Ngăn ngừa xâm hại tình dục trẻ em: Cần sự chung tay, thấu cảm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Xâm hại tình dục trẻ em đang trở thành vấn đề nóng trên nhiều diễn đàn thời gian qua. Tại các địa phương trong tỉnh Gia Lai, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) các cấp đã đồng loạt vào cuộc với nhiều cách làm, quyết tâm cùng với chính quyền ngăn ngừa hành vi tội ác này.
Dạy trẻ tự bảo vệ mình
Chỉ trong tháng đầu năm 2019, trên địa bàn huyện Phú Thiện (Gia Lai) đã xảy ra 3 vụ xâm hại tình dục (XHTD) trẻ em. Thực trạng trên thêm một lần nữa làm “nóng” các diễn đàn về loại tội phạm này. Tuy nhiên, một khi lực lượng bảo vệ pháp luật phải vào cuộc trong các vụ XHTD thì hậu quả để lại đã rất nặng nề. Vì thế, cần có giải pháp ngăn ngừa từ sớm để kịp thời bảo vệ trẻ em, trong đó vai trò của các cấp Hội Phụ nữ là rất quan trọng.
Bà Võ Hoàng Lan-Chủ tịch Hội LHPN huyện Phú Thiện-cho biết, đầu năm 2019, Hội LHPN huyện đã phối hợp với Công an huyện tổ chức 2 buổi truyền thông tại xã Ia Ake và Chrôh Pơnan về phòng-chống XHTD trẻ em trên địa bàn. “Công tác thông tin, tuyên truyền pháp luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em sẽ được chúng tôi tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa trong thời gian tới. Đây là bước đầu tiên để nâng cao nhận thức của phụ nữ, các tầng lớp nhân dân về XHTD trẻ em và hậu quả của nó đối với sự phát triển của trẻ, từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân trong việc phát hiện, trình báo và giữ lại bằng chứng làm cơ sở tố giác phạm tội”.
Xâm hại tình dục trẻ em đang trở thành vấn đề nóng trên nhiều diễn đàn thời gian qua.
Xâm hại tình dục trẻ em đang trở thành vấn đề nóng trên nhiều diễn đàn thời gian qua. (ảnh internet)
Tuy nhiên, theo bà Lan, “vào cuộc mới thấy vấn đề thực sự khó khăn, khó nói, khó giãi bày cho cả 2 phía. Có những sự việc chỉ mẹ và con gái biết, rất khó có người thứ 3 biết câu chuyện nếu họ không tự nói ra. Vì vậy, chúng tôi không chỉ thành lập những “địa chỉ tin cậy” tại các thôn, buôn mà khi cử cán bộ Hội làm nhiệm vụ tuyên truyền cũng phải “chọn mặt gửi vàng”. Đó không những là người uy tín, có kinh nghiệm mà còn phải là những người thực sự thấu cảm, tạo được niềm tin khiến người trong cuộc có thể giãi bày, tâm sự”. Ngoài ra, nhiều mô hình, câu lạc bộ cũng được thành lập như một hình thức tuyên truyền, chủ động phòng ngừa, loại bỏ các nguy cơ gây tổn hại cho trẻ như: câu lạc bộ “Những ông bố, bà mẹ nuôi dạy con tốt”, “Gia đình hội viên phụ nữ nói không với tệ nạn xã hội”…
Để ngăn ngừa nạn XHTD trẻ em, thị xã An Khê là một trong những địa phương đầu tiên trong tỉnh có mô hình “Mẹ và con gái”. Mặc dù mới thành lập và số hội viên chưa nhiều nhưng đây là mô hình được đánh giá là hết sức thiết thực, bởi chỉ có sự gần gũi, quan tâm, nhạy cảm của người mẹ mới giúp sớm phát hiện những bất thường ở con gái. Ngược lại, con gái cũng dễ chia sẻ với mẹ những chuyện khó nói, không thể giãi bày với ai. Bà Trịnh Thị Lê-Chủ tịch Hội LHPN thị xã-cho biết: Liên tiếp trong 2 năm 2017-2018, Hội LHPN thị xã đã mời chuyên gia tâm lý tại TP. Hồ Chí Minh về địa phương chia sẻ kinh nghiệm xây dựng gia đình hạnh phúc, kỹ năng phòng vệ học đường cho học sinh các cấp trên địa bàn. Năm 2018, Hội cũng mời các bác sĩ sản khoa ở Trung ương về tổ chức truyền thông kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản và kỹ năng phòng-chống XHTD trẻ em cho cán bộ Hội, hội viên, phụ nữ. Chủ tịch Hội LHPN thị xã đánh giá: “Các hoạt động này đã góp phần làm chuyển biến nhận thức trên diện rộng cho cán bộ, hội viên, phụ nữ, cha mẹ có con dưới 16 tuổi về ý thức chăm sóc sức khỏe sinh sản, phòng vệ học đường cho trẻ em gái. Tuy nhiên, để thực sự đẩy lùi vấn nạn này, bên cạnh vai trò của gia đình, người thân thì cần có sự vào cuộc quyết liệt của các cấp, các ngành và cộng đồng xã hội”.
Cần sự thấu cảm
Trong 3 năm (2015-2018), trên địa bàn toàn tỉnh ghi nhận 121 vụ XHTD trẻ em. Nhiều vụ XHTD trẻ em đã được đưa ra xét xử song hệ lụy để lại rất nặng nề. Bà Vũ Thị Hiền-Trưởng phòng Hành chính tư pháp (Sở Tư pháp) chia sẻ: “Người phạm tội phải được xử nghiêm, nạn nhân phải được bồi thường. Mọi chuyện đã có pháp luật xét xử công minh. Tuy nhiên, trong thời gian trợ giúp pháp lý, tôi đã chứng kiến 2 vụ việc rất đau lòng, gây tổn thương rất lớn về tinh thần. Có những em khi quay lại cộng đồng rất khó hòa nhập do sự kỳ thị khiến gia đình các em buộc phải chuyển chỗ ở. Vì vậy, chúng ta tìm giải pháp ngăn ngừa XHTD trẻ em nhưng đồng thời cần tìm giải pháp để trợ giúp kịp thời những nạn nhân của vấn nạn này. Đây không chỉ là trách nhiệm mà còn là tình người”.
Tại huyện Phú Thiện, bà Võ Hoàng Lan cho biết, việc can thiệp, giúp đỡ các nạn nhân bị XHTD luôn được Hội quan tâm để kịp thời hỗ trợ về mặt tâm lý. Bà Lan chia sẻ: “Chính thái độ và sự quan tâm của chúng ta sẽ giúp họ giảm bớt tổn thương, cảm nhận được sự chia sẻ từ cộng đồng. Vì thế, không chỉ động viên, thăm hỏi kịp thời, chúng tôi còn đề nghị lực lượng chức năng trực tiếp tham gia các buổi lấy lời khai để làm tốt công tác giám hộ, giúp nạn nhân đủ mạnh mẽ để tố giác tội phạm. Việc xử lý tội phạm XHTD đã có pháp luật nghiêm minh trừng trị, còn với nạn nhân, chúng tôi luôn cố gắng mời những gia đình có trẻ em gái từng rơi vào hoàn cảnh này tham gia các buổi sinh hoạt, tạo ra sự hòa đồng, sẻ chia chân thành, giúp họ ổn định tâm lý, lấy lại niềm tin vào cuộc sống”.
Nguyên Bình

Có thể bạn quan tâm

Người mẫu Ngọc Trinh bị bắt: Cảnh tỉnh người trẻ khi đăng tải trên mạng xã hội

Người mẫu Ngọc Trinh bị bắt: Cảnh tỉnh người trẻ khi đăng tải trên mạng xã hội

Từ việc Ngọc Trinh bị khởi tố, bắt tạm giam, là hồi chuông cảnh tỉnh những người trẻ nổi tiếng, người có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội cần cẩn trọng trong việc đăng tải nội dung, chắt lọc hình ảnh. Vì nếu đăng tải, phát tán nội dung có ảnh hưởng tiêu cực đến nhận thức, lối sống và văn hóa ứng xử của giới trẻ... thì sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Gia Lai: 1 thí sinh đạt giải khuyến khích tại Hội thi Tin học khối cán bộ, công chức trẻ toàn quốc

Gia Lai: 1 thí sinh đạt giải khuyến khích tại Hội thi Tin học khối cán bộ, công chức trẻ toàn quốc

(GLO)- Thông tin từ Tỉnh Đoàn Gia Lai, tại Hội thi Tin học khối cán bộ, công chức trẻ toàn quốc lần thứ IX-năm 2023 do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Nội vụ, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Tin học Việt Nam phối hợp tổ chức, tỉnh Gia Lai có 1 thí sinh đạt giải khuyến khích bảng B2.

Biker thế hệ gen Z và hành trình trải nghiệm, khám phá thiên nhiên

Biker thế hệ gen Z và hành trình trải nghiệm, khám phá thiên nhiên

(GLO)- Phong trào xe đạp thể thao tại TP. Pleiku đang hình thành một làn sóng biker thế hệ gen Z. Qua sự dìu dắt, hướng dẫn của các biker di trước, các bạn trẻ đã có những trải nghiệm đáng nhớ trên hành trình đạp xe khám phá các cung đường, điểm đến đa dạng sắc thái thiên nhiên tươi đẹp.
Nâng cao năng lực số cho đoàn viên, thanh niên Gia Lai

Nâng cao năng lực số cho đoàn viên, thanh niên Gia Lai

(GLO)- Hướng tới mục tiêu nâng cao năng lực số cho đoàn viên, thanh niên, thời gian qua, tổ chức Đoàn-Hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã triển khai nhiều phong trào, hội thi liên quan đến công nghệ. Qua đó, đoàn viên, thanh niên được tiếp cận với môi trường công nghệ số, biết khai thác thông tin trên nền tảng số, góp phần phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ công cuộc chuyển đổi số.