Emagazine

E-magazine Vùng đất đa sắc màu văn hóa

Cùng chúng tôi dạo một lượt quanh làng, ông Triệu Sinh Thành-Phó Trưởng thôn Lơ Bơ (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro) cho biết: Năm 2008, một số hộ người Dao ở huyện Đình Lập, Lộc Bình (tỉnh Lạng Sơn) và tỉnh Cao Bằng di cư tự do vào Chư Krêy lập nghiệp. Bà con mang theo nhiều phong tục tập quán, nét văn hóa đặc trưng. Làng có 75 hộ người Bahnar và 36 hộ người Dao sinh sống thuận hòa. “15 năm qua, bà con chịu khó làm lụng, phát triển sản xuất, đời sống dần ổn định. Khi mới vào Chư Krêy, 100% hộ người Dao thuộc diện hộ nghèo, song đến nay chỉ còn 14 hộ nghèo. Dẫu cuộc sống chưa hết khó khăn nhưng một số nét văn hóa truyền thống như: thờ cúng tổ tiên, lễ hội, trang phục... đều được gìn giữ nguyên vẹn”-ông Thành nói.

Năm 1982, 11 gia đình người Mông từ vùng núi cao Tây Bắc để đến lập nghiệp tại xã Ya Hội, huyện Đak Pơ.

Tại xã Lơ Ku (huyện Kbang), từ năm 1984 đến năm 2000, nhiều nhóm người thuộc các dân tộc khác nhau ở các tỉnh: Cao Bằng, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Tuyên Quang, Lạng Sơn… rời quê hương tìm đến định cư, tập trung ở thôn 1 và thôn 2.

Theo Chủ tịch UBND xã Hồ Xuân Dương: Xã Lơ Ku có 8 thôn, làng với 12 dân tộc anh em, trong đó, người Bahnar chiếm 60% dân số. Những năm qua, song song với gìn giữ, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, bà con luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, chung tay xây dựng Lơ Ku ngày càng giàu đẹp. Vào dịp Tết Nguyên đán, xã tổ chức ngày hội văn hóa-thể thao các dân tộc nhằm tạo không khí vui tươi, phấn khởi, thu hút đông đảo người dân tham gia. Bà con cũng thường xuyên tham gia các hoạt động văn hóa-văn nghệ do địa phương tổ chức. Các thôn, làng chủ động tổ chức các môn thể thao truyền thống, trò chơi dân gian như: tung còn, múa sạp vào các dịp lễ, Tết... Những hoạt động này đã góp phần làm phong phú bản sắc văn hóa của các dân tộc anh em đang sinh sống trên địa bàn xã nói riêng và của huyện Kbang nói chung.

Huyện Kbang hiện có 21 dân tộc anh em cùng sinh sống với nhiều nét sinh hoạt văn hóa truyền thống độc đáo. Nơi đây còn lưu giữ nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của các dân tộc thiểu số. Trên địa bàn huyện có nhiều điểm di tích lịch sử thuộc Quần thể di tích quốc gia đặc biệt Tây Sơn Thượng đạo và cấp tỉnh như: Vườn Mít-Cánh đồng Cô Hầu (xã Nghĩa An), Làng kháng chiến Stơr (xã Tơ Tung) và Khu di tích lịch sử cách mạng của tỉnh (xã Krong)… kết nối tạo thành các điểm đến, góp phần phát triển du lịch của địa phương.

Những năm qua, huyện Kông Chro cũng đã triển khai nhiều giải pháp bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. Đến nay, 74 thôn, làng, tổ dân phố trên địa bàn huyện đã thành lập 104 đội chiêng người lớn, 23 đội cồng chiêng nữ và 5 đội cồng chiêng “nhí”. Toàn huyện có 25 nghệ nhân, người biết chỉnh chiêng; 98 nghệ nhân, người biết tạc tượng; 100 nghệ nhân, người biết hát dân ca, hơmon; 355 người biết sử dụng nhạc cụ dân tộc. Các thôn, làng, tổ dân phố gìn giữ 537 bộ cồng chiêng cùng với 102 nhà rông khang trang, cơ bản giữ được kiến trúc truyền thống độc đáo.

Còn tại thị xã An Khê, từ năm 2014 đến 2018, các nhà khảo cổ học Nga và Việt Nam khai quật và phát hiện các di chỉ sơ kỳ Đá cũ ở Rộc Tưng (xã Xuân An) và Gò Đá (phường An Bình). Qua nhiều lần hội thảo quốc tế, các nhà khoa học xác định các di chỉ sơ kỳ Đá cũ An Khê có niên đại hơn 80 vạn đến 1 triệu năm cách ngày nay. Năm 2022, Di tích khảo cổ Rộc Tưng-Gò Đá đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt. Cũng trong năm 2022, Quần thể di tích Tây Sơn Thượng đạo gắn liền với cuộc khởi nghĩa nông dân Tây Sơn vào thế kỷ XVIII với 17 di tích phân bố trên địa bàn các huyện: Đak Pơ, Kbang, Kông Chro và thị xã An Khê được công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt. Không những thế, trên địa bàn thị xã An Khê còn có hệ thống lễ hội mang bản sắc riêng độc đáo như: lễ cúng Khai Sơn, Quý Xuân, Quý Thu; lễ giỗ Hoàng đế Quang Trung, nhất là lễ kỷ niệm Chiến thắng Ngọc Hồi-Đống Đa và Hội Cầu huê của người Việt vùng An Khê được tổ chức mỗi năm, thu hút sự tham gia của đông đảo người dân và du khách.


Có thể bạn quan tâm

Sinh kế từ rừng

E-magazineSinh kế từ rừng

(GLO)- 

Nhằm hoàn thành mục tiêu Nghị quyết số 06-NQ/TU của Tỉnh ủy về phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững, tăng cường sinh kế, nâng cao tỷ lệ che phủ rừng thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2030, UBND tỉnh đã ban hành chương trình hành động, xây dựng kế hoạch chỉ đạo các địa phương, đơn vị chủ rừng triển khai thực hiện.

Pleiku Returnees: Người trẻ và cảm hứng trở về

E-magazinePleiku Returnees: Người trẻ và cảm hứng trở về

(GLO)- “Tại sao bạn lại lựa chọn trở về Pleiku?”, “Một điều bạn yêu thích nhất ở Pleiku là gì?”, “Một điều bạn muốn thay đổi ở Pleiku là gì?”… Đó là những câu hỏi đặt ra trong một cuộc gặp gỡ do nhóm Pleiku Returnees (Những người trở về Pleiku) tổ chức mới đây, gợi sự hào hứng cùng bao cảm xúc với hầu hết thành viên.

Chung mạch nguồn cách mạng

E-magazineChung mạch nguồn cách mạng

(GLO)- Nếu Gia Lai tự hào có Căn cứ địa cách mạng Khu 10 (xã Krong, huyện Kbang) thì Khu căn cứ kháng chiến Cư Ju-Dliê Ya là biểu tượng cho tinh thần bất khuất của tỉnh Đak Lak. Khu căn cứ kháng chiến Cư Ju-Dliê Ya cũng là di tích có vị trí đặc biệt nằm trên địa giới hành chính huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai.

Quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ vì hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững

E-magazineQuan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ vì hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững

Chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam của Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden, theo lời mời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, diễn ra trong năm Việt Nam và Hoa Kỳ kỷ niệm 10 năm thiết lập quan hệ Đối tác toàn diện (2013-2023). Sau 28 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, Việt Nam và Hoa Kỳ đã đạt bước tiến dài trong hợp tác song phương.

Mùa hè tình nguyện vì cộng đồng

E-magazineMùa hè tình nguyện vì cộng đồng

(GLO)- Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè hàng năm đã trở thành hoạt động cao điểm, ghi dấu ấn của tuổi trẻ qua những công trình, phần việc mang lại lợi ích cho cộng đồng, tạo ấn tượng đẹp trong lòng người dân. Chiến dịch vừa tạo môi trường rèn luyện, cống hiến, vừa khơi dậy ngọn lửa nhiệt huyết để đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) viết tiếp hành trình tình nguyện.

Thể thao Gia Lai với khát vọng vươn tầm

E-magazineThể thao Gia Lai với khát vọng vươn tầm

(GLO)- Gia Lai là tỉnh còn nhiều khó khăn với khoản đầu tư cho thể thao tương đối hạn hẹp. Song nhiều năm qua, các thế hệ vận động viên (VĐV) đã nỗ lực vượt khó để ghi dấu ấn không chỉ tại đấu trường quốc gia mà còn hướng tới sân chơi khu vực và châu lục.

Pleiku xứng đáng là “đầu tàu” du lịch

E-magazinePleiku xứng đáng là “đầu tàu” du lịch

(GLO)- Trong giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030, TP. Pleiku xác định du lịch là ngành kinh tế quan trọng. Với tiềm năng, lợi thế sẵn có cùng sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, Pleiku đã và đang khẳng định vị thế “đầu tàu” ngành du lịch của tỉnh.

“Di sản sống” của đô thị Pleiku

E-magazine“Di sản sống” của đô thị Pleiku

(GLO)- Chùa An Thạnh nằm ở ngoại ô Pleiku, 4 mùa đón gió từ đồng xanh An Phú. Từ xa đã thấy bóng ngọn cây tùng vươn lên giữa trời xanh mây trắng. Và trong gió, tiếng chuông chùa vang ngân giữa không gian im vắng của đồng quê, cảm giác như đang trở về dưới mái hiên nhà.

Chanh dây rớt giá nông dân lỗ nặng

E-magazineChanh dây rớt giá nông dân lỗ nặng

(GLO)- Thời gian qua, giá chanh dây trên địa bàn tỉnh Gia Lai liên tiếp giảm sâu, hiện chỉ còn 2-3 ngàn đồng/kg khiến nông dân đối mặt với nguy cơ thua lỗ nặng. Trong khi đó, giá chanh dây xuất khẩu sang châu Âu vẫn ở mức 22-25 ngàn đồng/kg. Thực tế này cho thấy, để phát triển bền vững, người dân phải cơ cấu lại sản xuất theo hướng gia tăng chất lượng, đáp ứng nhu cầu thị trường xuất khẩu.

Tìm giải pháp nâng cao chỉ số DDCI, PCI và PGI

E-magazineTìm giải pháp nâng cao chỉ số DDCI, PCI và PGI

(GLO)- Sáng 17-8, tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku), UBND tỉnh tổ chức hội nghị công bố chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ngành, địa phương (DDCI) và bàn kế hoạch khắc phục, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), chỉ số xanh cấp tỉnh (PGI) năm 2023

Chiến dịch “Kỳ nghỉ hồng”: Lấy chuyên môn phục vụ cộng đồng

E-magazineChiến dịch “Kỳ nghỉ hồng”: Lấy chuyên môn phục vụ cộng đồng

(GLO)- Với phương châm “Lấy chuyên môn phục vụ cộng đồng”, chiến dịch tình nguyện “Kỳ nghỉ hồng” năm 2023 đã phát huy tinh thần trách nhiệm của lực lượng đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) khối công chức, viên chức, công nhân, doanh nhân trẻ. Tùy theo điều kiện của từng cơ quan, đơn vị, các hoạt động trong chiến dịch đã góp sức trẻ giải quyết vấn đề an sinh xã hội, chung tay xây dựng nông thôn mới.

Du lịch Gia Lai hướng tới mục tiêu 1,1 triệu lượt khách

E-magazineDu lịch Gia Lai hướng tới mục tiêu 1,1 triệu lượt khách

(GLO)- Ngành du lịch Gia Lai trong 7 tháng qua có sự tăng trưởng ấn tượng cả về lượng khách lẫn doanh thu so với cùng kỳ năm 2022, đạt hơn 62,7% về lượng khách và hơn 63,8% doanh thu so với kế hoạch. Với nhiều sự kiện văn hóa, thể thao hấp dẫn sẽ diễn ra dịp cuối năm, ngành du lịch hoàn toàn có thể tin tưởng đạt mục tiêu đón 1,1 triệu lượt khách, doanh thu 700 tỷ đồng trong năm 2023.

Hợp tác xã: Cần giải pháp đột phá để phát triển - Kỳ cuối: Tháo gỡ “điểm nghẽn” về cơ chế, chính sách

E-magazineHợp tác xã: Cần giải pháp đột phá để phát triển - Kỳ cuối: Tháo gỡ “điểm nghẽn” về cơ chế, chính sách

(GLO)- Các hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh Gia Lai đang cần được “cởi trói” về cơ chế, chính sách, con người… để phát triển tương xứng với tiềm năng, lợi thế. Qua đó, trở thành “điểm tựa” thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội khu vực nông thôn, đóng góp quan trọng trong thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp cũng như thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM).

Hợp tác xã: Cần giải pháp đột phá để phát triển - Kỳ 2: Thiếu cơ chế, chính sách hỗ trợ đủ mạnh

E-magazineHợp tác xã: Cần giải pháp đột phá để phát triển - Kỳ 2: Thiếu cơ chế, chính sách hỗ trợ đủ mạnh

(GLO)- Qua hơn 10 năm triển khai, Luật Hợp tác xã (HTX) năm 2012 đã có tác động tích cực trên nhiều mặt, nhận thức của hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân về HTX được nâng lên. Tuy nhiên, thực tế hoạt động của các HTX vẫn còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc do thiếu cơ chế, chính sách hỗ trợ đủ mạnh

Hợp tác xã: Cần giải pháp đột phá để phát triển - Kỳ 1: Động lực phát triển nông nghiệp, nông thôn

E-magazineHợp tác xã: Cần giải pháp đột phá để phát triển - Kỳ 1: Động lực phát triển nông nghiệp, nông thôn

(GLO)- Thời gian qua, kinh tế hợp tác và hợp tác xã (HTX) đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Tuy nhiên, để HTX thực sự trở thành “điểm tựa” trong phát triển nông nghiệp, nông thôn, tỉnh Gia Lai cần có những giải pháp đột phá nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ cả về tư duy lẫn công nghệ sản xuất của loại hình kinh tế này.