Học sinh hút thuốc lá điện tử: Hiểm họa khôn lường

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Thuốc lá điện tử hiện nay len lỏi vào trường học bằng cách giả dạng son môi, USB, bút... với nhiều hương vị khác nhau để tránh bị phát hiện.
 
Sử dụng thuốc lá điện tử gây nguy hại đến sức khỏe (ảnh có tính minh họa). ẢNH: REUTERS
Sử dụng thuốc lá điện tử gây nguy hại đến sức khỏe (ảnh có tính minh họa). ẢNH: REUTERS
Thuốc lá điện tử được ví như "cạm bẫy hương vị" khi đánh trúng tâm lý thích thể hiện cái tôi của tuổi mới lớn. Sự mới lạ với những dụng cụ bắt mắt đã nhanh chóng được học sinh (HS) đón nhận và khám phá mà không tính đến những tác hại.
Thuốc lá điện tử thế hệ mới có mẫu mã đa dạng, cuốn hút giới trẻ. Những loại này thiết kế theo hình thức có bộ phận sạc pin và bộ phận chứa chất lỏng, dung dịch làm nguyên liệu đốt có thể thay thế tùy thích. Đây chính là nguyên nhân khiến một số thành phần biến tướng, trộn ma túy vào sử dụng. Bản thân dung dịch hút của thuốc lá điện tử đã chứa nicotin và nhiều chất gây hại cho cơ thể. Khi phối trộn thêm các loại chất lạ, chất kích thích, ma túy, thì tổng các thành phần gây hậu quả không thể lường trước được và có thể mang lại những hệ lụy.
Hiện nay sử dụng thuốc lá điện tử gia tăng nhanh ở thanh thiếu niên cả ở VN và trên thế giới. Theo nghiên cứu của Viện Chiến lược và chính sách y tế, Bộ Y tế, năm 2020 có 8,35% HS lớp 8 - 12 hút thuốc lá điện tử, tăng 40 lần so với năm 2005.
Chỉ với 120.000 - 150.000 đồng, HS dễ dàng sở hữu một “phiên bản” thuốc lá điện tử với đủ hình dạng có thể mang vào lớp, bỏ ngay trên bàn học mà không bị phát hiện. Tác hại của thuốc lá điện tử đã được cảnh báo rất nhiều và hầu hết sản phẩm này trên thị trường được khảo sát là không rõ nguồn gốc xuất xứ và không được phân phối qua các kênh chính thống.
Tờ The Hindu Business Line (Ấn Độ) dẫn một nghiên cứu mới cho hay việc hút thuốc lá điện tử thường xuyên có thể khiến tế bào gốc của não bị hủy hoại, sẽ ảnh hưởng đến quá trình sản xuất và tái tạo tế bào cho cơ thể, từ đó đẩy nhanh quá trình lão hóa, suy thoái hệ thần kinh và kéo theo nguy cơ suy giảm trí nhớ, khả năng nhận thức và học tập...
HS sử dụng thuốc lá điện tử thường có biểu hiện giảm chú ý và tập trung, khả năng đưa ra quyết định kém, thay đổi tính cách và có nhiều hành động thất thường, suy giảm nghiêm trọng khả năng học tập.
Sử dụng thuốc lá điện tử còn là nguy cơ khiến HS gia nhập các băng nhóm thanh thiếu niên, gia tăng tình trạng cô lập và bắt nạt học đường, gây nhiều bất ổn trong trường học.
Dù nội dung tuyên truyền về phòng chống tác hại của thuốc lá nói chung và thuốc lá điện tử nói riêng đã được đưa vào chương trình giáo dục bậc THCS, THPT dưới nhiều hình thức đa dạng, tuy nhiên do tâm lý tuổi muốn tìm hiểu, khám phá điều mới, không ít HS vẫn muốn "trải nghiệm" dù biết tác hại của việc sử dụng thuốc lá điện tử. Vì lẽ đó, các bậc phụ huynh nếu thấy những lọ tinh dầu, mùi thơm khác lạ trong phòng của các con hoặc trên quần áo, sách vở thì cần có biện pháp kiểm tra, phát hiện và kịp thời nhắc nhở. Gia đình cần phải thường xuyên quan tâm, chăm sóc, trò chuyện, tiếp cận sinh hoạt hằng ngày của con, đặc biệt là mối quan hệ của con mình với bạn bè. Khuyến khích con có lối sống lành mạnh, tham gia các hoạt động ngoại khóa… Đồng thời, các bậc phụ huynh phải có trách nhiệm và biện pháp ngăn chặn, hướng cho con mình sử dụng đồng tiền có hiệu quả.
Theo Tương Quan (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Hành trình từ kình ngư Ánh Viên trở thành hot TikToker

Hành trình từ kình ngư Ánh Viên trở thành hot TikToker

Tại 'TikTok Awards Việt Nam 2024', kình ngư Nguyễn Thị Ánh Viên có tên trong danh sách đề cử hạng mục Nhà sáng tạo nội dung thể thao của năm. Cựu vận động viên có những chia sẻ thú vị về hành trình trở thành TikToker để lan tỏa niềm đam mê bơi lội đến mọi người.

Tài năng “nhí” làng Bok Ayơl

Tài năng “nhí” làng Bok Ayơl

(GLO)- Hình ảnh cậu bé Husy (11 tuổi, làng Bok Ayơl, xã Hra, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) đứng trên sân khấu say sưa diễn tấu tiết mục “Độc tấu t’rưng-Buôn làng ấm no” tại Liên hoan tuyên truyền lưu động toàn tỉnh lần thứ III diễn ra hồi tháng 10 vừa qua đã để lại ấn tượng thật khó phai.

Những đứa trẻ… không tuổi thơ

Những đứa trẻ… không tuổi thơ

Không được đến trường, những đứa trẻ từ 5-10 tuổi ăn mặc lem luốc lượn lờ khắp nơi xin tiền người đi đường, bất kể trời mưa nắng. Không có tuổi thơ, giờ chúng là “phương tiện” để người lớn kiếm tiền trên lòng thương cảm của người khác.