Gia Lai: Xử phạt nặng trường hợp sản xuất, buôn bán pháo nổ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Liên tiếp trong những ngày cuối năm 2017, các lực lượng công an tại nhiều địa phương trong tỉnh đã theo dõi, phát hiện và bắt giữ nhiều trường hợp vận chuyển, buôn bán pháo nổ bằng các hình thức. Riêng TP. Pleiku đã bắt giữ, xử lý trên 10 vụ với hơn chục đối tượng liên quan.

Theo quy định, các hành vi sản xuất, mua bán, vận chuyển, tàng trữ và sử dụng trái phép các loại pháo nổ đều bị nghiêm cấm và bị xử phạt hành chính, ở mức độ nghiêm trọng có thể sẽ xử lý hình sự. Để tìm hiểu rõ hơn vấn đề này, Báo Gia Lai có cuộc trao đổi với Thượng tá Lưu Đình Cảnh- Phó Trưởng Công an TP. Pleiku.

 

Đối tượng Cường cùng tang vật bị bắt giữ tại công an phường. Ảnh: N.G
Đối tượng Cường cùng tang vật bị bắt giữ tại công an phường. Ảnh: N.H

PV: Thưa ông, trước tình hình mua bán, vận chuyển pháo nổ trái phép trên địa bàn TP.Pleiku trong thời gian gần đây ngày càng phức tạp, Công an TP. Pleiku đã triển khai các biện pháp cụ thể nào tuyên tuyền cũng như phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm?

Thượng tá Lưu Đình Cảnh: Những năm gần đây hành vi mua bán, tàng trữ pháo nổ trên địa bàn TP.Pleiku ngày càng phức tạp. Nguồn pháo các đối tượng đưa về chủ yếu là pháo Trung Quốc, được nhập lậu qua các tỉnh phía Bắc, từ Lào qua Kon Tum. Đối tượng sử dụng hiện không chỉ là thanh thiếu niên, học sinh mà có các hộ gia đình tàng trữ, đốt pháo ở khu dân cư vào thời điểm giao thừa, điều này ảnh hưởng đến trật tự chung và gây nguy cơ cháy nổ cao. Đáng chý ý gần đây chúng tôi phát hiện một số đối tượng rao bán pháo công khai trên mạng. Trước tình hình này, chúng tôi đã chủ động triển khai các biện pháp sớm hơn, tham mưu UBND TP huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, chủ động ngăn chặn từ các cơ quan, từ trong trường học và từ các khu dân cư. Đồng thời, phổ biến tài liệu tuyên truyền đến từng hộ dân, qua đó chủ động đấu tranh, xử lý các vụ mua bán, tàng trữ pháo nổ trái phép, đồ chơi nguy hiểm tương tự như pháo ở các phường: Ia Kring, Yên Đỗ, Phù Đổng, Đống Đa…
Từ nay đến Tết Nguyên đán 2018, Công an TP.Pleiku chủ động phối hợp với các ngành, đoàn thể, các xã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động dân cam kết thực hiện các quy định của pháp luật về cấm mua bán, tàng trữ pháo nổ trái phép, tổ chức rà soát các gia đình năm ngoái đã đốt pháo để giáo dục, giám sát chặt chẽ, chúng tôi cũng sẽ tăng cường kiểm soát, đấu tranh, xử lý kịp thời các hành vi mua bán, tàng trữ pháo nổ trái phép theo quy định của pháp luật. Qua đây, cũng đề nghị nhân dân nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật về cấm mua bán, tàng trữ, vận chuyển, sản xuất pháo nổ trái phép vì một thành phố bình yên, văn minh.

PV: Ông cho biết, pháp luật nghiêm cấm những hành vi tàn trữ, sử dụng pháo nào, thưa ông?

Thượng tá Lưu Đình Cảnh: Tại điều 4 Nghị định 36 của Chính phủ năm 2009 quy định các hành vi bị nghiêm cấm gồm: Sản xuất, mua bán, nhập khẩu, xuất khẩu, vận chuyển, tàng trữ và sử dụng trái phép các loại pháo nổ, thuốc pháo nổ, các loại pháo hoa, thuốc pháo hoa; mua bán, tàng trữ, sử dụng thuốc nổ lấy từ các loại bom, mìn, lựu đạn, vật liệu nổ quân dụng, vật liệu nổ công nghiệp để sản xuất trái phép pháo, thuốc pháo; Sử dụng súng, vật liệu nổ không đúng quy định để gây tiếng nổ thay cho pháo.

 

Pháo hoa cũng được nhập về và tiêu thụ trên địa bàn bị bắt giữ. Ảnh: N.H
Pháo hoa cũng được nhập về và tiêu thụ trên địa bàn bị bắt giữ. Ảnh: N.H

PV: Đối với những trường hợp sản xuất, vận chuyển, mua bán, tàng trữ trái phép pháo nổ bị xử lý như thế nào, thưa ông?

Thượng tá Lưu Đình Cảnh: Theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2017, sửa đổi năm 2017 và có hiệu lực từ ngày 1/1/2018, hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán pháo nổ nếu có đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì sẽ bị xử lý hình sự. Theo đó, điều 190 quy định: Phạt tiền từ 100 triệu đến 1 tỉ đồng hoặc phạt tù từ 1 đến 5 năm đối với các hành vi: Sản xuất, buôn bán pháo nổ từ 6 kg đến dưới 40 kg; Phạt tiền từ 1 tỉ đồng đến 3 tỉ đồng hoặc phạt tù từ 5 đến 10 năm đối với các hành vi: Sản xuất, buôn bán pháo nổ từ 40 kg đến dưới 120 kg; Phạt tù từ 8 năm đến 15 năm đối với các hành vi: sản xuất, buôn bán pháo nổ từ 120 kg trở lên. Ngoài ra, Điều 191 của Bộ luật Hình sự cũng quy định: Phạt tiền từ 50 triệu đến 300 triệu đồng hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm đối với các hành vi tàng trữ, vận chuyển pháo nổ từ 6 kg đến dưới 40 kg; Phạt tiền từ 300 triệu đồng đến 1 tỉ đồng hoặc phạt tù từ 2 năm đến 5 năm đối với các hành vi tàng trữ, vận chuyển pháo nổ từ 40 kg đến dưới 120 kg; Phạt tù từ 5 năm đến 10 năm đối với các hành vi tàng trữ, vận chuyển pháo nổ từ 120 kg trở lên.

PV: Cảm ơn ông

Theo tổng hợp từ Công an TP. Pleiku, từ đầu tháng 15- 12-2017 đến nay, lực lượng chức năng các phường đã phối hợp phát hiện 10 vụ, bắt giữ và xử lý 12 đối tượng. Trong đó, thu giữ hàng trăm viên pháo banh (bi nhựa), pháo diêm, pháo hoa các loại với trọng lượng trên 50kg.

Nguyễn Huy

Có thể bạn quan tâm

Phan Quốc Việt khai gì trong vụ móc nối với Công ty AIC?

Phan Quốc Việt khai gì trong vụ móc nối với Công ty AIC?

Khi biết Công ty AIC đồng ý cho Công ty Gene Việt liên danh gói thầu giai đoạn 1 dự án thuộc Trung tâm Công nghệ sinh học TPHCM, Phan Quốc Việt liền chỉ đạo giao lại Cty Việt Á đứng tên liên danh và thực hiện các thủ tục thay vì thấy công ty này chưa đủ năng lực.
Khởi tố nhiều giám đốc, kế toán liên quan vụ đường dây mua bán trái phép hóa đơn khủng

Khởi tố nhiều giám đốc, kế toán liên quan vụ đường dây mua bán trái phép hóa đơn khủng

Điều tra mở rộng vụ đường dây mua bán hóa đơn hơn 2.500 tỷ đồng do Nguyễn Xuân Vinh cầm đầu, công an xác định nhiều doanh nghiệp mua hóa đơn từ đường dây trên để đưa vào sử dụng trong hoạt động tài chính, kế toán, báo cáo thuế, vi phạm quy định của pháp luật.