Phát hiện con bị tráo từ nhỏ, nhưng 38 năm sau ADN mới phơi bày

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Vì không giống cha mẹ, số phận hai đứa trẻ cũng khác nhau, người được yêu thương, người suýt chết vì cha sát hại.

Chị Veronika Shevetsova và Tanya Savelyeva, 39 tuổi, đến từ Pozhva (Perm, nước Nga) vừa nhận được kết quả đau lòng, rằng gia đình họ đã sống từ bé đến lớn không phải là gia đình thật.

Điều đáng nói hơn, vì bị trao nhầm, hai người phụ nữ đã có tuổi thơ khác biệt, một người được yêu thương, một người bị cha sát hại. Ông Anatoly, bố nuôi của Veronika thấy con không hề giống mình đã nghĩ vợ ngoại tình. Năm Veronika 10 tuổi, cô bé suýt bị người cha này giết chết bằng cách chèn chiếc gối lên mặt. Cha mẹ của Veronika sau đó đã chia tay.

Ngược lại, Tanya trở thành "con gái rượu" của người cha cảnh sát. Đến nay biết sự thật này, cả gia đình đều không thể chấp nhận nổi. "Tôi bị sốc, gia đình tôi cũng vậy. Tôi yêu họ nhiều và họ cũng yêu thương tôi. Tôi không hiểu làm thế nào điều này có thể xảy ra, tôi từ chối chấp nhận nó", Tanya nói.


 

 Veronika trái và Tanya phải bị trao nhầm.
Veronika trái và Tanya phải bị trao nhầm.



 Mọi chuyện bắt đầu từ khi 2 người phụ nữ nằm chờ sinh con ở bệnh viện tại Pozhva ngày 7/3/1978. Những đứa trẻ không được gắn tên để phân biệt. Sau khi sinh con, bà Rimma yêu cầu bác sĩ cho nhìn mặt con, bởi bà muốn kiểm tra cô bé này có vết bớt như con gái lớn không, nhưng không có. Rimma còn nhớ có lần bà từng bị người ta đưa nhầm con khi cho ăn và rồi bà đã đổi lại.

Nhưng khi về nhà, chồng Rimma là Anatoly đã nổi giận vì thấy bé Veronika có một bớt nhỏ. Càng lớn, bé Veronika có tóc vàng và mắt xanh trong khi cả hai bố mẹ đều tóc và mắt màu sẫm. Điều này khiến Anatoly tin chắc vợ mình không chung thủy.

Trước khi Veronika được một tuổi, Rimma đã đến gặp người phụ nữ đẻ cùng phòng với mình, bà Yulia Savelyeva. "Tôi nhìn bé Tanya của họ và thấy cháu rất giống với con gái lớn của tôi", bà Rimma nói với tờ Theworldnews.

Tuy nhiên, bà Yulia thời đó không chấp nhận con mình bị đánh tráo: "Cô ấy đã đến với Veronika và nói có nhầm lẫn. Lúc đó tất nhiên tôi không chịu từ bỏ Tanya của tôi. Chồng tôi rất yêu con bé. Làm sao tôi có thể để người khác mang đi đứa con mà mình đã nuôi lớn cơ chứ? Và tôi cũng không tin là các bác sĩ đã nhầm".

Nhưng rồi con dần lớn, chính bà Yulia cũng bắt đầu nghi ngờ nên đã nhờ một người chụp hình bé Veronica gửi cho mình. Khi nhìn ảnh của bé, tất cả những người quen biết đều khẳng định là cô bé giống vợ chồng họ.

Nghi ngờ là vậy nhưng chẳng có bằng chứng nào chứng minh được. Chỉ gần đây công nghệ ADN phát triển, hai gia đình quyết định xét nghiệm thì sự thật mới ra ánh sáng.

Tuy sốc, nhưng cả Veronika và Tanya đều nghĩ không cần phải chia rẽ tình cảm đã gắn bó mấy chục năm nay nên không về gia đình cha mẹ đẻ thực sự. Giờ họ có hai bố mẹ, những đứa con của họ có thêm 2 ông bà, như thế đã hạnh phúc.

Về phần Veronika, tuy tuổi thơ bất hạnh vì người cha, nhưng hiện cô sống hạnh phúc và đang là thanh tra trong một nhà máy lớn. Ngược lại Tanya đã ly hôn, cô không thể làm việc vì sức khoẻ yếu. Đã quá muộn để luật pháp có thể truy cứu trách nhiệm của bệnh viện.

Bảo Nhiên (VNE)

Có thể bạn quan tâm

Hành trình từ kình ngư Ánh Viên trở thành hot TikToker

Hành trình từ kình ngư Ánh Viên trở thành hot TikToker

Tại 'TikTok Awards Việt Nam 2024', kình ngư Nguyễn Thị Ánh Viên có tên trong danh sách đề cử hạng mục Nhà sáng tạo nội dung thể thao của năm. Cựu vận động viên có những chia sẻ thú vị về hành trình trở thành TikToker để lan tỏa niềm đam mê bơi lội đến mọi người.

Tài năng “nhí” làng Bok Ayơl

Tài năng “nhí” làng Bok Ayơl

(GLO)- Hình ảnh cậu bé Husy (11 tuổi, làng Bok Ayơl, xã Hra, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) đứng trên sân khấu say sưa diễn tấu tiết mục “Độc tấu t’rưng-Buôn làng ấm no” tại Liên hoan tuyên truyền lưu động toàn tỉnh lần thứ III diễn ra hồi tháng 10 vừa qua đã để lại ấn tượng thật khó phai.

Những đứa trẻ… không tuổi thơ

Những đứa trẻ… không tuổi thơ

Không được đến trường, những đứa trẻ từ 5-10 tuổi ăn mặc lem luốc lượn lờ khắp nơi xin tiền người đi đường, bất kể trời mưa nắng. Không có tuổi thơ, giờ chúng là “phương tiện” để người lớn kiếm tiền trên lòng thương cảm của người khác.