm giúp học sinh phát triển toàn diện cả về “đức-trí-thể-mỹ“.