"Tội" của người độc thân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Số người trưởng thành độc thân ở Trung Quốc hiện đang là 200 triệu người và một số chuyên gia cho rằng họ gây ảnh hưởng không tốt đến nền kinh tế.

So với người lập gia đình, họ là những người có thu nhập cao và sẵn sàng chi tiêu hơn. Tuy nhiên, theo một số nhà phân tích, người độc thân vẫn chưa đóng góp nhiều cho nền kinh tế đại lục như được mong đợi.

Một số chuyên gia thậm chí còn cho rằng những người theo chủ nghĩa độc thân gây ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế nước nhà, theo South China Morning Post.

Số người trưởng thành chưa lập gia đình ở Trung Quốc đạt mức 200 triệu người vào cuối năm 2015. Các số liệu thống kê cho thấy, giới độc thân Trung Quốc có thu nhập cao hơn những người có gia đình.


 

 Trung Quốc hiện có khoảng 200 triệu người trưởng thành chưa lập gia đình. Ảnh: Reuters
Trung Quốc hiện có khoảng 200 triệu người trưởng thành chưa lập gia đình. Ảnh: Reuters



Theo số liệu chính thức mới nhất từ Tổng cục Thống kê Quốc gia, thu nhập trung bình hàng tháng của người Trung Quốc là khoảng 2.395 nhân dân tệ (348 USD) trong 4 tháng đầu tiên của năm 2017.

Tuy nhiên, số liệu được tập đoàn thương mại điện tử Alibaba (Trung Quốc) công bố vào năm ngoái cho thấy hơn 50% giới độc thân đại lục, cả nam lẫn nữ, có thu nhập trung bình 3.000-5.000 nhân dân tệ/tháng.

Cũng theo số liệu này, gần 30% người độc thân thu nhập khoảng 5.000-8.000 nhân dân tệ/tháng và 10% thu nhập hơn 8.000 nhân dân tệ/tháng.

Một nghiên cứu khác chỉ ra rằng thế hệ độc thân hiện đại ở Trung Quốc không chỉ kiếm tiền giỏi hơn mà tiêu tiền cũng mạnh tay hơn.

Theo số liệu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới, mức chi tiêu mua sắm của những người ở độ tuổi 35 hoặc trẻ hơn thuộc tầng lớp trung lưu là cao hơn 40% so với những người cùng thu nhập của thế hệ trước.

Dù vậy, theo chuyên gia Ning Zhang, thuộc Viện Chiến lược Kinh tế Quốc gia Trung Quốc, sức chi ngày càng tăng của người độc thân không hoàn toàn đóng góp tích cực cho nền kinh tế nước nhà.

Ông Ning cho rằng giới độc thân tuy mang lại lợi ích kinh tế cho các lĩnh vực như giải trí và chăm sóc cá nhân, họ gây ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế chung của nước nhà nhiều hơn.


 

Những người lập gia đình được đánh giá là có động lực làm việc nhiều hơn so với những người độc thân. Ảnh: EPA
Những người lập gia đình được đánh giá là có động lực làm việc nhiều hơn so với những người độc thân. Ảnh: EPA



Chuyên gia này giải thích với trách nhiệm ít hơn so với người lập gia đình, người độc thân thường dễ dàng đánh mất động lực làm việc.

"Nhật Bản là một ví dụ. Ngày càng có nhiều người không muốn lập gia đình vì sợ trách nhiệm. Tỉ lệ người không lập gia đình ở Nhật Bản đã gây ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế. Những người độc thân cảm thấy rằng họ chỉ cần chăm lo cho bản thân là đủ, vì thế họ không phải chịu áp lực làm việc chăm chỉ hơn để lo cho gia đình như những người khác"-ông Ning chia sẻ.

Không chịu áp lực trách nhiệm gia đình, người độc thân có xu hướng chỉ tiêu cho bản thân nhiều hơn và cải thiện chất lượng cuộc sống theo phong cách của họ.

Điều này khiến những thương hiệu cao cấp ngày càng phổ biến với giới độc thân thành thị.

Tuy nhiên, giới độc thân nghiện mua sắm ngày càng "khó chiều" vì đòi hỏi của họ ngày càng cao. Điều này buộc các công ty phải cải thiện thương hiệu và nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như quan tâm đến khách hàng nhiều hơn.

Cao Lực (SCMP)

Có thể bạn quan tâm

Nhiều bạn trẻ tham gia khóa tu đầu năm

Nhiều bạn trẻ tham gia khóa tu đầu năm

Không du xuân bằng những chuyến đi xa, không ồn ào, náo nhiệt, một số bạn trẻ lựa chọn tham gia khóa tu ngắn hạn như một cách để cân bằng cuộc sống, tìm kiếm những điều tích cực để bắt đầu một năm mới suôn sẻ.

Ngôn ngữ của tình yêu

Ngôn ngữ của tình yêu

(GLO)- Có nhiều truyền thuyết về nguồn gốc ngày lễ Valentine. Trong đó có chuyện kể rằng, thuở xưa, ở xứ sở xa xôi có một hoàng đế độc tài ra lệnh cấm nam nữ yêu nhau. Bất chấp lệnh cấm của nhà vua, một linh mục có họ là Valentine đã bí mật tác hợp cho những cặp tình nhân nên duyên vợ chồng.

Tết quê hương trong trái tim du học sinh Việt

Tết quê hương trong trái tim du học sinh Việt

“Cảm giác cô đơn và nhớ nhà bỗng dịu nhẹ hơn nhờ những lần gặp gỡ đồng hương, trò chuyện, tay bắt mặt mừng, ăn cơm Việt, nói tiếng Việt… trên đất Hàn”, Phương Loan (du học sinh Hàn Quốc) tâm sự trong những ngày cận Tết ở nước bạn.

Tết rồi, về nhà thôi...

Tết rồi, về nhà thôi...

Trong năm 2024, tôi (TS. Nguyễn Duy Duy - Viện Nghiên cứu Môi trường, Viện Nghiên cứu Quốc gia Úc) đã đặt chân tới 4 châu lục. Những chuyến công tác, những hội thảo khoa học, đưa tôi tới nhiều vùng đất khác nhau. Tôi đã đi thật xa, và giờ là lúc trở về. Tết rồi, về nhà thôi...