Emagazine

Người trồng mía thiệt hại nặng nề do mưa bão

E-magazine Người trồng mía thiệt hại nặng nề do mưa bão

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Người trồng mía thiệt hại nặng nề do mưa bão ảnh 1
Người trồng mía thiệt hại nặng nề do mưa bão ảnh 2

Gia đình ông Đỗ Công Cường (thôn 5, xã Thành An, thị xã An Khê) có 1,5 ha mía bị đổ rạp do bão số 9. Ông xót xa nói: “Ở những diện tích mía bị đổ, phần ngọn bắt đầu ngóc dậy nhưng phần thân vẫn nằm sát mặt đất. Trong khi đó, mưa liên tục khiến cho cây mía nhanh mọc rễ, nứt mầm ở các lóng, như vậy sẽ làm giảm chữ đường. Ngoài ra, mía đổ khiến việc thu hoạch gặp khó khăn và tăng chi phí vận chuyển, tăng tiền công chặt. Vì vậy, năm nay, gia đình tôi cầm chắc lỗ vốn”. 

Tương tự, hơn 4 ha mía của ông Đinh Ken (làng Bờ-Chư Pâu, xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang) cũng bị đổ. Ông tâm tư: “Đầu năm, nắng hạn kéo dài đã ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của cây mía. Mấy tháng mùa mưa, cây mía đang phát triển thì xảy ra mưa bão. Tôi mong Nhà nước có chính sách hỗ trợ người trồng mía bị thiệt hại do mưa bão”.

Người trồng mía thiệt hại nặng nề do mưa bão ảnh 4

Ông Võ Văn Hưng-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Kông Chro-cho biết: Niên vụ này, toàn huyện có trên 5.300 ha mía. Mưa bão đã làm phần lớn diện tích mía bị ảnh hưởng nhưng ở mức độ nhẹ. Hơn 1 tháng nữa là tới kỳ thu hoạch, vì thế, chúng tôi tích cực tuyên truyền, vận động, hướng dẫn người dân tập chung chăm sóc cây mía. Những diện tích mía ở khu vực thấp, người dân cần tiến hành khơi thông rãnh để hạn chế nước ứ đọng.

Người trồng mía thiệt hại nặng nề do mưa bão ảnh 5

Do ảnh hưởng của mưa bão, hơn 15 ha mía của ông Thiều Xuân Yên (thôn 4, xã An Thành, huyện Đak Pơ) bị ngã đổ. Nhằm hạn chế thiệt hại, ngay sau bão, song song với việc tập trung chăm sóc những diện tích mía có khả năng phục hồi, ông Yên thuê nhân công chặt hom mía ở những diện tích ngã đổ để tiến hành trồng mới. Ông cho hay: “Được chính quyền địa phương hướng dẫn, tôi chặt số mía đổ ngã làm hom giống. Đến nay, gia đình tôi đã trồng mới được trên 3 ha mía và vẫn đang tiếp tục trồng". 

Người trồng mía thiệt hại nặng nề do mưa bão ảnh 6

Cùng với sự chủ động khắc phục của người dân, huyện Đak Pơ tiến hành rà soát, tổng hợp những diện tích mía bị ngã đổ và hướng dẫn người dân kê khai thiệt hại. Ông Nguyễn Hiệp-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Đak Pơ-thông tin: “Đối với những diện tích mía bị thiệt hại nặng, Phòng sẽ thống kê kèm theo hình ảnh, sau đó gửi lên cấp trên để có phương án hỗ trợ. Chúng tôi cũng tuyên truyền, hướng dẫn người dân tập trung chăm sóc những diện tích mía ngã đổ có khả năng phục hồi; thu hoạch những diện tích không có khả năng phục hồi lấy hom làm giống trồng mới".

Người trồng mía thiệt hại nặng nề do mưa bão ảnh 7

Ông Nguyễn Văn Dũng-Chủ tịch UBND huyện Kbang đã trực tiếp chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn, UBND các xã, thị trấn hướng dẫn người dân kê khai diện tích hoa màu bị thiệt hại; đồng thời, tổ chức tuyên truyền, vận động bà con chủ động thu hoạch những diện tích hoa màu đủ độ chín. 

Người trồng mía thiệt hại nặng nề do mưa bão ảnh 8

Về các giải pháp hỗ trợ người trồng mía, ông Nguyễn Hoàng Phước-Phó Giám đốc Nhà máy Đường An Khê: Ngay khi bão số 9 đi qua, Nhà máy đã tiến hành thống kê vùng nguyên liệu ở các huyện: Kbang, Kông Chro, Đak Pơ và thị xã An Khê. Đối với diện tích mía đổ ngã thuộc các giống U-thong11, KK3, Nhà máy sẽ thu mua làm giống với giá 900.000 đồng/tấn. Đến nay, người dân đã đăng ký trồng mới hơn 7.000 ha. Để hỗ trợ người trồng mía, Nhà máy tiếp tục áp dụng chính sách đầu tư từ khâu cày đất, trồng, chăm sóc, thu hoạch bằng cơ giới. Nhà máy cũng hỗ trợ giống mía mới. 

Người trồng mía thiệt hại nặng nề do mưa bão ảnh 9

Có thể bạn quan tâm

Chiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ cuối: Những gạch nối hòa bình

E-magazineChiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ cuối: Những gạch nối hòa bình

(GLO)- Những người lính từ mặt trận trở về, những người chỉ lặng lẽ phía sau phục vụ chiến đấu và cả những người sinh ra dưới bầu trời không tiếng súng… đều tiếp tục tự nguyện trở thành gạch nối hòa bình giữa 2 quốc gia, 2 dân tộc, hóa giải sâu sắc những đau thương để lại từ một cuộc chiến.

Chiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ 3: Người về từ chiến trường K

E-magazineChiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ 3: Người về từ chiến trường K

(GLO)- Trong suốt 10 năm người lính tình nguyện Việt Nam làm nghĩa vụ quốc tế, có người may mắn trở về, người đến giờ vẫn còn nằm lại trên đất bạn. Nhưng, như lời một người lính trở về thì “một cuộc sống trung thực và can đảm không cho phép chúng ta sống hời hợt, đại khái”.

Chiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ 2: Nghĩa tình lính trận

E-magazineChiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ 2: Nghĩa tình lính trận

(GLO)- Điều gì đã gắn kết những người lính tình nguyện Việt Nam để làm nên khúc khải hoàn trên chiến trường K? Đó có phải là tình đồng đội thiêng liêng, cao cả; là sự giúp đỡ vô tư, trong sáng và cũng đầy ân tình đối với người dân nước bạn, thậm chí với cả người ở phía bên kia chiến tuyến?

Canh cánh nỗi lo mía cháy

E-magazineCanh cánh nỗi lo mía cháy

(GLO)- Thời tiết nắng nóng kéo dài cùng với sự bất cẩn của người dân trong đốt dọn ruộng mía tiềm ẩn nguy cơ cháy rất cao. Bà con nông dân đang canh cánh nỗi lo mía cháy.

Khúc hoan ca làng chài

E-magazineKhúc hoan ca làng chài

(GLO)-

Từ dăm con thuyền dạt trôi giữa mênh mông sông nước Sê San ngày nào đã hình thành 1 làng chài với hơn 30 hộ dân. Hôm nay, làng chài trên dòng Sê San đã đổi vận từ con cá và du lịch.

Xuất khẩu nông sản: Tín hiệu lạc quan

E-magazineXuất khẩu nông sản: Tín hiệu lạc quan

(GLO)- Sau Tết Nguyên đán, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã bắt tay vào sản xuất kinh doanh. Năm nay, các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản nhận được nhiều đơn hàng hơn so với năm ngoái. Đây là tín hiệu lạc quan, kỳ vọng tạo đột phá cho ngành xuất khẩu nông sản của tỉnh trong năm 2024.