Trào lưu kỳ lạ của giới trẻ Trung Quốc: Sờ mông cừu để giảm stress

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Nhiều người cho rằng chạm vào mông cừu mang lại cảm giác mềm mại, bồng bềnh, nhưng các chuyên gia cũng cảnh báo về nguy cơ sức khỏe tiềm ẩn.
Giới trẻ Trung Quốc tìm ra cách giảm stress mới là chạm vào mông cừu. (Nguồn: Weibo/QQ)

Giới trẻ Trung Quốc tìm ra cách giảm stress mới là chạm vào mông cừu. (Nguồn: Weibo/QQ)

Giới trẻ Trung Quốc đang chạy theo một trào lưu kỳ lạ: họ tìm đến các cánh đồng, nơi chăn nuôi cừu để chạm vào mông chúng.

Theo SCMP, những ngày này, các khu chợ ở Tân Cương, phía Tây Bắc Trung Quốc tấp nập du khách. Họ háo hức chờ đợi để tham gia vào "hoạt động bất thường," trong khi những con cừu đang đứng thành hàng để chờ giao dịch.

Khi khách du lịch đi ngang qua những con cừu, có thể nghe thấy tiếng vỗ nhẹ cùng với tiếng cười khúc khích.

Nhiều bài đăng trên mạng xã hội Trung Quốc lan truyền thông tin về trào lưu mới: đến các khu chợ ở Tân Cương để vỗ mông cừu.

Một du khách chia sẻ trên Xiaohongshu (một nền tảng mạng xã hội kết hợp mua sắm với số lượng người dùng rất lớn của Trung Quốc) rằng mông của những con vật này có cảm giác bồng bềnh và mềm mại, đồng thời khẳng định rằng việc chạm vào chúng là “cực kỳ gây nghiện.”

Trong một video, người ta thấy một người đang vỗ nhẹ vào mông một con cừu và nói: “Điều này thực sự giúp giảm căng thẳng.”

“Tôi bay 5 tiếng tới Tân Cương chỉ để vỗ mông cừu vì trải nghiệm này không thể có được ở một thành phố sầm uất,” một người khác nói.

Trên Xiaohongshu, mọi người cũng chia sẻ sự hiếu khách của người chăn cừu. Họ còn hướng dẫn chi tiết đến việc nên vỗ mông cừu ở vị trí nào hay cường độ mỗi lần vỗ.

Hầu hết những người chăn cừu chấp nhận trào lưu này, mặc dù một số người bày tỏ cảm xúc vui buồn lẫn lộn.

Một người nói rằng ông thấy mừng sau khi rất nhiều du khách đổ về đây giúp người dân kiếm thêm thu nhập nhưng cũng lo ngại sự đông đúc quá mức.

“Quá nhiều người chạm vào mông cừu có thể gây ra trầm cảm ở động vật. Mọi người dường như không quan tâm đến chúng mà chỉ quan tâm đến bản thân họ,” ông nói.

Zhang Yong, nhà tâm lý học tại Đại học Công nghệ Vũ Hán ở miền trung Trung Quốc, cho biết: “Những người trẻ tuổi đang cố gắng thoát khỏi những ràng buộc của cuộc sống hàng ngày bằng những cách thức độc đáo.”

“Tuy nhiên, việc chạy theo xu hướng một cách mù quáng là điều không nên. Hành vi này thể hiện sự thiếu tôn trọng động vật và con người nên theo đuổi các hình thức giải trí hợp lý khác,” ông nói thêm.

Những người khác cũng đã cảnh báo về những rủi ro sức khỏe tiềm ẩn.

Một người sử dụng tài khoản @xiaomarichang đã chia sẻ trên Xiaohongshu một bức ảnh cô chạm vào những con cừu và sau đó cho biết cô bị nôn và tiêu chảy. Nguyên nhân có thể là do vi khuẩn trên động vật trong trang trại.

Xu hướng này cũng đã gây ra một cuộc thảo luận sôi nổi trên mạng xã hội Trung Quốc.

“Chúng tôi chỉ vỗ nhẹ vào mông cừu mà không gây hại cho chúng, những người chăn cừu cũng đồng ý. Đó là một cách thú vị để thư giãn”, một người cho biết trên Xiaohongshu.

“Tôi thấy thương cho những con cừu này. Chúng có thể cảm thấy bị quấy rối nếu chúng biết nói,” một người khác nói.

“Tôi hy vọng những người chăn cừu có thể đặt ra các quy định, chẳng hạn như hạn chế số người chạm vào đàn cừu mỗi ngày để chúng không quá mệt,” một người khác viết.

Có thể bạn quan tâm

Hành trình từ kình ngư Ánh Viên trở thành hot TikToker

Hành trình từ kình ngư Ánh Viên trở thành hot TikToker

Tại 'TikTok Awards Việt Nam 2024', kình ngư Nguyễn Thị Ánh Viên có tên trong danh sách đề cử hạng mục Nhà sáng tạo nội dung thể thao của năm. Cựu vận động viên có những chia sẻ thú vị về hành trình trở thành TikToker để lan tỏa niềm đam mê bơi lội đến mọi người.

Tài năng “nhí” làng Bok Ayơl

Tài năng “nhí” làng Bok Ayơl

(GLO)- Hình ảnh cậu bé Husy (11 tuổi, làng Bok Ayơl, xã Hra, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) đứng trên sân khấu say sưa diễn tấu tiết mục “Độc tấu t’rưng-Buôn làng ấm no” tại Liên hoan tuyên truyền lưu động toàn tỉnh lần thứ III diễn ra hồi tháng 10 vừa qua đã để lại ấn tượng thật khó phai.

Những đứa trẻ… không tuổi thơ

Những đứa trẻ… không tuổi thơ

Không được đến trường, những đứa trẻ từ 5-10 tuổi ăn mặc lem luốc lượn lờ khắp nơi xin tiền người đi đường, bất kể trời mưa nắng. Không có tuổi thơ, giờ chúng là “phương tiện” để người lớn kiếm tiền trên lòng thương cảm của người khác.