Những loài rùa lạ nhất thế giới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Những con rùa gai, rùa cổ dài, rùa bướu đen khiến không ít người ngạc nhiên về hình dáng kỳ dị và những đặc điểm "có một không hai" của chúng.

1. Rùa gai

 

 

Rùa gai là loại rùa có loại mai đặc biệt, sống ở khu vực Đông Nam Á. Giống như nhiều loài rùa khác, số lượng loài bò sát này ngày càng giảm dần trong nhiều năm gần đây vì bị bắt làm thịt và hạn chế môi trường sống.

Rùa gai có mai hình răng cưa và nhiều mấu nhọn. Những mấu nhọn này ban đầu sắc hơn và dần dần mòn đi theo thời gian. Đây được coi là vũ khí bảo vệ chúng khi còn nhỏ, đồng thời là hình thức ngụy trang khiến loài rùa trông giống như lá cây.

2. Rùa mai mềm Trung Quốc

 

 

Loài rùa này có cách thải nước tiểu rất đặc biệt đó là thải qua đường miệng mà giới khoa học không ghi nhận thấy ở loài động vật nào khác. Khả năng đặc biệt này giúp chúng có thể sống ở những vùng nước mặn vì chúng không tiết ra nhiều nước thải để cần bổ sung vào nhiều nước thay thế. Rùa mai mềm sống ở nhiều nơi thuộc châu Á, trong đó có Việt Nam.

3. Rùa sông Mary, Australia

 

 

Rùa sông Mary được tìm thấy ở khu vực sông Mary, Queensland, Australia. Loài rùa này có nhiều màu sắc như đỏ, xanh, đen, nâu. Đầu rùa nhỏ, đuôi dài so với kích thước cơ thể. Một con rùa cái cần 25 năm và một con rùa đực cần 30 năm để trưởng thành. Quá trình hô hấp của rùa Mary diẽn ra trên cạn, tuy nhiên loài rùa này cũng có thể hấp thụ oxy ở dưới nước thông qua các bộ phận nằm ở phần đuôi.

4. Rùa mai mềm gai

 

 

Rùa mai mềm gai sống ở Mỹ, Canada và phía bắc Mexico. Đây là loài rùa có hình thù khá kỳ dị với đầu hình tam giác, mai phẳng, tròn, nhiều đốm đen. Theo thời gian, các đốm đen này sẽ mờ dần đi. Rùa mai mềm gai có mũi dài, mỏng, nhiều phần thừa hình nón trên trên phía trước mai. Giới tính của loài rùa này chịu sự chi phối của gene, trong khi ở hầu hết các loài rùa khác, giới tính được quyết định bởi yếu tố nhiệt độ và môi trường trên cát.

5. Rùa cổ dài phương Đông

 

 

Rùa cổ dài phương Đông là loài rùa sống ở các hồ của Australia. Đây là loài rùa có cổ dài hơn so với những loài rùa khác. Chiếc cổ dài của con rùa tỷ lệ thuận với độ lớn của mai. Với hình dạng khá giống rắn, người ta còn gọi đây là rùa cổ rắn. Con rùa tận dụng ưu thế cổ dài để săn mồi. Khi bị đe dọa, loại rùa này sẽ phóng ra một chất dịch có mùi kinh khủng từ khoảng cách 1 m khiến các động vật khác phải tránh xa.

6. Rùa bướu đen

 

 

Đây là giống rùa có kích thước khá nhỏ, sống chủ yếu ở các con sông nước ngọt như Missisippi và Alabama, Mỹ. Đặc điểm nổi bật của rùa bướu đen là có nhiều mấu nhọn trên mai và bớt nhọn dần khi rùa già. Mặt bên dưới mai rùa thường có màu xám hoặc màu xanh. Rùa bướu đen chủ yếu ăn côn trùng.

7. Rùa đầu to

 

 

Rùa đầu to sống ở khu vực Đông Nam Á. Đặc điểm nổi bật của loài rùa này là chiếc đầu rất lớn. Rùa đầu to có mai màu nâu và khá mượt, trơn. Không giống những loại rùa khác, loài rùa đầu to không thể thụt đầu vào mai, vì vậy chúng có một chiếc “mũ bảo hiểm” bằng xương để tránh những va chạm vào đầu. Để tự bảo vệ, rùa đầu to dùng bộ hàm chắc khỏe của mình. Nõ cũng có thể trèo cây, trèo đồi. Rùa đầu to là loài động vật bị đe dọa do con người săn bắt quá nhiều.

8. Rùa mũi lợn

 

 

Rùa mũi lợn sống ở New Guinea và Australia. Đây là loài rùa nước ngọt duy nhất có cấu tạo chân chèo giống rùa biển. Tuy nhiên, đặc điểm nổi bật nhất của loài rùa này đó là chiếc mũi khá giống mũi lợn. Chiếc mũi có thể hoạt động như một ống thở, nhô lên trên mặt nước. Chiếc mũi lợn của loài rùa rất nhạy cảm với các chuyển động và giúp chúng dễ dàng bắt được con mồi dưới nước. Số lượng rùa mũi lợn đã giảm đến hơn một nửa trong vòng 50 năm qua.

9. Rùa cổ ngắn bụng đỏ

 

 

Mai rùa có màu cam ở viền và ở mặt bên trong. Màu sắc của mai nhạt dần khi rùa già đi, tuy nhiên vẫn có thể nhìn rõ khi rùa trưởng thành. Rùa cổ ngắn bụng đỏ sống chủ yếu dưới nước, chỉ lên bờ để làm ổ hoặc tắm nắng. Khi tắm nắng, những chuyển động cổ họng của chúng xuất hiện, nước mắt sẽ chảy lên mặt và đi xuống miệng con rùa, trong khi đó nó vẫn liên tục há và ngậm miệng, tương tự như hành động thở của loài chó.

10. Rùa áo giáp châu Phi

 

 

Rùa áo giáp châu Phi có thể bốc ra một thứ mùi vô cùng kinh khủng từ 4 tuyến dịch ở mỗi chi. Khi rùa cái đẻ trứng, chúng thường chọn một nơi và đi tiểu để làm mềm đất và đào hố dễ dàng hơn. Loài rùa này thường bắt những con mồi lớn như chim bồ câu, rắn và cả những con rùa khác. Đây là loài rùa duy nhất được biết đến với đặc tính săn mồi theo đàn.

Theo Vnexpress

Có thể bạn quan tâm

​Vẽ gà - thú chơi bất tận

​Vẽ gà - thú chơi bất tận

Không phải ngẫu nhiên con gà có mặt trong mỹ thuật Việt từ rất lâu đời. Những họa tiết trang trí gốm từ thời Bắc thuộc, Lý, Trần, Lê đã có rất nhiều hình vẽ con gà rất sinh động.
Vẻ đẹp say lòng người của An Giang

Vẻ đẹp say lòng người của An Giang

Rong ruổi về miền Tây Nam Bộ, ghé thăm Châu Đốc, bạn sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp thanh bình của cánh đồng thốt nốt, đồng lúa xanh ngắt và cuộc sống của người dân làng nổi cá bè.
Gia Lai: Xử lý nghiêm vi phạm về chiếu tia laser làm mất an toàn hàng không

Gia Lai: Xử lý nghiêm vi phạm về chiếu tia laser làm mất an toàn hàng không

(GLO)- Đó là chỉ đạo của UBND tỉnh Gia Lai tại Công văn số 2979/UBND-NC. Công văn nêu rõ, thời gian qua trên địa bàn một số Cảng Hàng không, sân bay trong nước đã xảy ra hiện tượng sử dụng đèn chiếu tia laser (laze) vào tàu bay khi đang hạ cánh, uy hiếp nghiêm trọng đến an toàn hàng không. Riêng địa bàn tỉnh Gia Lai, tháng 3-2016 tại Sân bay Pleiku đã xuất hiện trường hợp có tia laze chiếu vào buồng lái khi tàu bay của Hãng Hàng không Vietnam Airlines chuẩn bị hạ cánh, gây chói mắt phi công đang điều khiển…
Trẻ con-ngáp thôi cũng đáng yêu

Trẻ con-ngáp thôi cũng đáng yêu

Bé có thể làm trò này ngay từ khi còn trong bụng mẹ và một khi đã ra đến ngoài rồi, việc bé ngáp, dù là ngao ngán hay buồn ngủ, cũng đều chỉ làm mẹ thêm say đắm bé mà thôi.