Người trẻ xả stress nhờ nghệ thuật

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Áp lực công việc, học tập khiến các bạn trẻ mệt mỏi, gần đây họ có thêm lựa chọn thư giãn mới là thử sức mình ở những lĩnh vực nghệ thuật như vẽ tranh, múa cổ trang hoặc những lớp nhạc cấp tốc…

Các bạn trẻ tìm đến với môn nghệ thuật múa cổ trang để mong giải tỏa áp lực sau một ngày làm việc căng thẳng - Ảnh: D.PHAN
Các bạn trẻ tìm đến với môn nghệ thuật múa cổ trang để mong giải tỏa áp lực sau một ngày làm việc căng thẳng - Ảnh: D.PHAN
Đa số học viên ở đây là nhân viên văn phòng với đủ lứa tuổi khác nhau, họ tìm tới lớp học với mong muốn được là chính mình, khi nhạc nổi lên tôi cảm nhận ở họ là sự thoải mái và thư giãn thật sự. Bằng âm nhạc và chuyển động cơ thể, mỗi tiết học đều có tác dụng giải trí tốt sau giờ làm.
NGUYỄN HOÀNG MINH PHƯƠNG (giáo viên dạy múa đương đại)
Thành thực mà nói thì câu hỏi "cuối tuần đi đâu?" cũng khó trả lời như kiểu "hôm nay ăn gì?". Sài Gòn không nhiều sân chơi nhưng gần đây đã xuất hiện vô số các lớp học giải tỏa căng thẳng sẵn sàng chào đón người đến dự.
Nơi của những ngẫu hứng
Nhiều lớp học vẽ, học nhảy múa, học nhạc ra đời để phục vụ nhu cầu của người trẻ. Chi phí cho một buổi học vẽ thư giãn có giá 300.000 - 400.000 đồng chắc chắn không thể giúp ai đó thành họa sĩ nhưng ở đó sẽ dư thú vị và thừa mới mẻ, đổi gió cho một cuối tuần.
Chỉ cần đăng ký chọn ngày, giờ phù hợp và bức tranh mình muốn thử sức, sau đó đến địa điểm các lớp học diễn ra là ổn. Người đi học không cần phải mang theo gì, mọi dụng cụ đã được chuẩn bị sẵn, ai đến với lớp học này cũng sẽ có một bức tranh đẹp mang về sau 3 tiếng "múa cọ" dưới sự hướng dẫn nhiệt tình của các họa sĩ trẻ. Lúc đó, cảm giác của người tham gia chính là sự hưng phấn, muốn khám phá nhiều hơn về những khả năng tiềm ẩn của bản thân.
Học viên khi tham gia lớp học sẽ được hướng dẫn cách pha màu, những bước cơ bản để hoàn thiện một tác phẩm, từ đó sẽ có những sáng tạo của riêng mình chứ không nhất thiết phải giống hình mẫu. Lớp học cũng là sân chơi, giúp "người chơi" tự tin với bản thân, chứ không đơn thuần "đến đây chỉ để vẽ".
Cũng tương tự học vẽ, những năm gần đây tại Việt Nam, bộ môn múa cổ trang đã thu hút lượng lớn học viên, các lớp đào tạo bộ môn này liên tục được mở ra tạo điều kiện giúp nhiều người trẻ có thêm không gian để giải tỏa căng thẳng, áp lực sau những giờ làm việc, học tập căng thẳng. Những động tác múa không chỉ mang đến những giây phút hoàn toàn thư giãn tâm trí mà còn giúp kích thích khả năng sáng tạo và kết nối mạnh mẽ với trực giác.
Khi tập múa sẽ dễ dàng nhận thấy sự cứng ngắc của cơ thể trước đây dần dần biến mất, thay vào đó là sự mềm dẻo, lôi cuốn. Các bạn trẻ cho biết khi múa, họ được thư giãn hoàn toàn, được sống trong từng giai điệu, được điều khiển nhịp thở nên tinh thần được thoải mái.

Nhiều người cho rằng vẽ tranh vừa thư giãn vừa để thanh lọc tâm hồn - Ảnh: D.PHAN
Nhiều người cho rằng vẽ tranh vừa thư giãn vừa để thanh lọc tâm hồn - Ảnh: D.PHAN
Giải tỏa áp lực
Chúng ta đang sống trong một thế giới nhiều phiền muộn và lắm lo âu, thế nên mỗi nét vẽ, nốt nhạc hay điệu múa như trở thành câu thần chú, có thể khiến ta mỉm cười, xua tan hết nỗi buồn, mang đến niềm vui.
"Khi cầm cọ vẽ đồng nghĩa với việc mình đã buông bỏ hết những chuyện buồn vui đã qua, tâm trí dành cho những nét vẽ. Trước khi đến đây tôi cũng đã xem qua những bức tranh mà các bạn khác vẽ và trầm trồ sao họ có thể vẽ được như vậy, nhưng sau khi vẽ thì tôi thấy "ồ, chính mình cũng làm được", thật sự rất vui và thích thú" - Linh An, 26 tuổi, nhân viên văn phòng tham gia một lớp học vẽ, chia sẻ.
Những hình vẽ có thể rất lộn xộn có thể là theo mẫu có sẵn hoặc không theo quy tắc nào, nhằm tạo ra những bức tranh đặc biệt, được xem là cách giúp họ giảm bớt căng thẳng trong cuộc sống.
Cũng như Linh An, Vũ Ngọc San (28 tuổi) cũng gặp những áp lực trong cuộc sống, có lúc cô như thấy mình bị rơi vào trầm cảm, nhờ được giới thiệu, cô đã chọn môn múa cổ trang để giải tỏa gánh nặng đang đè trên vai mình. Đến lớp học cởi bỏ bộ đồ công sở, Ngọc San khoác lên mình bộ đồ múa rộng rãi, thoải mái, thả hồn vào âm nhạc. Cô cho biết ngoài những bài học cụ thể thì những lúc giải lao cô có thể múa may quay cuồng theo ý của mình, điều đó có tác dụng rất tốt về mặt tinh thần.
Chất chứa trong mỗi vũ khúc là câu chuyện của nhân vật, là tình cảm của người biểu diễn, có đôi khi bay bổng mơ màng, cũng có đôi khi mạnh mẽ quyết đoán. Cũng vì lẽ đó mà nhiều bạn trẻ tìm đến bộ môn nghệ thuật này để thả hồn vào đó, bỏ lại những khó khăn, áp lực của thực tại.
Bỏ lại những mặc cảm
"Tôi vốn không tự tin với giọng hát của mình nên thường né tránh các buổi đi hát hò cùng bạn bè, nếu có đi tôi cũng chỉ ngồi nhìn họ hát xong rồi về, cảm thấy rất chán. Từ lúc được giới thiệu tham gia các lớp học nhạc căn bản này tôi thấy mình cũng có năng khiếu đấy chứ, thay vì chỉ dám hát lúc một mình thì giờ đây tôi đã tự tin khi hát trước bạn bè, người thân" - chị Tâm Anh, 26 tuổi, học viên một lớp học về nhạc, tâm sự.
Trong cuộc sống hiện đại như ngày nay, biết một chút về các năng khiếu nghệ thuật cũng là một điều thú vị. Đôi khi bản thân sẽ thấy yêu đời và trẻ trung hơn rất nhiều. Tuy nhiên không ít người còn e ngại, vì nghĩ mình không có năng khiếu, hay không khơi dậy được nguồn cảm hứng về nghệ thuật.
Sau một ngày làm việc căng thẳng, một tuần vật lộn với cuộc sống, nếu có nhu cầu giải tỏa đầu óc thì những lớp học nghệ thuật cấp tốc là một lựa chọn, người tham gia tạm thời quên đi những áp lực do cuộc sống mang lại.
DUYÊN PHAN (TTO)

Có thể bạn quan tâm

Hành trình từ kình ngư Ánh Viên trở thành hot TikToker

Hành trình từ kình ngư Ánh Viên trở thành hot TikToker

Tại 'TikTok Awards Việt Nam 2024', kình ngư Nguyễn Thị Ánh Viên có tên trong danh sách đề cử hạng mục Nhà sáng tạo nội dung thể thao của năm. Cựu vận động viên có những chia sẻ thú vị về hành trình trở thành TikToker để lan tỏa niềm đam mê bơi lội đến mọi người.

Tài năng “nhí” làng Bok Ayơl

Tài năng “nhí” làng Bok Ayơl

(GLO)- Hình ảnh cậu bé Husy (11 tuổi, làng Bok Ayơl, xã Hra, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) đứng trên sân khấu say sưa diễn tấu tiết mục “Độc tấu t’rưng-Buôn làng ấm no” tại Liên hoan tuyên truyền lưu động toàn tỉnh lần thứ III diễn ra hồi tháng 10 vừa qua đã để lại ấn tượng thật khó phai.

Đoàn xã Chư Răng khánh thành và bàn giao công trình thanh niên "Thắp sáng đường quê", chung tay xây dựng nông thôn mới tại địa phương. Ảnh: Vũ Chi

Tuổi trẻ Ia Pa chung tay xây dựng nông thôn mới

(GLO)- Hưởng ứng phong trào “Tuổi trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới”, đoàn viên, thanh niên huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đã huy động các nguồn lực, triển khai nhiều công trình, phần việc, chung tay xây dựng nông thôn mới và thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội địa phương.

Những đứa trẻ… không tuổi thơ

Những đứa trẻ… không tuổi thơ

Không được đến trường, những đứa trẻ từ 5-10 tuổi ăn mặc lem luốc lượn lờ khắp nơi xin tiền người đi đường, bất kể trời mưa nắng. Không có tuổi thơ, giờ chúng là “phương tiện” để người lớn kiếm tiền trên lòng thương cảm của người khác.

Nữ sinh chinh phục học bổng trị giá 6 tỉ đồng

Nữ sinh chinh phục học bổng trị giá 6 tỉ đồng

Phạm Ngọc Trúc Linh (18 tuổi, quê Hà Tĩnh) đã thành công chinh phục học bổng toàn phần trị giá 360.000 AUD (tương đương 6 tỉ đồng) từ Trường ĐH Monash (Úc). Được biết, Linh là một trong số ít ứng viên nhận được suất học bổng của trường đại học này dành cho thí sinh quốc tế.

Lắng nghe trẻ em nói

Lắng nghe trẻ em nói

Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ 2 - năm 2024 là một sự kiện quan trọng, có ý nghĩa to lớn đối với thiếu nhi VN; khẳng định sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

Chàng trai nói về cách học để đạt thủ khoa kép

Chàng trai nói về cách học để đạt thủ khoa kép

Nguyễn Hữu Hưng, sinh viên Khoa Văn học Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, là thủ khoa tốt nghiệp đại học toàn trường với điểm trung bình tích lũy toàn khóa 9.2/10. Trước đó, nam sinh này cũng là thủ khoa toàn quốc khối C00 trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước gửi thư chúc Tết Trung Thu tới thiếu niên, nhi đồng

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước gửi thư chúc Tết Trung Thu tới thiếu niên, nhi đồng

(GLO)- Nhân dịp Tết Trung Thu 2024, ngày 13-9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã gửi thư cho các cháu thiếu niên, nhi đồng Việt Nam ở trong và ngoài nước, các cháu người nước ngoài ở Việt Nam. Báo Gia Lai điện tử trân trọng giới thiệu toàn văn Thư của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước.