Vượt qua “overthinking”

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- “Overthinking”-suy nghĩ thái quá về một vấn đề gặp phải đã và đang trở thành căn bệnh “trầm kha”, nhất là trong cuộc sống hối hả, bận rộn, nhiều áp lực như hiện nay. Đặc biệt, những người mắc phải chứng “overthinking” lại có xu hướng phổ biến trong giới trẻ.

Không ít lần, cô bạn tôi khóc lóc, buồn bã và đòi chia tay người yêu vì suy nghĩ không được đối phương coi trọng. Đôi khi, chỉ vì một câu nói vô tình của bạn trai, bạn tôi lại mải miết suy diễn theo nhiều chiều hướng khác nhau, và phần đa là tiêu cực. Một lần, bạn trai khuyên nên mở rộng mối quan hệ, có thêm bạn bè. Thay vì suy nghĩ theo hướng tích cực là người ấy muốn tốt cho mình thì bạn tôi lại nghĩ rằng anh đang chê bai mình, rằng mình không biết giao lưu, giao tiếp, ít bạn bè. Thậm chí, bạn tôi nghĩ rằng bạn trai đang “ngầm so sánh” cô với những người con gái khác mà anh gặp gỡ. Họ xinh đẹp, giỏi giang và quảng giao hơn cô. Vì thế, sau khi phân tích, suy nghĩ mỏi mệt, bạn tôi “chốt” lại là bạn trai không còn yêu cô như trước và muốn... đường ai nấy đi.

Ảnh minh họa (nguồn: Internet)

Ảnh minh họa (nguồn: Internet)

Những người mắc chứng “overthinking” thường sẽ lo lắng thái quá về bất kỳ vấn đề gì mà họ gặp phải. Tôi có một chị bạn lúc nào cũng lo lắng người khác nghĩ xấu về mình. Vì lo lắng, chị trở nên nhạy cảm với bất kỳ một câu nói đùa của ai đó. Khi mọi người đang sôi nổi nói chuyện, chọc ghẹo nhau thì chị thu vào một góc, suy nghĩ xem điều mà người ta vừa nói với mình có đúng không. Đặc biệt, mỗi lần làm sai điều gì bị sếp mắng, chị sẽ suy nghĩ mãi về những câu nói của sếp và tự chất vấn bản thân rằng có phải mình làm việc quá tệ, năng lực mình quá kém cỏi, thậm chí mình quá vô dụng và không có đóng góp gì đáng kể cho tập thể. Vì mải chìm vào dòng suy nghĩ thái quá về một vấn đề, chị đã không thể tập trung làm được việc khác. Và vì thế, việc này nối việc kia, lúc nào, chị bạn tôi cũng căng thẳng, lo lắng. Thậm chí, chị thường ở trong trạng thái hốt hoảng, băn khoăn, không chắc chắn mỗi khi ai đó hỏi chị về các vấn đề liên quan đến công việc vốn là sở trường. Hẳn nhiên, rất hiếm hoi những phút giây chị thấy thực sự thoải mái, vui vẻ cả trong công việc lẫn cuộc sống hàng ngày.

Overthinking được chia thành 2 dạng: Ruminating overthinking (hồi tưởng về quá khứ) và Worrying overthinking (lo lắng cho tương lai). Những tưởng, overthinking vốn chỉ là việc của não bộ, chỉ việc suy nghĩ. Song, đó còn là biểu hiện của chứng rối loạn lo âu. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến tâm trạng, sức khỏe tinh thần mà còn có thể dẫn đến đau đầu, rối loạn ăn uống, tiêu hóa và rất dễ dẫn đến trầm cảm. Xét về khía cạnh tích cực, những người có xu hướng suy nghĩ thái quá thường là do họ đặt kỳ vọng khá cao vào bản thân hay kết quả của sự việc đang diễn ra. Bên cạnh đó, nhiều người nhận thấy nhờ suy nghĩ nhiều, những chọn lựa của họ cũng bớt rủi ro, sai sót. Thế nhưng, nhiều chuyên gia cho rằng, nếu tình trạng overthinking kéo dài sẽ dễ gây suy giảm trí nhớ, thậm chí trầm cảm và tự kỷ. Đặc biệt, cuộc sống ngày càng nhanh, bận rộn và có quá nhiều deadline công việc, tình trạng overthinking ngày càng trẻ hóa. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, có đến 73% thanh niên từ 25 đến 35 tuổi thường xuyên suy nghĩ quá mức.

Nhà triết học khắc kỷ Marcus Aurelius đã từng nói: “Cuộc sống của bạn là những gì suy nghĩ của bạn tạo nên”. Nếu suy nghĩ quá nhiều, liên tục và tiêu cực chỉ vì một câu nói, vì một sự việc không vừa ý, hẳn nhiên bạn sẽ không thể nhìn thấy những gam màu hồng tươi sáng trong cuộc sống. Điều chúng ta cần làm là phải tìm cách thoát ra khỏi dòng suy nghĩ đang nhấn chìm tâm trạng kia bằng cách “đánh lạc hướng” bản thân, tìm cho mình những thú vui, hoạt động khác như thể dục thể thao, đi dạo, trò chuyện hoặc tâm sự những gì mình đang nghĩ với người thân, bạn bè. Còn khi không thể thoát ra được, chúng ta cần tìm cho mình một chuyên gia tâm lý để được tìm rõ căn nguyên và điều trị. Các chuyên gia cũng khuyên rằng, mỗi người cần đặt những mục tiêu ngắn hạn, giải quyết thấu đáo từng vấn đề nhỏ trong công việc, có sự sắp xếp thời gian khoa học để tránh dồn ép, áp lực. Người mắc overthinking cũng nên đặt bản thân mình vào những góc nhìn khác nhau để suy nghĩ theo chiều hướng tích cực, nhìn nhận chính xác và tin tưởng hơn vào bản thân.

Có thể bạn quan tâm

'Hè vui, hè khỏe, hè an toàn' cho trẻ em Đắk Nông

'Hè vui, hè khỏe, hè an toàn' cho trẻ em Đắk Nông

Tháng hành động vì trẻ em năm 2025 đang được tỉnh Đắk Nông triển khai. Hướng đến sự phát triển toàn diện của trẻ em, tỉnh ưu tiên nguồn lực, huy động sự chung tay, mỗi người một hành động để xây dựng môi trường sống an toàn, thân thiện, lành mạnh cho trẻ em trên địa bàn.

Trả lại 'khoảng trời' cho trẻ thơ - Bài 2: Con công nhân lao động chơi ở đâu?

Trả lại 'khoảng trời' cho trẻ thơ - Bài 2: Con công nhân lao động chơi ở đâu?

Với không ít gia đình công nhân lao động ở những thủ phủ công nghiệp như TPHCM, Bình Dương, nghỉ hè là thời gian ám ảnh nhất. Bởi, con trẻ nghỉ hè nhưng phụ huynh vẫn đến nhà máy. Không ít phụ huynh buộc phải để con ở nhà một mình tại khu trọ, số khác đưa con cùng vào nhà máy hoặc gửi về quê.

Hàng trăm người chen nhau để gặp nhân vật phiên bản nhí đang gây sốt cộng đồng

Hàng trăm người chen nhau để gặp nhân vật phiên bản nhí đang gây sốt cộng đồng

"Trời ơi ảnh nhìn mình nè!", "Đáng yêu xỉu luôn!"... đó là những âm thanh rộn ràng phát ra từ một góc Crescent Mall (Q.7, TP.HCM) sáng 6.6, khi hàng trăm bạn trẻ cùng nhau đổ về một sự kiện pop-up đặc biệt: cuộc gặp gỡ đầu tiên với một nhân vật phiên bản nhí đang gây sốt cộng đồng mê sưu tầm figure.

Hòa bình đẹp lắm!: Thế hệ trẻ viết tiếp bản hùng ca dân tộc trong kỷ nguyên mới

Hòa bình đẹp lắm!: Thế hệ trẻ viết tiếp bản hùng ca dân tộc trong kỷ nguyên mới

50 năm đất nước thống nhất, thế hệ trẻ tự hào, biết ơn và hạnh phúc khi được sinh ra trong hòa bình, độc lập. Hòa bình hôm nay thật đẹp! Lớp lớp thế hệ thanh niên VN nguyện gìn giữ và quyết tâm tiếp nối những tượng đài thanh xuân bất tử để dựng xây, phát triển và cùng đất nước vươn mình.

null