HĐND huyện Đak Pơ đối thoại với trẻ em

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sáng 26-5, tại Hội trường huyện Đak Pơ, Huyện Đoàn Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) đã phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức chương trình tiếp xúc, đối thoại giữa đại biểu HĐND huyện với trẻ em năm 2022. Tham dự có 100 em thanh thiếu niên tiêu biểu đến từ 8 xã, thị trấn của huyện Đak Pơ.
Đại diện lãnh đạo huyện Đak Pơ tặng quà cho các em tham gia chương trình đối thoại
Đại diện lãnh đạo huyện Đak Pơ tặng quà cho các em tham gia chương trình đối thoại. Ảnh: Tuyết Mai
Tại buổi đối thoại, các thanh thiếu nhi đã bày tỏ kiến nghị, tâm tự, nguyện vọng đến các cơ quan, ban, ngành của huyện. Trong đó, các ý kiến chủ yếu liên quan đến tình trạng tảo hôn, tệ nạn ma túy học đường, tình trạng đuối nước ở trẻ em, an toàn giao thông... Bên cạnh đó, các em còn mong muốn có một trung tâm dạy nghề ở huyện, giáo dục kỹ năng sống... Đại diện các cơ quan, ban, ngành cũng đã giải đáp các vấn đề liên quan. 
Dịp này, HĐND huyện cũng đã tặng 100 suất quà cho tất cả các em tham gia chương trình đối thoại nhằm khích lệ tinh thần, cố gắng chăm ngoan, học giỏi.
TUYẾT MAI

Có thể bạn quan tâm

Hành trình từ kình ngư Ánh Viên trở thành hot TikToker

Hành trình từ kình ngư Ánh Viên trở thành hot TikToker

Tại 'TikTok Awards Việt Nam 2024', kình ngư Nguyễn Thị Ánh Viên có tên trong danh sách đề cử hạng mục Nhà sáng tạo nội dung thể thao của năm. Cựu vận động viên có những chia sẻ thú vị về hành trình trở thành TikToker để lan tỏa niềm đam mê bơi lội đến mọi người.

Tài năng “nhí” làng Bok Ayơl

Tài năng “nhí” làng Bok Ayơl

(GLO)- Hình ảnh cậu bé Husy (11 tuổi, làng Bok Ayơl, xã Hra, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) đứng trên sân khấu say sưa diễn tấu tiết mục “Độc tấu t’rưng-Buôn làng ấm no” tại Liên hoan tuyên truyền lưu động toàn tỉnh lần thứ III diễn ra hồi tháng 10 vừa qua đã để lại ấn tượng thật khó phai.

Những đứa trẻ… không tuổi thơ

Những đứa trẻ… không tuổi thơ

Không được đến trường, những đứa trẻ từ 5-10 tuổi ăn mặc lem luốc lượn lờ khắp nơi xin tiền người đi đường, bất kể trời mưa nắng. Không có tuổi thơ, giờ chúng là “phương tiện” để người lớn kiếm tiền trên lòng thương cảm của người khác.