“Trường có đủ tiềm lực để sánh vai với các trường có uy tín trong phạm vi cả nước”

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
PGS.TS. Lê Văn Anh
PGS.TS. Lê Văn Anh
Lễ tốt nghiệp cho 25 sinh viên khóa 1 ngành Vật lý đào tạo theo chương trình tiên tiến trong Đề án của Bộ Giáo dục và Đào tạo được tổ chức tại Trường đại học Sư phạm Huế được xem là một sự kiện rất có ý nghĩa đối với ngôi trường có truyền thống hơn nửa thế kỷ này.
Trong lời phát biểu tại buổi lễ tốt nghiệp mới đây, PGS.TS Lê Văn Anh, Hiệu trưởng nhà trường đã khẳng định: “Sự kiện này chính là điểm nhấn vì qua chương trình này chứng tỏ chúng ta đủ nội lực để tiếp thu những cái mới và biến chúng thành những sản phẩm thực sự có ích cho xã hội, đồng thời, điều này cũng chứng tỏ Trường Đại học Sư phạm Huế có đủ tiềm lực để sánh vai với các trường có uy tín trong phạm vi cả nước cùng tham gia Đề án đào tạo đại học theo chương trình tiên tiến...”.

Để giúp bạn đọc có thể hình dung rõ hơn về chương trình đào tạo mới mẻ này- chương trình vật lý tiên tiến, chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn với PGS.TS. Lê Văn Anh, Hiệu trưởng nhà trường. Nói về những thành quả bước đầu của chương trình, PGS.TS. Lê Văn Anh cho biết:
Đây là một loại hình đào tạo mới dựa trên cơ sở chương trình gốc của nước ngoài và trường đại học nước ngoài mà Đại học Huế và Trường đại học Sư phạm Huế chọn là Trường đại học Virginia, một trường đại học có uy tín của Hoa Kỳ. Do vậy trước hết phải khẳng định thành quả đầu tiên là trường có chương trình tiên tiến theo đề án của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Thành quả thứ hai là về nhân lực, sản phẩm của chương trình đào tạo này là các em sinh viên học chuyên về ngành Vật lý của trường đại học vào hàng top của Hoa Kỳ. Thành quả thứ ba là lần đầu tiên sinh viên của Trường đại học Sư phạm được tiếp xúc với phương pháp đào tạo mới. Chương trình này đào tạo theo hệ thống tín chỉ, các em tích lũy đủ 135 tín chỉ sẽ được công nhận tốt nghiệp đại học nhưng vì chương trình mới, phương pháp mới nên đòi hỏi các em phải rất nỗ lực. Điểm nữa là sinh viên phải học bằng tiếng Anh từ năm thứ hai cho đến thứ tư, làm luận văn tốt nghiệp cũng bằng tiếng Anh.

Một thắng lợi nữa là thông qua chương trình này, đội ngũ giảng viên của trường được tập huấn tại Mỹ trong 3 tháng và họ trực tiếp giảng dạy tiếng Anh nên có thể nói rằng đội ngũ giảng viên của Khoa vật lý Trường đại học Sư phạm cùng một số thầy Khoa Vật lý của Trường đại học Khoa học đã có thay đổi lớn về mặt phương pháp. Về phương diện quản lý, đối với trường đây là một cái mới về vấn đề quản lý vì lần đầu tiên có chương trình đào tạo theo phương pháp mới nên đòi hỏi đội ngũ quản lý phải đáp ứng nhu cầu thực tế và nhất là đã có sự phối hợp nhịp nhàng giữa cấp trên là Đại học Huế với cấp dưới là trường. Kinh nghiệm của khóa 1 này chính là cái đà để các khóa 2,3,4 và các khóa tiếp theo của chương trình tiếp tục phát triển.
PGS.TS Lê Văn Anh, Hiệu trưởng Trường đại học Sư phạm Huế, trao bằng tốt nghiệp cho các sinh viên tốt nghiệp loại giỏi. Ảnh: N.H
PGS.TS Lê Văn Anh, Hiệu trưởng Trường đại học Sư phạm Huế, trao bằng tốt nghiệp cho các sinh viên tốt nghiệp loại giỏi. Ảnh: N.H
* Ông có thể nói cụ thể hơn về những ưu điểm của chương trình vật lý tiên tiến?
Chương trình vật lý tiên tiến lấy từ chương trình của Trường đại học Virginia- trường đứng vào top 100 của Mỹ, top 200 trường đại học hàng đầu của thế giới. Đây là chương trình đào tạo theo hệ thống tín chỉ chứ không theo dạng niên chế của Việt Nam. Đối với Đại học Huế thì đây là chương trình đầu tiên đào tạo theo hệ thống tín chỉ tại Đại học Huế và một điểm nữa là, phương pháp dạy, phương pháp học khác hẳn với đào tạo theo niên chế nên bắt buộc người dạy phải đào sâu nghiên cứu, người học phải thay đổi phương pháp học và tự học là chủ yếu. Do vậy tính tự học, tính năng động, tính tự chủ trong nghiên cứu của sinh viên tăng lên rất nhiều, sinh viên học được nhiều và kết quả rất cao. Trong số 25 sinh viên tốt nghiệp khóa 1 thì đã có hơn một nửa đạt loại xuất sắc và giỏi rồi.
* Chính đội ngũ giảng viên nước ngoài đã góp phần không nhỏ làm nên thành công của khóa học. Nhận xét của ông về sự đóng góp tích cực của họ đối với chương trình này?
Trong khóa 1 có đến 30 lượt giảng viên đến từ các trường đại học danh tiếng ở Hoa Kỳ, Pháp, Nhật Bản, Ý,… về dạy chương trình Vật lý tiên tiến, trong số đó có những thầy là người Việt Nam sống ở nước ngoài. Đội ngũ này rất nhiệt tình trong giảng dạy và rất uyên thâm ngành Vật lý, vì thế họ truyền thụ kiến thức rất dễ hiểu đối với sinh viên. Có những  thầy rất thân thiết với Việt Nam đặc biệt là Giáo sư Phạm Quang Hưng của Trường đại học Virginia. Ông đã nói Huế chính là quê hương thứ hai của ông và đã có những cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp giáo dục ở Đại học Huế nói chung và chương trình vật lý nói riêng. Chính Giáo sư đã làm cầu nối quan trọng cho việc ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Đại học Huế với Đại học Virginia và mời các giáo sư nước ngoài về đây dạy…
* Là một chương trình hoàn toàn mới hẳn trường gặp rất nhiều khó khăn khi lần đầu tiên triển khai?
Thực ra trong buổi ban đầu triển khai phương pháp dạy học mới, thầy cũng bỡ ngỡ mà trò cũng bỡ ngỡ. Cái khó thứ hai là học chương trình của nước ngoài nên các vấn đề về thực hành thí nghiệm phải đúng bài bản của Mỹ. Các khóa về sau như khóa 2,3,4 đã được tiếp tục từ khóa 1 rồi, còn trước đây khóa 1 phải gặp rất nhiều khó khăn từ tư liệu, giáo trình tiếng Anh… Một khó khăn nữa là vì nó mới nên học trò không biết sau này ra trường sẽ làm gì. Nhiều em băn khoăn sau này khi ra trường có việc làm không?
Hiện nay trong số 25 em tốt nghiệp khóa 1 thì một em tốt nghiệp xuất sắc được tuyển ngay làm giảng viên của trường, còn 4 em khác đã tham gia phỏng vấn và được nhận vào làm cho một công ty của Nhật Bản tại TP.Hồ Chí Minh. Các em còn lại trường sẽ giới thiệu cho các trường đại học, viện nghiên cứu. Em nào muốn đi dạy ở các trường phổ thông thì trường sẽ giúp đào tạo cho em đó có bằng chứng chỉ sư phạm để đi dạy, một số em thì có thể học lên cao học. Hy vọng rằng vấn đề việc làm không phải là vấn đề khó nhất. Cái khó nhất hiện nay mà trường đang giải quyết là thiết bị học hành, giáo trình phục vụ chương trình.
* Nhà trường có hướng duy trì và tiếp tục phát triển chương trình này như thế nào trong thời gian tới?
Theo chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của Đại học Huế, đã là chương trình tiên tiến thì phải lâu dài.
Bộ chỉ cấp tiền cho ba khóa 1,2,3 còn khóa 4 trở đi sẽ không được cấp nữa mà nhà trường với khả năng của mình sẽ tự đầu tư thêm kinh phí. Về đội ngũ giảng viên, bên cạnh những thầy đã được đào tạo ở nước ngoài giảng dạy, trường sẽ mời thêm đội ngũ giảng viên nước ngoài về giảng dạy và sẽ chú trọng tuyên truyền, quảng bá để thu hút sinh viên vào ngành Vật lý tiên tiến.
Cuối cùng là tìm “đầu ra” cho sinh viênp- làm sao để ra trường có việc làm. Hy vọng rằng với kinh nghiệm từ khóa 1 này thì những khóa tiếp theo sẽ có kết quả tốt đẹp hơn nữa.

* Xin cảm ơn ông.
 
Ngọc Hà (thực hiện)
Đề án đào tạo ngành Vật lý bậc đại học theo chương trình tiên tiến đã được Bộ giáo dục và Đạo tạo phê duyệt và cho phép Đại học Huế triển khai tuyển sinh vào năm 2006. Đây là một trong 9 chương trình trọng điểm được Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai thí điểm đầu tiên trong phạm vi cả nước. Chương trình đào tạo được xây dựng trên chương trình gốc ngành Vật lý của Trường đại học Virginia và là chương trình được đào tạo theo hệ thống tín chỉ, được giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh. Trong suốt khóa học đã có 30 lượt giảng viên đến từ các trường đại học uy tín trên thế giới về dạy cho chương trình tiên tiến.



Có thể bạn quan tâm

Văn hóa bản địa trong phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”

Văn hóa bản địa trong phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”

(GLO)- Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” (TDĐKXDĐSVH) đã bước sang giai đoạn mới (2011-2015) với sự thay đổi, hoàn thiện một số tiêu chí, quy định công nhận danh hiệu văn hóa. Báo Gia Lai đã có cuộc trao đổi với ông PHẠM VĂN AN- Thường trực Ban chỉ đạo (BCĐ) Trung ương phong trào TDĐKXDĐSVH về những nét mới trong giai đoạn tiếp theo của phong trào này.
“Nâng cấp từ trung cấp lên cao đẳng nghề- hướng đến đào tạo đa ngành nghề”

“Nâng cấp từ trung cấp lên cao đẳng nghề- hướng đến đào tạo đa ngành nghề”

Nhân dịp khai giảng năm học mới 2011-2012, phóng viên Báo Gia Lai có cuộc trao đổi với Th.s Trần Văn Kiệm- Hiệu trưởng trường Trung cấp Nghề Gia Lai xung quanh việc nâng cấp trường từ trung cấp lên cao đẳng nghề hướng đến đào tạo đa ngành nghề gắn với nhu cầu xã hội góp phần giải quyết việc làm.
Phụ nữ Gia Lai: Năng động, sáng tạo, bình đẳng và phát triển bền vững

Phụ nữ Gia Lai: Năng động, sáng tạo, bình đẳng và phát triển bền vững

Nhân kỷ niệm 81 năm Ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (20-10-1930 – 20-10-2011) và thiết thực chào mừng Đại hội đại biểu Phụ nữ tỉnh Gia Lai lần thứ XII, nhiệm kỳ 2011-2016, phóng viên Báo Gia Lai đã có cuộc trao đổi với bà Trần Ngọc Chi-Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh.
Công tác tự kiểm tra phát hiện hành vi tham nhũng còn hạn chế

Công tác tự kiểm tra phát hiện hành vi tham nhũng còn hạn chế

Những năm qua, công tác phòng- chống tham nhũng được các cấp, các ngành trong tỉnh quan tâm thực hiện. Tuy vậy, quá trình triển khai thực hiện còn gặp khó khăn thách thức. Phóng viên Báo Gia Lai có cuộc phỏng vấn ông Vương Hồng Quế- Phó Trưởng ban kiêm Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo phòng- chống tham nhũng tỉnh Gia Lai xung quanh vấn đề này.
PGS. TS Nguyễn Khắc Sử: Góc nhìn mới về văn hóa và con người Tây Nguyên

PGS. TS Nguyễn Khắc Sử: Góc nhìn mới về văn hóa và con người Tây Nguyên

Năm 2006, trong khi thi công xây dựng công trình thủy điện Plei Krông (trên sông Krông Pô Kô- Kon Tum), người ta đã khám phá ra một quần thể di tích của người tiền sử nằm sâu dưới lòng đất. Từ đó đến nay, các nhà khảo cổ thuộc Viện Khảo cổ học Việt Nam do PGS. TS Nguyễn Khắc Sử- Phó Chủ tịch Hội đồng khoa học, Trưởng phòng Nghiên cứu Thời đại đồ đá chủ trì, đã tiến hành khai quật, nhằm giải mã những bí ẩn của di tích này.
Nơi gặp gỡ của những thể nghiệm

Nơi gặp gỡ của những thể nghiệm

Từ 17-8, tại Gia Lai sẽ diễn ra một trong những hoạt động nghệ thuật được xem là lớn nhất năm 2011: Triển lãm Mỹ thuật khu vực Nam miền Trung- Tây Nguyên lần thứ 16. Nhà thơ Thu Loan- Phó Chủ tịch Hội Văn học- Nghệ thuật tỉnh, Trưởng ban tổ chức triển lãm, cho biết những nét mới của triển lãm lần này:
Hãy chung tay chia sẻ nỗi đau da cam!

Hãy chung tay chia sẻ nỗi đau da cam!

Nửa thế kỷ đã trôi qua nhưng hậu quả của cuộc chiến tranh hóa học mà quân đội Mỹ để lại trên chiến trường Việt Nam nói chung, tỉnh Gia Lai nói riêng cho đến hôm nay vẫn còn rất nặng nề. Ngày 10-8-2011 đánh dấu tròn 50 năm thảm họa da cam ở Việt Nam. Đây là một kỷ niệm buồn đối với nhân dân Việt Nam. Nhân kỷ niệm 50 năm thảm hoạ da cam ở Việt Nam, Báo Gia Lai có cuộc phỏng vấn ông Phạm Thế Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai
Xử lý nghiêm các cơ sở sản xuất, kinh doanh bánh Trung thu kém chất lượng

Xử lý nghiêm các cơ sở sản xuất, kinh doanh bánh Trung thu kém chất lượng

Dù còn hơn 1 tháng nữa mới đến Tết Trung thu, tuy nhiên tại TP. Pleiku (Gia Lai) hiện nay đã có nhiều điểm bắt đầu trưng bày, bán các sản phẩm bánh truyền thống trong dịp lễ này. Về việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, Báo Gia Lai có cuộc trao đổi với ông Đoàn Mạnh Thắng-Chi cục trưởng Chi cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm.
Nhà văn Nguyễn Khắc Trường: Để văn học không xa lạ với đời sống

Nhà văn Nguyễn Khắc Trường: Để văn học không xa lạ với đời sống

Nhà văn Nguyễn Khắc Trường sinh năm 1946 tại Thái Nguyên. Ông là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1982. Là một nhà văn viết tiểu thuyết và truyện ngắn, trong đó tác phẩm được xem là tiêu biểu nhất của ông là “Mảnh đất lắm người nhiều ma”-giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam 1991.