Sinh viên tự làm chủ ngành học

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Toàn cầu hóa, kỹ thuật số và mạng xã hội đang kéo gần mọi thứ, đồng thời cũng khiến con người phải đối mặt với nhiều thách thức khó giải quyết.
Các sinh viên tham gia chương trình IMCSP tại ĐH Lĩnh Nam (Hồng Kông)
Các sinh viên tham gia chương trình IMCSP tại ĐH Lĩnh Nam (Hồng Kông)
Mặt trái của những lợi thế này chính là các nền kinh tế bị phụ thuộc lẫn nhau nhiều hơn, đẩy giới hoạch định chính sách vào tình thế nan giải trước những vấn đề có nhiều điểm tương đồng, trong khi câu trả lời cho mỗi nước lại khác nhau.
Tờ South China Morning Post dẫn lời Giáo sư Stefan Kuehner, Giám đốc chương trình thạc sĩ mới về khoa học xã hội của ĐH Lĩnh Nam (Hồng Kông), đã giới thiệu về ngành học hứa hẹn sẽ mang đến lời giải đáp về vấn đề hóc búa trên, đó chính là chính sách xã hội tương đối, hay IMCSP.
Ngành học này kéo dài
1 năm, gồm 5 khóa bắt buộc, được thiết kế cho những cử nhân tốt nghiệp chính sách xã hội, chính sách công, phát triển quốc tế, xã hội học hoặc các môn khoa học xã hội khác, hay những sinh viên quan tâm đến các vấn đề kinh tế - xã hội then chốt, như bất bình đẳng, nghèo đói, xã hội đang già đi và những áp lực tài chính đang ngày càng đè nặng lên các gia đình lao động trên toàn thế giới.
Đặc biệt, IMCSP không phải là một chương trình mà các giáo sư sẽ luôn có câu trả lời cho mọi nghi vấn, thay vào đó họ khuyến khích sinh viên đặt câu hỏi đúng đắn và suy ngẫm cách thức phù hợp nhất để rút ra những phát hiện học thuật có ý nghĩa và thuyết phục nhằm giải trừ thắc mắc về những vấn đề đó.
Bên cạnh đó, có thêm một ngành học khác dành cho sinh viên chuyên ngành nghệ thuật muốn nâng cao bản thân và sống một cuộc đời trọn vẹn hơn, chẳng hạn như khóa học do Học viện Nghệ thuật biểu diễn Hồng Kông (HKAPA) tổ chức.
Giáo sư Joseph Gonzales, Giám đốc về nghiên cứu học thuật và ngữ cảnh của HKAPA, cho biết điểm độc nhất vô nhị của chương trình là sinh viên sẽ hoàn toàn tự làm chủ việc học, cho phép họ chịu trách nhiệm về đường hướng nghề nghiệp và học tập của chính mình. Chương trình nhằm mục đích quảng bá ý tưởng tự học, tự trau dồi, tự suy ngẫm về mục tiêu mà các sinh viên muốn đạt được. Giảng viên chỉ đảm nhiệm vai trò dẫn dắt, còn sinh viên phải là người hoàn thiện ước mơ mà mình theo đuổi.
“Chương trình không tập trung vào bất kỳ thể loại cụ thể nào. Các sinh viên có thể chọn học theo ý thích về lĩnh vực mà họ thành thạo. Chúng tôi sẽ cung cấp những kỹ năng và sự chỉ dẫn cần thiết nếu điều mà sinh viên hướng đến không thuộc phạm vi khóa học cung cấp”, Giáo sư Gonzales giải thích.
Tụ Yên (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

Cô gái gen Z khởi nghiệp với tinh dầu bơ địa phương

Cô gái gen Z khởi nghiệp với tinh dầu bơ địa phương

(GLO)- Cô gái Lê Ánh Thùy Trang (20 tuổi, thôn Blo, xã A Dơk, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã từ bỏ giảng đường cao đẳng để về quê khởi nghiệp với sản phẩm tinh dầu bơ thuần thiên nhiên. Sản phẩm không chỉ bảo vệ sức khỏe mà còn giúp phát triển kinh tế và tạo việc làm cho người dân địa phương.

Tặng 500 chiếc áo ấm cho học sinh huyện Chư Pưh

Tặng 500 chiếc áo ấm cho học sinh huyện Chư Pưh

(GLO)- Chiều 12-11, Công ty TNHH Doanh nghiệp xã hội từ thiện và hỗ trợ phát triển cộng đồng Fly To Sky phối hợp cùng Huyện Đoàn-Hội LHTN Việt Nam-Hội đồng Đội huyện Chư Pưh tổ chức chương trình “Áo ấm chuyền tay” cho học sinh huyện Chư Pưh (tỉnh Gia Lai).

Nữ 9X khởi nghiệp từ trái cây sấy khô

Nữ 9X khởi nghiệp từ trái cây sấy khô

Từng theo học Trường đại học Tây Nguyên, ngành kế toán, công tác tại nhiều công ty, chị Phạm Thị Nga (32 tuổi, trú tại Ea M'Nang, H.Cư Mgar, Đắk Lắk) quyết tâm về quê khởi nghiệp mô hình trái cây sấy khô.

Hành trình từ kình ngư Ánh Viên trở thành hot TikToker

Hành trình từ kình ngư Ánh Viên trở thành hot TikToker

Tại 'TikTok Awards Việt Nam 2024', kình ngư Nguyễn Thị Ánh Viên có tên trong danh sách đề cử hạng mục Nhà sáng tạo nội dung thể thao của năm. Cựu vận động viên có những chia sẻ thú vị về hành trình trở thành TikToker để lan tỏa niềm đam mê bơi lội đến mọi người.

Người đưa hương rượu cần truyền thống bay xa

Người đưa hương rượu cần truyền thống bay xa

(GLO)- Sau 3 năm gắn bó với nghề, chị Nay Ly Cơ (tổ 4, phường Đoàn Kết, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) đã thành công với việc làm rượu cần truyền thống của người Jrai. Không những vậy, chị còn tích cực quảng bá để hương rượu cần có cơ hội được bay xa.