Những thắng cảnh "vạn người mê" trong truyện Kim Dung

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Các tiểu thuyết kiếm hiệp của Kim Dung khiến nhiều người say mê và được chuyển thể thành những bộ phim ấn tượng. Nhiều danh thắng trong truyện cũng là cảnh đẹp có ngoài đời thực.
 

 

Hoa Sơn: Những ai từng đọc truyện Kim Dung không thể không biết tới núi Hoa Sơn, nơi có môn phái cùng tên nổi danh thiên hạ với Hoa Sơn kiếm pháp và Tử hà thần công. Đây là một ngọn núi thuộc dãy Tần Lĩnh của tỉnh Thiểm Tây. Đây còn là nơi diễn ra Hoa Sơn luận kiếm, một sự kiện đặc biệt của giới võ lâm trong truyện của Kim Dung. Trong lịch sử, Hoa Sơn là nơi ẩn cư của các nhà hiền triết, từ các tu sĩ đạo Lão tới nhà sư Phật giáo. Đường lên núi hiểm trở khó lường, chỉ dành cho những người có ý chí mạnh mẽ và sức khỏe hơn người.
 

 

Là một trong Ngũ đại danh sơn của Trung Quốc, Hoa Sơn có 5 đỉnh núi chính, cao nhất là đỉnh Nam Phong (2.154 mét). Đỉnh chính của ngọn Hoa Sơn là Hóa Sơn hay Tây Nhạc, có độ cao 2.083 mét. Với khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, hoang sơ, nơi này thu hút du khách từ khắp nơi trên thế giới. Màu xanh của cây cối nổi bật trên những vách đá hoa cương trắng sừng sững khiến bạn có cảm giác như lạc vào một thế giới khác.
 

 

Tuyến đường từ đỉnh Bắc tới đỉnh Nam Phong được đánh giá là một trong những đường bộ nguy hiểm nhất hành tinh. Ngoài nhiều bậc thang dốc đứng, du khách còn phải vượt qua những đoạn ván gỗ, hốc đá chỉ vừa đủ đặt chân. Nhiều người Trung Quốc vẫn giữ thói quen leo lên đây vào ban đêm để đến đỉnh Đông lúc bình minh, dù trên núi giờ đã có nhiều khách sạn.
 

 

Chùa Thiếu Lâm: Chùa Thiếu Lâm nằm ở chân núi Thiếu Thất thuộc dãy Tung Sơn, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Được xem là cái nôi của Thiền tông Trung Hoa, ngôi chùa này lại nổi tiếng nhờ gắn liền với võ phái Thiếu Lâm. Chùa được Hiếu Văn Đế nhà Bắc Ngụy xây dựng, với trụ trì là Bồ Đề Đạt Ma, người đặt nền móng cho Thiền tông và võ thuật Thiếu Lâm. Võ công của các nhà sư đạt đỉnh cao vào thời nhà Minh và hình thành một võ phái riêng biệt.
 

 

Chùa Thiếu Lâm được xem là nơi khởi nguồn của nhiều võ phái nổi tiếng của Trung Hoa. Tới đây, du khách có thể ghé thăm Đại Hùng Bửu Điện, Tàng Kinh Các hay Rừng Tháp - nơi đặt tro cốt của các nhà sư. Ngoài ra, nhiều du khách còn dành thời gian để học kungfu ở các lò võ quanh chùa.
 

 

Đại Lý: Đại Lý là quê hương của chàng công tử si tình Đoàn Dự - một quốc gia theo Phật giáo Mật Tông, từ vua tới dân đều sùng đạo. Trên thực tế, thành cổ Đại Lý nằm ở Vân Nam, Trung Quốc. Nơi đây có các di tích lịch sử, nhiều tòa nhà, đền miếu cổ. Trước đây, Đại Lý là một vương quốc của người Bạch, tồn tại từ năm 937 cho đến năm 1253, khi quốc gia này bị đế quốc Mông Cổ xâm chiếm.
 

 

Thành cổ Đại Lý khá bình yên, nhỏ nhắn, không có xe cộ nên du khách có thể thoải mái dạo bộ tham quan. Chính phủ không cho xây dựng các công trình hiện đại trong khu thành cổ, do đó kiến trúc nơi đây vẫn mang đậm nét truyền thống. Các điểm tham quan chính là cổng thành phía nam và phía bắc, Sùng Thánh Tự, phố Tây và nhà truyền thống của người Bạch.
 

 

Núi Nga Mi: Nằm ở phía trung Nam tỉnh Tứ Xuyên, miền Tây Trung Quốc, núi Nga Mi là một trong Tứ đại Phật giáo danh sơn, do Bồ tát Phổ Hiền bảo trợ. Đỉnh cao nhất của Nga Mi là Vạn Phật thuộc ngọn Kim Đỉnh, với độ cao 3.099 mét.
 

 

Trong truyện Kim Dung, đây là nơi đặt đại bản doanh của Nga Mi, một trong ba võ phái lớn nhất Trung Hoa. Sư tổ sáng lập ra võ phái này là Quách Tương, con gái của Quách Tĩnh và Hoàng Dung. Khu vực này thường xuyên có biển mây bao phủ, tạo phong cảnh thơ mộng, hữu tình. Nơi đây còn có 26 đền chùa, miếu mạo với lịch sử lâu đời và dấu ấn văn hóa độc đáo.
 

 

Núi Võ Đang: Nằm ở phía nam thành phố Thập Yển, tỉnh Hồ Bắc, Võ Đang được coi là một trong những cái nôi võ thuật của Đạo giáo. Tại đây, Thái Cực quyền và Bát Quái chưởng nổi tiếng đã hình thành từ thế kỷ 13.
 

 

Kim Dung chọn dãy núi này là nơi đặt phái Võ Đang. Với độ cao trung bình hơn 1.000 m, dãy núi có khung cảnh hùng vĩ, huyền ảo, thu hút du khách đến thưởng ngoạn.
 

 

Thái Sơn: Thái Sơn là một ngọn núi linh thiêng của Trung Quốc, nằm ở tỉnh Sơn Đông. Di sản thế giới này là thánh địa của Đạo gia và nơi tế lễ của triều đình. Thái Sơn có đỉnh Ngọc Hoàng cao 1.545 m so với mặt nước biển, thế núi hiểm trở, có nhiều đền chùa, miếu mạo linh thiêng. Trong truyện Kim Dung, đây là đại bản doanh của kiếm phái Thái Sơn nổi tiếng.
 

 

Quang Minh Đỉnh: Quang Minh Đỉnh là nơi ẩn náu của Minh giáo, và cũng là nơi Trương Vô Kỵ một mình chiến đấu với 6 bang phái trong Ỷ Thiên Đồ Long Ký. Địa danh tuyệt đẹp này có chiều cao 1.840 m, nằm trong số 3 đỉnh cao nhất thuộc dãy Hoàng Sơn, phía nam tỉnh An Huy, miền Đông Trung Quốc.
 

 

Nhờ vị trí địa lý đặc biệt, khung cảnh trên Quang Minh đỉnh biến ảo không lường, với hệ động thực vật độc đáo cho du khách khám phá.
 

 

Núi Côn Luân: Phái Côn Luân xuất hiện khá nhiều trong các tác phẩm của Kim Dung, dù không có vai trò nổi bật. Võ phái này xuất phát từ núi Côn Lôn, Tây Vực. Trên thực tế, dãy Côn Lôn nằm ở Tây Tạng và là một trong những dãy núi dài nhất châu Á (3.000 km). Dãy núi hùng vĩ này có độ cao trung bình hơn 5.500 mét. Đây được xem là thiên đường của người theo Đạo giáo.

Hoàng Linh/zing

Có thể bạn quan tâm

Độc đáo có "1-0-2" cảnh cá chép ăn hoa sen

Độc đáo có "1-0-2" cảnh cá chép ăn hoa sen

Ngay khi tiếp cận được bông sen thơm ngát, trái với suy nghĩ của mọi người rằng cá chép sẽ từ tốn thưởng hoa, con cá này mạnh mẽ nhao đến, cắn thẳng vào từng cánh hoa thơm ngát, cố gắng giật đứt, nuốt vào mồm.
Giữa Hà Nội mới xuất hiện một ngôi làng bích họa

Giữa Hà Nội mới xuất hiện một ngôi làng bích họa

Hơn 20 bức tranh với nội dung gắn với văn hóa lịch sử thôn Chử Xá (Gia Lâm, Hà Nội) được vẽ lên những bức tường đã tạo nên một diện mạo mới và hấp dẫn cho một làng quê Bắc Bộ. Nơi đây hứa hẹn sẽ là điểm đến mới cho nhiều du khách trong và ngoài nước.
Say sưa cốm Tú Lệ

Say sưa cốm Tú Lệ

Tú Lệ là một xã thuộc huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. Thung lũng Tú Lệ được vây quanh bởi ba ngọn núi: Khau Phạ, Khau Thán và Khau Song. Từ lâu, nơi đây đã nổi tiếng với một loại nếp có hạt to tròn, trắng trong.