Emagazine

E-magazine Trăm năm cõi chè


Đang tha thẩn giữa đường thông, tôi bỗng nghe tiếng ai đó gọi tên mình. Ngoái nhìn, thấy một cô gái đi chiếc xe máy bết đầy bụi đỏ phía sau chở mấy bao nông sản đang rà chân cho xe chạy chầm chậm rồi dừng lại. Thấy tôi ngạc nhiên, cô gái lột chiếc khăn trùm mặt và cười tít mắt. Thì ra đó là cháu nội của cô tôi.

Vợ chồng cô tôi đưa 2 người con nhỏ từ Quảng Ngãi lên Gia Lai lập nghiệp vào những năm đầu thập niên 60 của thế kỷ trước. Nơi gia đình cô định cư và sinh sống là đồn điền chè Biển Hồ. Đó cũng là cơ duyên để tôi sớm được đến và hòa mình với cõi chè này.



Mùa hè của gần 40 năm trước, khi còn là cậu học trò, tôi theo một người quen nhảy xe đò lên Pleiku, rồi từ đó đi khoảng 15 km đến nhà cô bằng xe đạp. Xóm nhà cô nằm sâu trong những đồi chè vắng vẻ và nép mình dưới những tán cây muồng già cao vút, nay thuộc thôn 1, xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Păh. Những căn nhà tường gạch, ngói vảy thấp lè tè, ẩm thấp và chật chội nằm hai bên con đường đất đỏ, mỗi khi mưa xuống bùn quện ngập chân.

Theo lời cô tôi, đây là những căn nhà do người Pháp xây cho nông phu ở từ khi lập đồn điền chè vào năm 1921. Trước đây, người làm phu đồn điền chè chủ yếu từ các tỉnh duyên hải miền Trung lên và từ Bắc vào. Họ ở chật kín các dãy nhà nhưng sau đó nhiều người bỏ đi nơi khác vì ở đây quá khó khăn, thiếu thốn. Đến thời điểm tôi có mặt, hầu hết những căn nhà vẫn còn nguyên nhưng đã xuống cấp, một số ít bị đổ nát, cây cỏ um tùm vì bỏ hoang lâu ngày.



Phần lớn những gia đình ở đây làm công nhân chè nhưng đều rất nghèo, phải khai hoang trồng lúa, trồng khoai, chăn nuôi heo, bò... nên cuộc sống rất cơ cực và lam lũ. Suốt mùa hè ấy, tôi ở lại nhà cô và ngày ngày cùng mọi người đến khu vực gần núi Chư Đang Ya làm ruộng rẫy hay lên rừng chặt củi. Thi thoảng, ban đêm, tôi lại theo anh Bảy Vện, con trai thứ của cô, đội đèn pin và dẫn chó vào rừng chè săn chồn, thỏ. Chúng nhiều vô kể, đào hang ẩn nấp dưới tán chè; trong khi anh Bảy Vện là tay thợ săn thiện chiến nên lần nào đi anh cũng có chiến lợi phẩm đem về.

Ngày ấy, Nhà máy chế biến chè Biển Hồ còn nằm trong chỗ đường thông. Thỉnh thoảng có đoàn chiếu phim lưu động đến phục vụ bà con ở sân nhà máy. Mỗi khi có chiếu phim, dù ngày đi làm mệt nhọc, đêm xuống, bà con cũng hào hứng chong đèn lội bộ đến xem và tôi cũng bị cuốn theo. Riêng thanh niên nam nữ địa phương thì rộn ràng như đi hội.



Mô hình tổ chức sản xuất chè tại Biển Hồ có nhiều thay đổi qua từng thời kỳ. Từ đồn điền thời Pháp thuộc đến nông trường, xí nghiệp sau ngày đất nước thống nhất, rồi sau này là công ty cổ phần. Vị thế của người dân gắn với cây chè cũng dần thay đổi, từ thân phận nông phu đã trở thành người làm chủ trên mảnh đất mà gia đình nhiều đời gắn bó. Chìa khóa mang tính quyết định là giao đất cho chính những người công nhân hái chè và thực hiện khoán sản phẩm. Người nhận khoán trồng, chăm sóc, thu hoạch và cung cấp nguyên liệu, còn công ty bao tiêu đầu ra. Nhờ vậy, người dân yên tâm sản xuất và có trách nhiệm cao với cây chè nên sản lượng cũng như chất lượng nguyên liệu được nâng lên.



Điều thay đổi rõ nhất là những ngôi nhà của phu chè nhỏ bé, chật chội xưa kia dần biến mất và thay vào đó là những ngôi nhà xây mới rộng rãi, khang trang. Đường sá cũng được mở rộng và trải nhựa sạch sẽ. Không còn cảnh đèn dầu leo lét, cả xóm điện sáng từ trong nhà ra ngoài đường. Nhà nào cũng đầy đủ các phương tiện, máy móc, xe cộ phục vụ sản xuất và sinh hoạt.




Những năm tháng khốn khó, món quà của cô tôi thỉnh thoảng gửi về cho họ hàng ở quê thường là gói chè do chính tay cô hoặc các anh chị hái và tự chế biến. Chè được hái lúc sáng sớm khi trời còn mọng sương để đảm bảo sự tinh khiết, thơm ngon nhất có thể. Công đoạn sao, sấy hoàn toàn thủ công, không tẩm ướp nên cho ra một thứ trà khô thuần vị, thuần hương rất đỗi mộc mạc. Bao năm qua, cô dượng đã khuất núi nhưng tôi vẫn thường xuyên trở lại nơi này. Mỗi lần như vậy lại được thưởng thức hương vị thuần trà mộc mạc quen thuộc.

Nhưng cách đây vài năm, tôi về thăm và thắp hương cho cô dượng vào một ngày cận Tết. Anh Bảy Vện gửi tôi mang về quê ít trà uống Tết. Song, đó không phải những gói trà được bao gói sơ sài như mọi khi, mà là loại được đựng trong bao bì sang trọng, bắt mắt và có thương hiệu của Công ty cổ phần Chè Biển Hồ. Điều đó khiến tôi ngỡ ngàng. “Hàng loại 1 của Công ty đó”-anh Bảy Vện giới thiệu. Theo lời anh, những năm gần đây, chè Biển Hồ đã “lên đời” với những sản phẩm được chế biến chất lượng và đóng gói bằng bao bì kiểu mới. Vì thế mà người xứ chè này thường dùng sản phẩm này làm quà tặng tình thâm.



Còn theo ông Trịnh Đình Trường, khoảng 10 năm trở về trước, sản phẩm chè Biển Hồ gặp nhiều khó khăn về thị trường nên bán không được giá. Từ năm 2006 đến nay, khi thực hiện cổ phần hóa, Công ty chủ động, linh hoạt xây dựng chiến lược marketing, định vị thương hiệu nên sản phẩm đi nhanh, đi xa ra thị trường thế giới và quan trọng là có lãi vì được giá. Mỗi năm, Công ty xuất khẩu khoảng 700 tấn sản phẩm và thị trường chính là khu vực Trung Đông. Tuy nhiên, ông Trường cho rằng đây mới chỉ là bước đầu và Công ty sẽ tiếp tục nỗ lực nhiều hơn trong việc đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm, uy tín thương hiệu… để từ đó mở rộng thị trường, tăng sản lượng và doanh thu xuất khẩu.

*

Tôi lại có dịp rảo bước giữa xứ chè Biển Hồ. Nắng sớm xuyên qua màn sương mỏng, long lanh như thủy tinh trải trên những đồi chè trập trùng với lớp lớp búp non xanh mơn mởn. Những chùm hoa muồng vàng cũng ánh lên trong nắng, duyên dáng điểm tô cho khung cảnh thêm thơ mộng. Tôi đứng lặng người, hít căng lồng ngực bầu không khí trong ngần và lắng nghe hơi thở của đất trời, của nhựa sống đang chuyển động trong mỗi thân, mỗi cành, mỗi lá, mỗi búp chè.



Có thể bạn quan tâm

Pleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ 1: “Đất lành chim đậu”

E-magazinePleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ 1: “Đất lành chim đậu”

(GLO)-Sau ngày giải phóng, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thị xã Pleiku đã chung sức, đồng lòng vượt qua khó khăn, phát huy bản lĩnh, trí tuệ để kiến thiết, xây dựng quê hương. Từ một thị xã hoang tàn sau chiến tranh, Pleiku đã phát triển mạnh mẽ và trở thành đô thị loại I trực thuộc tỉnh.
“Bông hồng thép” giàu lòng nhân ái

E-magazine“Bông hồng thép” giàu lòng nhân ái

(GLO)- Không chỉ giỏi chuyên môn, Đại úy Đinh Thị Thu Hiền-Bí thư Đoàn cơ sở Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (Công an tỉnh Gia Lai) còn tạo dấu ấn bởi các hoạt động hướng về vùng khó khăn. Những việc làm của chị đã góp phần tô thắm hình ảnh người chiến sĩ Công an nhân dân.

Những “thủ lĩnh” thanh niên đa năng

E-magazineNhững “thủ lĩnh” thanh niên đa năng

(GLO)-Không chỉ làm tốt vai trò dẫn dắt công tác Đoàn, nhiều “thủ lĩnh” thanh niên còn tiên phong trong khởi nghiệp, lập nghiệp tại quê hương. Họ trở thành tấm gương sáng về sự gương mẫu, tinh thần dám nghĩ, dám làm để đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) học tập.
Bảo tồn trống da

E-magazineBảo tồn trống da

(GLO)- Đối với người Tây Nguyên, tiếng trống đã trở thành thanh âm cội nguồn, không tách rời khỏi đời sống văn hóa tinh thần của cư dân nơi núi rừng Trường Sơn. Vì vậy, việc bảo tồn các loại trống da trong cộng đồng Bahnar, Jrai được thực hiện với những cách thức rất đặc biệt.

Mùa ươi bay

E-magazineMùa ươi bay

(GLO)- Ươi là loại cây thân gỗ, mọc nhiều trong các cánh rừng ở Chư Păh, Ia Grai, Chư Prông, Kbang… Từ giữa tháng 2 năm nay, cây ươi rừng ở Gia Lai đồng loạt ra quả. Giá thu mua hạt ươi 100-700 ngàn đồng/kg tùy loại. Sẽ không có gì đáng nói nếu cây ươi không bị khai thác theo kiểu tận diệt. 
Quà lưu niệm mang bản sắc văn hóa: “Sứ giả” du lịch

E-magazineQuà lưu niệm mang bản sắc văn hóa: “Sứ giả” du lịch

(GLO)-Quà lưu niệm không chỉ đơn thuần mang lại lợi ích kinh tế mà còn góp phần quảng bá hình ảnh địa phương đến với mọi miền. Phát huy lợi thế đó, những năm gần đây, các ngành, các cấp ở TP. Pleiku đã từng bước đa dạng sản phẩm quà tặng du lịch gắn liền với bản sắc văn hóa đặc trưng của dân tộc.
Chiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ 3: Người về từ chiến trường K

E-magazineChiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ 3: Người về từ chiến trường K

(GLO)- Trong suốt 10 năm người lính tình nguyện Việt Nam làm nghĩa vụ quốc tế, có người may mắn trở về, người đến giờ vẫn còn nằm lại trên đất bạn. Nhưng, như lời một người lính trở về thì “một cuộc sống trung thực và can đảm không cho phép chúng ta sống hời hợt, đại khái”.

Chiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ 2: Nghĩa tình lính trận

E-magazineChiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ 2: Nghĩa tình lính trận

(GLO)- Điều gì đã gắn kết những người lính tình nguyện Việt Nam để làm nên khúc khải hoàn trên chiến trường K? Đó có phải là tình đồng đội thiêng liêng, cao cả; là sự giúp đỡ vô tư, trong sáng và cũng đầy ân tình đối với người dân nước bạn, thậm chí với cả người ở phía bên kia chiến tuyến?

Xây dựng nền nông nghiệp thông minh, hiện đại

E-magazineXây dựng nền nông nghiệp thông minh, hiện đại

(GLO)- Theo Phó Giáo sư-Tiến sĩ Nguyễn Danh-Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh, một số doanh nghiệp, hợp tác xã và bà con nông dân đang bước đầu áp dụng công nghệ cao trong nông nghiệp và hướng đến nền nông nghiệp thông minh, hiện đại.