Emagazine

E-magazine Vùng đất đa sắc màu văn hóa

Cùng chúng tôi dạo một lượt quanh làng, ông Triệu Sinh Thành-Phó Trưởng thôn Lơ Bơ (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro) cho biết: Năm 2008, một số hộ người Dao ở huyện Đình Lập, Lộc Bình (tỉnh Lạng Sơn) và tỉnh Cao Bằng di cư tự do vào Chư Krêy lập nghiệp. Bà con mang theo nhiều phong tục tập quán, nét văn hóa đặc trưng. Làng có 75 hộ người Bahnar và 36 hộ người Dao sinh sống thuận hòa. “15 năm qua, bà con chịu khó làm lụng, phát triển sản xuất, đời sống dần ổn định. Khi mới vào Chư Krêy, 100% hộ người Dao thuộc diện hộ nghèo, song đến nay chỉ còn 14 hộ nghèo. Dẫu cuộc sống chưa hết khó khăn nhưng một số nét văn hóa truyền thống như: thờ cúng tổ tiên, lễ hội, trang phục... đều được gìn giữ nguyên vẹn”-ông Thành nói.

Năm 1982, 11 gia đình người Mông từ vùng núi cao Tây Bắc để đến lập nghiệp tại xã Ya Hội, huyện Đak Pơ.

Tại xã Lơ Ku (huyện Kbang), từ năm 1984 đến năm 2000, nhiều nhóm người thuộc các dân tộc khác nhau ở các tỉnh: Cao Bằng, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Tuyên Quang, Lạng Sơn… rời quê hương tìm đến định cư, tập trung ở thôn 1 và thôn 2.

Theo Chủ tịch UBND xã Hồ Xuân Dương: Xã Lơ Ku có 8 thôn, làng với 12 dân tộc anh em, trong đó, người Bahnar chiếm 60% dân số. Những năm qua, song song với gìn giữ, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, bà con luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, chung tay xây dựng Lơ Ku ngày càng giàu đẹp. Vào dịp Tết Nguyên đán, xã tổ chức ngày hội văn hóa-thể thao các dân tộc nhằm tạo không khí vui tươi, phấn khởi, thu hút đông đảo người dân tham gia. Bà con cũng thường xuyên tham gia các hoạt động văn hóa-văn nghệ do địa phương tổ chức. Các thôn, làng chủ động tổ chức các môn thể thao truyền thống, trò chơi dân gian như: tung còn, múa sạp vào các dịp lễ, Tết... Những hoạt động này đã góp phần làm phong phú bản sắc văn hóa của các dân tộc anh em đang sinh sống trên địa bàn xã nói riêng và của huyện Kbang nói chung.

Huyện Kbang hiện có 21 dân tộc anh em cùng sinh sống với nhiều nét sinh hoạt văn hóa truyền thống độc đáo. Nơi đây còn lưu giữ nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của các dân tộc thiểu số. Trên địa bàn huyện có nhiều điểm di tích lịch sử thuộc Quần thể di tích quốc gia đặc biệt Tây Sơn Thượng đạo và cấp tỉnh như: Vườn Mít-Cánh đồng Cô Hầu (xã Nghĩa An), Làng kháng chiến Stơr (xã Tơ Tung) và Khu di tích lịch sử cách mạng của tỉnh (xã Krong)… kết nối tạo thành các điểm đến, góp phần phát triển du lịch của địa phương.

Những năm qua, huyện Kông Chro cũng đã triển khai nhiều giải pháp bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. Đến nay, 74 thôn, làng, tổ dân phố trên địa bàn huyện đã thành lập 104 đội chiêng người lớn, 23 đội cồng chiêng nữ và 5 đội cồng chiêng “nhí”. Toàn huyện có 25 nghệ nhân, người biết chỉnh chiêng; 98 nghệ nhân, người biết tạc tượng; 100 nghệ nhân, người biết hát dân ca, hơmon; 355 người biết sử dụng nhạc cụ dân tộc. Các thôn, làng, tổ dân phố gìn giữ 537 bộ cồng chiêng cùng với 102 nhà rông khang trang, cơ bản giữ được kiến trúc truyền thống độc đáo.

Còn tại thị xã An Khê, từ năm 2014 đến 2018, các nhà khảo cổ học Nga và Việt Nam khai quật và phát hiện các di chỉ sơ kỳ Đá cũ ở Rộc Tưng (xã Xuân An) và Gò Đá (phường An Bình). Qua nhiều lần hội thảo quốc tế, các nhà khoa học xác định các di chỉ sơ kỳ Đá cũ An Khê có niên đại hơn 80 vạn đến 1 triệu năm cách ngày nay. Năm 2022, Di tích khảo cổ Rộc Tưng-Gò Đá đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt. Cũng trong năm 2022, Quần thể di tích Tây Sơn Thượng đạo gắn liền với cuộc khởi nghĩa nông dân Tây Sơn vào thế kỷ XVIII với 17 di tích phân bố trên địa bàn các huyện: Đak Pơ, Kbang, Kông Chro và thị xã An Khê được công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt. Không những thế, trên địa bàn thị xã An Khê còn có hệ thống lễ hội mang bản sắc riêng độc đáo như: lễ cúng Khai Sơn, Quý Xuân, Quý Thu; lễ giỗ Hoàng đế Quang Trung, nhất là lễ kỷ niệm Chiến thắng Ngọc Hồi-Đống Đa và Hội Cầu huê của người Việt vùng An Khê được tổ chức mỗi năm, thu hút sự tham gia của đông đảo người dân và du khách.


Có thể bạn quan tâm

Tìm về ẩm thực xanh

E-magazineTìm về ẩm thực xanh

(GLO)- Ẩm thực của người Bahnar, Jrai chế biến đơn giản, nguyên liệu thường là những thứ sẵn có trong tự nhiên. Nhưng không vì thế mà món ăn thiếu đi sự hấp dẫn, ngược lại còn rất tròn vị và tinh tế.

Du lịch bay trên “đôi cánh” điện ảnh

E-magazineDu lịch bay trên “đôi cánh” điện ảnh

(GLO)- Ngay khi nghe tin bộ phim truyện điện ảnh “Lạc rừng” sẽ được bấm máy tại Gia Lai vào tháng 8-2025, công chúng nơi đây đã rất háo hức, mong chờ. Là bởi, quê hương mình, xứ sở mình sẽ xuất hiện trong những thước phim tuyệt đẹp của một dự án phim đình đám.

Kể chuyện văn hóa Jrai qua chiếc gùi mộc

E-magazineKể chuyện văn hóa Jrai qua chiếc gùi mộc

(GLO)- Hầu hết các già làng đều cho rằng gùi mộc mang vẻ đẹp nguyên sơ, thuần khiết, là tiền thân của những chiếc gùi hoa văn mang tính thẩm mỹ cao. Vậy nhưng, những người có thể làm ra được gùi mộc nguyên bản trong cộng đồng hiện nay khá hiếm.

Nữ kiến trúc sư đam mê nghệ thuật tạo hình

E-magazineNữ kiến trúc sư đam mê nghệ thuật tạo hình

(GLO)- Với đôi tay khéo léo và khả năng sáng tạo, kiến trúc sư Nguyễn Thị Kiên Giang (SN 1988, tổ 7, thị trấn Chư Sê, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) đã biến những thỏi đất sét, tấm nhựa composite thành sản phẩm trang trí nội thất, được nhiều khách hàng ưa chuộng.

Nhà sưu tầm Nguyễn Quang Hiền: Trở về miền ký ức Pleiku xưa

E-magazineNhà sưu tầm Nguyễn Quang Hiền: Trở về miền ký ức Pleiku xưa

(GLO)- Đi một chiếc Dream Thái đến địa điểm đã hẹn cùng chúng tôi, nhà sưu tầm Nguyễn Quang Hiền-nguyên Phó Giám đốc Công ty Điện lực Gia Lai từ xa đã nở nụ cười tươi. Xe của ông hằn dấu vết của thời gian. Nhìn chiếc xe, có thể phần nào nói lên tính cách của người đàn ông đam mê sưu tầm “đồ cổ”.

The Maestro Đại Ngàn: Điểm nhấn cho đô thị Pleiku

E-magazineThe Maestro Đại Ngàn: Điểm nhấn cho đô thị Pleiku

(GLO)- Tọa lạc ngay tại vị trí trung tâm đắc địa của TP. Pleiku, The Maestro Đại Ngàn (số 63 – 65, đường Lý Nam Đế, phường Trà Bá)-Khu đô thị kiểu mẫu đầu tiên tại Gia Lai được kỳ vọng sẽ tạo điểm nhấn cho Pleiku trong hành trình hướng đến đô thị thông minh, thành phố “Cao nguyên xanh vì sức khỏe”.

ĐẠI BIỂU DÂN CỬ - “CẦU NỐI” CHÍNH QUYỀN VỚI NHÂN DÂN -Bài 2: Phát huy vai trò đại biểu dân cử

E-magazineĐẠI BIỂU DÂN CỬ - “CẦU NỐI” CHÍNH QUYỀN VỚI NHÂN DÂN - Bài 2: Phát huy vai trò đại biểu dân cử

(GLO)- Không những kiến nghị các cấp quan tâm đầu tư các công trình giao thông, thủy lợi góp phần gỡ “nút thắt” cho sự phát triển của tỉnh, các đại biểu Quốc hội, HĐND tỉnh Gia Lai còn tăng cường vai trò giám sát nhằm đảm bảo nguồn vốn phát huy hiệu quả, tránh lãng phí nguồn lực.

Pleiku sẵn sàng cho Ngày hội Văn hóa-Du lịch 2024

E-magazinePleiku sẵn sàng cho Ngày hội Văn hóa-Du lịch 2024

(GLO)- Từ ngày 15 đến 17-11, TP. Pleiku tổ chức Ngày hội Văn hóa-Du lịch năm 2024 với nhiều hoạt động hấp dẫn nhằm giới thiệu, quảng bá các giá trị văn hóa đặc sắc, nổi bật về tài nguyên du lịch, ẩm thực của phố núi, đặc biệt là không gian văn hóa cồng chiêng.

Chờ đón mùa hoa trên núi

E-magazineChờ đón mùa hoa trên núi

(GLO)- Mùa hoa dã quỳ sắp về trên ngọn núi lửa triệu năm tuổi Chư Đang Ya. Nhiều du khách gần xa đang đón đợi để được đắm mình trong sắc hoa và không khí lễ hội hấp dẫn, đậm nét bản sắc cao nguyên tại Tuần lễ hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya năm 2024, diễn ra từ ngày 6 đến 12-11.