Công chức trẻ ở vùng sâu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Trong cái nắng oi nồng của mùa khô Tây Nguyên, trải qua hơn 50 km, từ TP. Pleiku chúng tôi tìm đến xã Ia Púch (huyện Chư Prông, Gia Lai). Gặp gỡ và trò chuyện với những cán bộ trẻ nơi đây, tôi mới hiểu được phần nào những khó khăn mà họ gặp phải khi tình nguyện về làm việc tại vùng biên giới này.
Anh Trần Hữu Tùng (bên trái) trong giờ làm việc. Ảnh: Vy Thảo
Anh Trần Hữu Tùng (bên trái) trong giờ làm việc. Ảnh: Vy Thảo
Căn phòng nhỏ vừa là nơi làm việc, vừa là nơi sinh hoạt của anh Trần Hữu Tùng- một trong những cán bộ trẻ được bố trí về làm việc tại xã Ia Púch. Là người gốc Hà Tĩnh, nhưng Trần Hữu Tùng lại chọn mảnh đất vùng cao này để lập nghiệp, xem đây là cơ hội để thử thách bản thân. Tốt nghiệp ngành Nông nghiệp Trường Đại học Tây Nguyên, cùng với những kinh nghiệm tích lũy được, tháng 4-2009, Tùng tự tin chọn xã Ia Púch làm nơi công tác. Tùng cho biết: “Công việc chuyên môn của mình hơn một năm qua là tham mưu cho lãnh đạo xã về các lĩnh vực kinh tế, an sinh xã hội. Là xã biên giới, lại có tới hơn 95% là đồng bào dân tộc thiểu số, vì vậy công tác tập huấn chuyển giao kỹ thuật gặp rất nhiều khó khăn”. Tùng cho biết thêm, trước đây, anh cũng đã từng làm cán bộ kỹ thuật cho Công ty Cao su Bình Dương (Binh đoàn 15), rồi cán bộ kỹ thuật cho Ban Quản lý Rừng phòng hộ Ia Mơr (huyện Chư Prông) với mức lương khá cao, nhưng với lòng nhiệt tình của tuổi trẻ và trách nhiệm với cộng đồng, anh tình nguyện trở về làm việc tại đây. Hiện nay, ngoài mức lương 2,1 triệu đồng/tháng, anh không có một chế độ hỗ trợ nào khác.
Chị Nguyễn Thị Lợi- cán bộ phòng “một cửa” xã Ia Mơr cho biết: “Tháng 1-2009, tôi về nhận công tác tại xã với nhiệm vụ tham mưu cho UBND xã về các lĩnh vực: Giáo dục, y tế, xóa đói giảm nghèo… Do mới về lại còn trẻ nên tôi rất bỡ ngỡ trong công việc. Sự phối hợp giữa các ngành gặp nhiều khó khăn do đội ngũ cán bộ cơ sở thiếu trình độ chuyên môn”. Tốt nghiệp ngành Sư phạm Sử (Đại học Quy Nhơn), chị Lợi đã từng mong muốn được đem con chữ sẻ chia cho trẻ em vùng khó khăn. Chị tình nguyện về công tác tại xã nghèo cũng bởi lý do đó. “Không có chỗ sinh hoạt ổn định nên hàng ngày tôi phải dậy từ 5 giờ sáng chạy xe máy đến trụ sở, buổi trưa ăn tạm gói mì tôm hoặc bánh trái lót dạ chờ buổi chiều tiếp tục làm việc. Cực nhất là những buổi họp dân, phải chờ đến chiều tối dân làng mới có mặt đông đủ, họp xong về tới nhà thì trời đã tối mịt. Dù công việc hiện tại không đúng với chuyên ngành đào tạo, dù điều kiện sinh hoạt, làm việc còn nhiều khó khăn nhưng được phục vụ cho bà con trên quê hương mình đó là niềm vui lớn của tri thức trẻ chúng tôi”- chị Lợi chia sẻ.
Với tinh thần tự nguyện, những cán bộ trẻ đã và đang từng ngày hoàn thiện mình, vượt qua những khó khăn để làm tốt công việc được giao. Chị Nguyễn Thị Thu Nguyệt- công tác tại xã Ia Ga (huyện Chư Prông) cho biết: “Bất đồng ngôn ngữ, phong tục tập quán luôn là trở ngại lớn nhất đối với cán bộ trẻ khi về công tác tại các xã vùng sâu, vùng xa. Chúng tôi phải cùng làm, cùng sống, cùng sinh hoạt với người dân để tìm hiểu, học hỏi từ chính họ”. Nguyệt cho rằng, đây là nơi cô gắn bó từ nhỏ nên hiểu được bà con có thể làm được những gì, mong muốn gì ở mình, có thể phát triển cây gì… Với Trần Hữu Tùng thì những ngày “ăn nhờ ở đậu” nhà dân, đi hứng nước giọt, tắm suối cùng bà con… là sự trải nghiệm cần thiết và cũng là niềm vui của người cán bộ khi gần dân. Khó khăn là vậy nhưng khi hỏi đến những nguyện vọng cho riêng mình, các cán bộ trẻ chỉ có chung một mong muốn là có một chức danh cụ thể để được ở lại phục vụ bà con lâu dài, được góp một phần sức lực nhỏ bé của mình giúp bà con vươn lên.
Là lực lượng quan trọng, góp phần chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, công chức, thúc đẩy cải cách hành chính, tạo động lực mới cho sự phát triển tại các xã nghèo, do vậy, tri thức trẻ là một mắt xích quan trọng trong quy trình “quy hoạch dài hạn” cho đội ngũ cán bộ tại địa phương. “Đây sẽ là nguồn cán bộ quy hoạch cho chức danh Phó Chủ tịch Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân trong nhiệm kỳ tới và các nhiệm kỳ tiếp theo”- ông Nguyễn Văn Thọ-Trưởng phòng Nội vụ huyện Chư Prông khẳng định.
Vy Thảo

Có thể bạn quan tâm

Thể lệ Cuộc thi tìm hiểu về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2017

Thể lệ Cuộc thi tìm hiểu về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2017

Thông qua “Cuộc thi tìm hiểu về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh“ năm 2017, nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong cán bộ, đảng viên và nhân dân về mục đích, ý nghĩa, giá trị thiết thực của việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, trở thành đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, góp phần xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đấu tranh ngăn chặn sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến“, “tự chuyển hóa“ trong nội bộ, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, Nghị quyết Đại hội XV của Đảng bộ tỉnh Gia Lai.
Kông Chro đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Kông Chro đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

(GLO)- Song song với thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương, thời gian qua, việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh“ luôn được các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận và đoàn thể huyện Kông Chro triển khai nghiêm túc, có nền nếp, mang lại hiệu quả tích cực.
Ia Blang tích cực học tập và làm theo gương Bác

Ia Blang tích cực học tập và làm theo gương Bác

(GLO)- Việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã lan tỏa sâu rộng trong từng cán bộ, đảng viên và người dân xã Ia Blang (huyện Chư Sê), tạo sự chuyển biến tích cực từ nhận thức đến hành động và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.
Chuyển biến tích cực trong việc học tập và làm theo gương Bác

Chuyển biến tích cực trong việc học tập và làm theo gương Bác

(GLO)- Tại buổi tọa đàm về việc thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW ngày 15-5-2016 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Gia Lai tổ chức mới đây, các đại biểu đã nêu lên những cách làm hay, sáng tạo ở địa phương, đơn vị. Trong đó, cấp ủy các cấp xác định những khâu đột phá để tạo sự chuyển biến, đồng thời tập trung nêu gương, nhân rộng những mô hình hay, cách làm hiệu quả.
Học tập và làm theo lời Bác dạy về đại đoàn kết

Học tập và làm theo lời Bác dạy về đại đoàn kết

(GLO)- Trong bối cảnh đất nước ta đang bị đe dọa trước âm mưu xâm lược lần thứ hai của thực dân Pháp, thực hiện chủ trương của Đảng, Chính phủ về đoàn kết các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên và miền Nam Trung bộ, Đại hội đoàn kết chống Pháp của các dân tộc thiểu số (DTTS) miền Nam Trung bộ khai mạc ngày 19-4-1946 tại Pleiku.
Thành phố Pleiku: Tổ chức Hội thi "Chúng em kể chuyện Bác Hồ"

Thành phố Pleiku: Tổ chức Hội thi "Chúng em kể chuyện Bác Hồ"

(GLO)- Thực hiện kế hoạch của Ban Thường vụ Thành ủy Pleiku về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2017 theo tinh thần Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị, tại Trung tâm hoạt động thanh niên tỉnh, Ban Thường vụ Thành đoàn Pleiku vừa tổ chức vòng sơ khảo Hội thi “Chúng em kể chuyện Bác Hồ“ năm học 2016-2017.
Quân đoàn 3 học theo Bác bằng những việc làm cụ thể

Quân đoàn 3 học theo Bác bằng những việc làm cụ thể

(GLO)- L.T.S: Nhân dịp kỷ niệm 42 năm Ngày truyền thống Quân đoàn 3 (26-3), P.V Báo Gia Lai đã có cuộc phỏng vấn Thiếu tướng LÊ QUANG XUÂN-Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Quân đoàn về công tác giáo dục, phát huy truyền thống đơn vị gắn với việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Đảng bộ huyện Đức Cơ Làm theo Bác bằng những việc cụ thể

Đảng bộ huyện Đức Cơ Làm theo Bác bằng những việc cụ thể

(GLO)- Khi triển khai thực hiện Chỉ thị 03-CT/TW và hiện nay là Chỉ thị 05 về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Ban Thường vụ Huyện ủy Đức Cơ đã yêu cầu các Đảng bộ trực thuộc xây dựng chương trình hành động và kế hoạch phải cụ thể, sát thực tế ở địa phương, đơn vị. Đồng thời, tăng cường làm theo Bác bằng những việc làm thiết thực, có tác dụng thúc đẩy kinh tế-xã hội trên địa bàn phát triển, góp phần nâng cao đời sống nhân dân.
Phong cách Bác Hồ: Làm gương, lời nói đi đôi với việc làm

Phong cách Bác Hồ: Làm gương, lời nói đi đôi với việc làm

Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã cống hiến cho đời bao hình mẫu của những đạo đức quý báu, trong đó phong cách làm gương, lời nói đi đôi với việc làm là nguyên tắc lẽ sống hàng đầu có sức thuyết phục mạnh mẽ, thu phục lòng dân, mỗi người Việt Nam lấy đó soi sáng cho lý tưởng và hành động của mình.